Dấu mốc của một người đàn ông trưởng thành

Trần Trọng |

Nghi lễ cấp sắc của người Dao mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, là sự kiện đặc biệt đối với người đàn ông khi trưởng thành. Hoạt động thể thể hiện những nét đặc sắc, tính nhân văn của lễ cấp sắc trong đời sống người Dao nói chung và người Dao đỏ sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nghi lễ còn mang ý nghĩa về lòng thành kính với tổ tiên, sự trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc cùng khát vọng của người Dao về một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào ngày 27.12.2012.

Ý nghĩa của lễ cấp sắc

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm (tên để thờ cúng tổ tiên) nên chưa được coi là người trưởng thành. Người đã qua cấp sắc, dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng.

Dân tộc Dao quan niệm, đàn ông có trải qua lễ cấp sắc mới có đủ phẩm chất đạo đức, biết lẽ phải trái ở đời, có thể trở thành thầy hữu ích cho cộng đồng, người dân và đặc biệt sau này khi mất đi hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Ở Lào Cai có 3 nhóm người Dao sinh sống: Dao họ, Dao tuyển và Dao đỏ. Tuy nghi thức và nội dung tổ chức lễ cấp sắc của mỗi nhóm người Dao có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều mang một ý nghĩa chung là đón rước tổ tiên và thỉnh Ngọc Hoàng cùng các thánh (treo tranh ảnh thánh) về chứng kiến các thầy cấp sắc cho các học trò, để học trò được trở thành người trưởng thành.

Đối với người Dao đỏ, các con trai khi đã lập gia đình mới được cấp sắc, đối với người Dao họ và Dao tuyển, họ làm cấp sắc cho con trai từ 9 tuổi trở lên, mỗi lần cấp sắc chỉ tổ chức đón thầy cấp cho 1-2 con trai. Trong khi đó, người Dao đỏ cấp sắc cho vài chục cặp vợ chồng một lần (số cặp được cấp sắc phải là số lẻ, vì người Dao đỏ quan niệm số lẻ là số sinh sôi, phát triển). Thời gian tổ chức lễ cấp sắc kéo dài từ tháng 10 âm lịch năm trước cho tới tháng 2 âm lịch năm sau.

Lễ cấp sắc nhằm mục đích, ý nghĩa để người đàn ông chính thức được tổ tiên công nhận là người đàn ông trưởng thành. Trưởng thành ở đây mang ý nghĩa là người hiểu biết, là thầy có thể đi làm thầy giúp đỡ cho các gia đình khác, để làm những công việc tốt cho bản thân cũng như đối với người dân trong cộng đồng. Khi đã trải qua cấp sắc, các học trò được thầy cấp đèn, cấp quân âm binh, cấp tên âm, cấp dấu,...

Đối với người Dao đỏ, họ chỉ cấp sắc khi người con trai đã lập gia đình, tùy theo cấp bậc mà số lượng quân binh được cấp cho chồng, vợ là khác nhau. Theo đó, cấp sắc 3 đèn thì đàn ông được thầy cấp cho 36 quân âm binh, vợ được cấp 24 quân âm binh; cấp sắc 12 đèn chồng được cấp 120 quân, vợ được cấp 60 quân âm binh. Số quân âm binh luôn theo để bảo vệ người cấp sắc, đối với người phụ nữ Dao đỏ thì quân âm binh chỉ có ý nghĩa bảo vệ mình và con cái, họ sẽ không trở thành thầy.

Nghi thức và nội dung tổ chức lễ cấp sắc của mỗi nhóm người Dao tuy có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình. Căn cứ vào gia phả của từng họ người Dao đỏ để biết được dòng họ đó tổ chức lễ cấp sắc ở cấp bậc nào, cấp thấp nhất là cấp sắc 3 đèn, 7 đèn và cao nhất là đại lễ cấp sắc 12 đèn. Số lượng đèn được cấp phản ánh cấp bậc làm thầy của học trò, học trò được cấp sắc ở bậc nào làm thầy ở cấp bậc đó. Vì thế, thời gian tổ chức ở mỗi cấp bậc có dài ngắn khác nhau, thường từ 3 - 7 ngày.

Đại lễ cấp sắc 12 đèn là cấp bậc cao nhất, người Dao sử dụng 12 thầy chính và nhiều thầy phụ, mỗi thầy giữ một nhiệm vụ khác nhau nhưng chung mục đích là truyền lại toàn bộ các phép, quân binh, đạo đức... của mình cho các học trò. Các học trò phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành "sư phụ", là thầy cúng cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Đối với người Dao nói chung, cấp sắc không chỉ có sự tham gia của gia đình dòng họ, mà còn có sự tham gia chứng kiến của cộng đồng, người dân.

Thầy cúng chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nghi lễ cấp sắc. Ảnh: BLC
Thầy cúng chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nghi lễ cấp sắc. Ảnh: BLC

Những nghi lễ độc đáo

So với các nhóm người Dao khác, diễn trình nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở Lào Cai có quy mô, số lượng thầy cũng như nhiều nghi lễ độc đáo.

Mở đầu là lễ đón thầy “Chíp sài tía”, đây là nghi lễ thể hiện sự tôn kính của học trò đối với các thầy đến làm lễ cấp sắc. Tiếp đến là lễ trình báo đón tổ tiên, mời thần thánh về chứng kiến dự lễ cấp sắc: Lễ vật dâng cúng gồm có thịt lợn, rượu và cơm... Lễ trình diện của những học trò được thụ lễ và nhiều nghi lễ khác được tiến hành theo trình tự thầy chính đã đặt ra như: Múa thỉnh mời Ngọc Hoàng xuống chứng kiến; lễ trình diện tổ tiên; lễ xin treo tranh nhỏ...

Một nghi lễ quan trọng khác là đón thầy đến thụ lễ, truyền phép, cấp giấy chứng nhận... Trong lễ đón thầy, hay còn gọi là "lễ rước cha", đón đủ 12 thầy và 6 đồ đệ của thầy, thầy to nhất được đón trước, lần lượt theo thứ tự đón từ thầy cao đến thấp.

Qua rất nhiều các lễ nhỏ liên tiếp nhau, mỗi lễ mang một nội dung và ý nghĩa sâu sắc cho việc cấp sắc, thầy làm cầu nối dẫn trò đi lên dương, xuống âm. Các học trò múa quanh đàn lễ (lập bên ngoài nhà), dẫn dắt học trò đi quanh chân cột của đàn lễ để xua đuổi thú dữ, xua đuổi cái xấu để các trò được an toàn, trọn vẹn, để lễ cấp sắc thành công, gia chủ yên ổn phát triển.

Những động tác múa kiếm, múa búa, múa cờ hòa theo nhịp điệu trống, chiêng rộn rã chính là những hình ảnh tiễn thánh về trời, kết thúc lễ cấp sắc người Dao đỏ. Nghi lễ này mang đậm sắc thái văn hóa tâm linh.

Đồng bào dân tộc Dao là dân tộc có số dân đông thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Cộng đồng dân tộc Dao đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, kiến trúc làng bản, nhà ở, ẩm thực, trang phục truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật...

Hiện nay, do chịu nhiều tác động ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nên các bản sắc văn hóa của người Dao đã và đang dần bị mai một. Để tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Dao, tỉnh Lào Cai đang xây dựng đề án, kế hoạch về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Dao. Đồng thời, định hướng và vận động cộng đồng dân tộc Dao gắn việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo lễ "đám chay” của người Dao Tiền ở Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Lễ “đám chay” là một trong những nghi lễ quan trọng và độc đáo của người Dao Tiền ở Hoà Bình để giải oan, cầu siêu cho linh hồn những người đã khuất.

Chuyện chè cổ trăm tuổi ở bản người Dao Nậm An

Phong Quang |

Hà Giang - Người già nhất trong bản Dao ở Nậm An (xã Tân Thành, Bắc Quang, Hà Giang) cũng đã là đời thứ 7 làm chè thế nhưng những cây chè cổ trăm năm tuổi vẫn trổ hoa, ra lộc trên khắp cánh rừng nguyên sinh. Gần đây chè cổ ở Nậm An đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thế giới công nhận.

Những nếp nhà phủ rêu của người Dao ở Xà Phìn

Vi Phạm |

Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến huyện Vị Xuyên, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20km, với những nếp nhà cổ của người Dao vô cùng độc đáo bên những thửa ruộng bậc thang khiến cảnh sắc nơi đây mê hoặc lòng người. Đường lên thôn Xà Phìn đèo dốc chênh vênh dài khoảng 10km, được thảm bêtông đến tận thôn.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Xe tải mất lái lao vào quán nước, 7 người bị thương

Phương Linh |

Xe tải mất lái lao vào quán nước ven Quốc lộ 1 đoạn qua xã Ninh Thọ, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến nhiều người bị thương.

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23.3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ của Việt Nam - Mỹ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.

Độc đáo lễ "đám chay” của người Dao Tiền ở Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Lễ “đám chay” là một trong những nghi lễ quan trọng và độc đáo của người Dao Tiền ở Hoà Bình để giải oan, cầu siêu cho linh hồn những người đã khuất.

Chuyện chè cổ trăm tuổi ở bản người Dao Nậm An

Phong Quang |

Hà Giang - Người già nhất trong bản Dao ở Nậm An (xã Tân Thành, Bắc Quang, Hà Giang) cũng đã là đời thứ 7 làm chè thế nhưng những cây chè cổ trăm năm tuổi vẫn trổ hoa, ra lộc trên khắp cánh rừng nguyên sinh. Gần đây chè cổ ở Nậm An đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được thế giới công nhận.

Những nếp nhà phủ rêu của người Dao ở Xà Phìn

Vi Phạm |

Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến huyện Vị Xuyên, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20km, với những nếp nhà cổ của người Dao vô cùng độc đáo bên những thửa ruộng bậc thang khiến cảnh sắc nơi đây mê hoặc lòng người. Đường lên thôn Xà Phìn đèo dốc chênh vênh dài khoảng 10km, được thảm bêtông đến tận thôn.