Đạo diễn "Em và Trịnh": Trịnh Công Sơn đã thay đổi tôi

Hào Hoa (thực hiện) |

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chia sẻ với Lao Động, trong suốt hành trình gần 3 năm đi tìm tư liệu để làm phim “Em và Trịnh”, khi đọc và tìm hiểu sâu về cố nhạc sĩ, anh nhận ra Trịnh Công Sơn đã khiến anh thay đổi quan điểm sống.

Anh từng có những dự án lập kỷ lục doanh thu, đơn cử như “Em là bà nội của anh”. Với bộ phim tiểu sử về Trịnh Công Sơn, anh chịu áp lực doanh thu như thế nào?

- Với dự án này, tôi không chịu sức ép lắm. Doanh thu là việc của nhà sản xuất. Tôi chỉ làm công việc của một đạo diễn, là những việc mà cá nhân tôi kiểm soát được. Doanh thu vốn là thứ không thể kiểm soát và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Ở vai trò đạo diễn, khi tôi quá câu nệ vào doanh thu, tôi sẽ bị ảnh hưởng đến những quyết định sáng tác. Khi sáng tạo, nâng lên đặt xuống một tình tiết nào đó, nếu bị ảnh hưởng về tư duy doanh thu, tôi sẽ lựa chọn vì tiền thay vì “vị nghệ thuật”. Điều đó thật nguy hiểm. Vì thế, đạo diễn chỉ nên tập trung lo làm phim. Nhà sản xuất lo bán vé. Việc ai người nấy làm.

Em và Trịnh” đang bùng nổ tranh cãi liên quan đến nhân vật Trịnh Công Sơn, đến việc kịch bản quá ôm đồm, tham chi tiết. Nhiều khán giả phản ứng khi phim dựng lên một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không đủ chân thực, không đủ chiều sâu và không xứng tầm. Anh đã lường được “kịch bản” này?

- Tôi quan điểm rằng, sau khi bộ phim hoàn tất, phần còn lại thuộc về khán giả. Việc khán giả yêu hay ghét bộ phim, đều đúng. Đó là cảm xúc của họ. Tôi không thể phán xét cảm xúc của người khác.

Những gì làm được cho bộ phim, tôi đã làm hết sức. Những gì không làm được, tôi cũng đã không thể làm được. Ngay từ khi bắt tay vào dự án tôi đã biết sẽ gây tranh cãi, nên mọi việc diễn ra, tôi không bất ngờ. Nếu phim không gây tranh cãi, tôi mới bất ngờ.

Ngay ở buổi họp báo công bố dự án năm 2019, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khi ấy đã chia sẻ, từ lâu anh được gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn coi như con cháu trong nhà. Bố anh Dũng là nhà văn Nguyễn Quang Sáng – sinh thời chơi rất thân với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Gia đình cố nhạc sĩ từng nhiều lần đề nghị anh Dũng làm phim về Trịnh, anh Dũng đều không nhận lời. Nên khi tôi nhận lời dự án này, anh Nguyễn Quang Dũng đã nói, “May quá, có Phan Gia Nhật Linh nhận gạch đá thay tôi”.

Còn tôi, tôi nhận dự án giống như một kẻ điếc không sợ súng. Tôi liều mình như chẳng có. Tôi với khán giả - là hai thành phần tách biệt với 2 nhiệm vụ khác nhau, việc ai nấy làm. Việc của tôi là làm phim, việc của khán giả là đánh giá, thích hoặc không thích. Nỗi sợ hãi lớn nhất đối với tôi là khi phim chiếu ra nhưng chẳng ai buồn nói gì.

Đó mới là sự đáng buồn lớn nhất.

Hành trình kéo dài trong 3 năm đọc và tìm hiểu về Trịnh Công Sơn có thể làm thay đổi nhiều thứ. Anh có thay đổi cách nhìn – cách nghĩ về nhạc Trịnh, con người Trịnh sau khi tìm hiểu kỹ?

- Tôi đã sống với âm nhạc của Trịnh Công Sơn mỗi ngày trong suốt thời gian gần 3 năm chuẩn bị cho “Em và Trịnh”. Sự thay đổi có lẽ đã ngấm vào tôi một cách tự nhiên, không cản được. Chỉ có điều, đó không phải là sự thay đổi về cách tôi nhìn về Trịnh, hay cách tôi nghĩ về nhạc Trịnh, mà là Trịnh Công Sơn đã thay đổi tôi.

Trước đây, tôi là người cầu toàn, hay nổi nóng. Khi làm việc nhóm (teamwork) cùng mọi người, tôi luôn đòi hỏi sự cầu toàn trong mọi chi tiết. Tôi đặt ra yêu cầu cao nhất với từng người. Tôi đòi hỏi mọi người trong ê-kíp cũng phải cầu toàn như tôi. Chính vì thế, không khí làm việc nhiều khi rất căng thẳng.

Khi làm phim về Trịnh Công Sơn, tôi đọc nhiều về Trịnh, đọc triết lý sống, cách nhìn của ông về cuộc đời, tất thảy đều rất nhẹ nhàng. Chính sự nhẹ nhàng xuất phát từ ông, đã giúp những người xung quanh ông cũng cảm nhận được mọi sự trên đời này đều nhẹ nhàng.

Tôi đã học được triết lý sống của Trịnh chỉ gói gọn trong 2 chữ, đó là: Thôi kệ!

Tôi không thay đổi góc nhìn về Trịnh mà chính là Trịnh Công Sơn đã thay đổi tôi.

Điều khó nhất khi tái dựng hình ảnh Trịnh Công Sơn lên màn ảnh, có lẽ nằm ở những chuyện tình yêu của ông với các bóng hồng. Ai cũng nói Trịnh Công Sơn yêu nhiều, rung cảm nhiều. Để sắp xếp các bóng hồng của ông thành một câu chuyện có sự kết nối, xâu chuỗi và thuyết phục hẳn là việc không đơn giản?

- Là việc rất khó. Tôi nhận đề tài như một mệnh đề và việc của tôi là giải mệnh đề đó. Trong gần 3 năm tìm hiểu, tìm tư liệu, gặp gỡ bạn bè, người thân, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi gần như bị ngợp trong tài liệu, giai thoại về Trịnh. Giữa khối lượng tư liệu gần như khổng lồ đó, chúng tôi phải xác định được điều mình muốn, phải hiểu mình muốn kể chuyện gì, phải xây dựng được Trịnh Công Sơn như chúng tôi cảm nhận.

Phim không phải là sự thật, ngay cả phim tài liệu cũng không phải sự thật, mà chỉ là góc nhìn của nhà làm phim về nhân vật đó. Tôi đã dựa vào các chất liệu để đưa cho đến khán giả một thông điệp, tư tưởng mà tôi mong muốn, đó là chủ nghĩa lãng mạn về Trịnh Công Sơn.

Ông yêu vẻ đẹp của tình yêu mà không cụ thể là yêu ai. Trong âm nhạc, tác phẩm của ông cũng xuyên suốt thông điệp, tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở, “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”.

Tôi đã bám sát chủ nghĩa lãng mạn về Trịnh Công Sơn để xây dựng nên “Em và Trịnh”.

Vì thế, anh đã lấy Dao Ánh như một điểm nhấn xuyên suốt trong đời Trịnh? Dao Ánh là người kết nối đầy day dứt. Và rằng, Trịnh không yêu Khánh Ly, đánh mất nhiều điều vì Dao Ánh?

- Về chuyện Khánh Ly và Trịnh, tôi đọc rất nhiều ghi chép, tự sự, các bài phỏng vấn họ nói về nhau. Trong tự truyện của Khánh Ly, nữ ca sĩ cũng nói, giữa cô và nhạc sĩ là sự tri âm, tri kỷ trong âm nhạc. Trong phim, có câu thoại, “Anh chỉ xem em như người đàn ông da đen bên cạnh anh”, câu này tôi trích ra từ một bài phỏng vấn.

Vì sự gắn bó quá đặc biệt trong âm nhạc giữa Khánh Ly và Trịnh nên ai cũng có sự thêu dệt riêng về mối quan hệ này. Cá nhân tôi cho rằng, mối quan hệ giữa họ vượt lên trên cả tình yêu nam nữ. Nếu để họ yêu nhau như nam – nữ bình thường là tầm thường hóa quan hệ của họ.

Chính Khánh Ly cũng nói, “ai cũng đến rồi đi, mỗi mình tôi ở lại vì Trịnh Công Sơn không yêu Khánh Ly”.

Trong suốt quá trình gần 3 năm làm phim, chúng tôi cố gắng liên lạc với các bóng hồng của Trịnh, nhưng họ đều từ chối. Tôi hiểu và tôn trọng điều đó. Họ đều đã có cuộc sống riêng, nói gì ở thời điểm này về Trịnh cũng không tốt cho họ. Duy chỉ có một mình Dao Ánh đã hỗ trợ đoàn phim rất nhiệt tình.

Năm 2020, Dao Ánh về Việt Nam, bà nhận lời gặp chúng tôi. Dao Ánh nói, nếu bà không kể về Trịnh bây giờ, sẽ không có ai – và không bao giờ còn ai kể lại. Chính nhờ những câu chuyện của Dao Ánh mà “Em và Trịnh” đã có thêm nhiều tình tiết chân thực hơn, cảm xúc hơn.

Phim tiểu sử là thách thức với tất cả những nhà làm phim. Điều anh muốn chuyển tải nhất trong “Em và Trịnh” là một Trịnh Công Sơn ít gây tranh cãi nhất, hay một câu chuyện nhiều dư âm nhất, nhiều tranh cãi nhất về Trịnh?

Có điều lạ là, chúng tôi đã gặp rất nhiều người bạn của Trịnh, và ai khi gặp cũng khẳng định họ là người thân nhất. Khi nghe họ kể chuyện, chúng tôi cũng nhận ra, cùng một sự kiện, nhưng mỗi người lại có cách kể khác nhau. Cách họ nhìn về Trịnh cũng theo những góc khác nhau.

Với phim tiểu sử, người ta hay đặt câu hỏi, đâu là sự thật? Thực tế, sự thật chỉ đúng với người kể. Nếu làm sự thật theo cách kể của người này sẽ sai với người khác.

Chính vì thế, chúng tôi đã làm kịch bản “Em và Trịnh” giống như công việc của nghệ sĩ điêu khắc, phải loại bỏ đi những phần không cần thiết để tạo nên bức tượng theo ý mình.

Hào Hoa (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lý giải phản ứng của Khánh Ly, Dao Ánh về phim “Em và Trịnh"

Lan Anh |

Khánh Ly, Thanh Thúy, Dao Ánh - 3 nàng thơ một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - đã có những phản ứng khác nhau về phim "Em và Trịnh".

Vì sao phim tiểu sử như “Em và Trịnh” dễ bị phản ứng?

Mi Lan |

Không chỉ “Em và Trịnh”, nhiều bộ phim tiểu sử của điện ảnh thế giới từng bị phản ứng, gây chia rẽ trong quan điểm nhận định từ cả khán giả và giới phê bình.

Nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Hữu Tín có nên bị cấm biểu diễn?

Mi Lan |

Trước Hữu Tín, những diễn viên, nghệ sĩ vi phạm pháp luật vẫn quay lại hoạt động nghệ thuật sau thời gian thụ án khiến dư luận phẫn nộ.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Đón khách Trung Quốc và cơ hội “làm sạch” thị trường du lịch

Nguyễn Hùng |

Trước dịch COVID-19, các điểm bán hàng phục vụ khách Trung Quốc tại Quảng Ninh luôn là những điểm “nóng” bởi những chiêu trò trốn thuế, gian dối về chất lượng sản phẩm. Tỉnh Quảng Ninh từng huy động các lực lượng mở một “chiến dịch” chấn chỉnh hoạt động của những điểm bán hàng này nhưng sau đâu lại vào đó.

Lý giải phản ứng của Khánh Ly, Dao Ánh về phim “Em và Trịnh"

Lan Anh |

Khánh Ly, Thanh Thúy, Dao Ánh - 3 nàng thơ một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - đã có những phản ứng khác nhau về phim "Em và Trịnh".

Vì sao phim tiểu sử như “Em và Trịnh” dễ bị phản ứng?

Mi Lan |

Không chỉ “Em và Trịnh”, nhiều bộ phim tiểu sử của điện ảnh thế giới từng bị phản ứng, gây chia rẽ trong quan điểm nhận định từ cả khán giả và giới phê bình.

Nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Hữu Tín có nên bị cấm biểu diễn?

Mi Lan |

Trước Hữu Tín, những diễn viên, nghệ sĩ vi phạm pháp luật vẫn quay lại hoạt động nghệ thuật sau thời gian thụ án khiến dư luận phẫn nộ.