Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Làm phim về Bác - lịch sử và dã sử

Việt Văn (thực hiện) |

Bùi Tuấn Dũng là một gương mặt quen thuộc trong số ít đạo diễn điện ảnh đã thành công với các giải thưởng uy tín Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng tại Liên hoan phim quốc gia và giải nghề nghiệp thường niên của Hội điện ảnh Việt Nam. Trong số các bộ phim anh làm được khán giả yêu mến, có “Đường thư”, “Hà Nội, Hà Nội”, “Vũ điệu tử thần”, “Những người viết huyền thoại” và một phim về chủ đề Bác Hồ mang tên “Thầu Chín ở Xiêm”.

Đầu năm nay, bộ phim truyện điện ảnh “Thầu Chín ở Xiêm” của anh đã vinh dự nhận giải A Văn học nghệ thuật 5 năm của Bộ Quốc Phòng. Ban giám khảo có nói với anh vì sao họ chọn bộ phim này để trao giải?

- Tôi nhận được cú điện thoại khi đang chạy xe cheo leo trên đỉnh núi từ một vị giám khảo với cảm giác chống chếnh. Thường thì giải thưởng Văn học nghệ thuật mà Bộ Quốc Phòng trao có vài phim đồng giải. Khi được biết đây là giải A duy nhất cho phim truyện điện ảnh trong suốt 5 năm qua, tôi thấy thật hạnh phúc. Tôi đã đủ lớn để họ không giành những lời khen tặng sáo rỗng nhưng qua vài nhận xét xác đáng, tôi nghĩ là các thành viên ban giám khảo đã hài lòng với những gì tôi làm.

Theo anh, “Thầu Chín ở Xiêm” có gì khác biệt so với các phim truyện trước đó về chủ đề Bác Hồ? Để làm bộ phim này, anh đã mất công phu thu thập tài liệu như thế nào?

- Thường thì những phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm từ chính sử hoặc tiểu thuyết lịch sử. Các đạo diễn tiền bối đã khai thác lịch sử bằng cách thể hiện hình tượng nhân vật rất giống Bác từ hình thể đến tiếng nói như đạo diễn Long Vân với “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, đạo diễn Đặng Nhật Minh với “Hà Nội mùa đông năm 46” và đạo diễn Khắc Lợi với “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong”. Tôi không bắt chước họ được, mà có cố bắt chước chắc cũng chẳng ra sao. Bởi ông Nguyễn Ái Quốc trong phim của tôi không dầy tư liệu đến vậy. Những tấm ảnh của Bác thời kì này cũng không có. Ảnh tham khảo lại là ảnh chụp sau đó vài năm, trong nhà tù, khi Bác bị chính quyền Anh bắt giam. Lúc đó, Bác rất gầy... Tóm lại, tôi phải đi từ con số không về tư liệu hình ảnh. Tôi phải xây dựng hình tượng nhân vật, môi trường nhân vật và quan hệ nhân vật chỉ từ những con chữ khá ít ỏi. Tôi cũng thử nhiều cách và sau cùng quyết định xây dựng nhân vật theo phương án bám sát lịch sử nhưng không cố mô phỏng lịch sử. Tôi không cố hóa trang một hình ảnh mà chẳng có tư liệu chính xác. Tôi xây dựng thần thái ông theo những gì tôi hiểu trong một môi trường văn hóa đời sống ở Xiêm dầy dặn và sâu lắng, điều mà các nhà làm phim nước ngoài thường né tránh khi phải làm về một môi trường văn hóa bản địa mà họ không rành. Tôi phục chế lại không khí đời sống Xiêm thời đó, thả các nhân vật mà tôi có vào, thú thực, với cả những nhà làm phim Thái Lan bây giờ, đây cũng là điều thách thức.

Cảnh phim “Thầu Chín ở Xiêm“. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cảnh phim “Thầu Chín ở Xiêm“. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tôi làm về giai đoạn Bác Hồ còn trẻ, ở Thái Lan năm 1928 - 1929, giai đoạn này hầu như không có tư liệu, nó thuộc về huyền sử. Nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu viết về Bác thời kì này đầy tính phỏng đoán và không đáng tin cậy. Nó chỉ giúp tôi tham khảo chứ không có giá trị lịch sử để đưa vào phim. Tôi phải qua Thái Lan và đi một chuyến xuyên nước Thái, phỏng vấn rất nhiều người già mà gia đình họ từng nuôi giấu Bác hồi 1928-1929. Gặp các nhà sử học, những nhà nghiên cứu Việt Nam người Thái và phỏng vấn họ. Sau đó, tôi qua Pháp, tới bảo tàng Đông Dương tại Paris, Bộ Thuộc địa, tìm trong văn khố tất cả những thông tin về ông Nguyễn Ái Quốc giai đoạn này để hình dung về Bác. Tiếp theo, tôi qua nước Thái một lần nữa để gặp những nhân tố mà tôi cần khai thác thêm, rồi mới chính thức viết kịch bản đạo diễn cho bộ phim.

Sau khi bộ phim công chiếu theo một hành trình qua nhiều tỉnh khắp nước Thái, người Thái đặt tên Thầu Chín cho một con đường ở Udon Thani, một tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Tôi cũng vinh dự được lưu danh trên các cây lưu niệm tại hai tỉnh Phichit và Udon Thani.

“Thầu Chín ở Xiêm” là một phim lịch sử hay dã sử, thưa anh? Và quan niệm của anh về làm phim lịch sử và dã sử?

- Câu hỏi rất hay mà lâu lắm tôi mới được hỏi. Việc phân loại giữa phim lịch sử và dã sử là hai quan điểm học thuật khác nhau. Phim lịch sử (history film) phân chia bởi bối cảnh phim (seting) làm về các thời điểm trong quá khứ, thường gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng trong đó phần nhiều là phim chiến tranh (war film). Phim dã sử phân chia theo kiểu phim (mood) mang tính thần khí, trong đó Á Châu có thể loại wuxia phim, dạng cổ trang kiếm hiệp. Anh đã rất tinh ý khi hỏi câu hỏi này. Tôi lấy nhân vật và bối cảnh (seting) của phim theo phong cách phim lịch sử hòa trộn với một chút thần khí dã sử trong phục trang, vũ khí, ngựa chiến và phong cách biểu diễn để tạo ra chìa khóa riêng cho phim. Tôi cũng đưa vào phim nhiều chi tiết huyền sử nhưng có tư liệu nguồn từ những cơ quan của các quốc gia đáng tin cậy. Tôi cũng loại bỏ những thông tin hoang sử. Tuy nhiên, tôi khẳng định chắc chắn Thầu Chín ở Xiêm là một phim lịch sử bởi hầu hết những nhân vật, nội dung, chi tiết, phục trang, bối cảnh, đạo cụ... đều mang tính lịch sử.

Việc chọn một diễn viên cao trên 1m8 đẹp trai như Mạnh Trường vào vai Bác Hồ là một sự ngạc nhiên cho nhiều người, vì có sự khác biệt so với ngoại hình của Bác thời trẻ theo ảnh tư liệu, anh lý giải như thế nào về sự lựa chọn này?

- Chúng ta chỉ thấy Bác trong các đoạn phim lúc già với một số ảnh đen trắng thời trẻ. Chúng tôi phải hình dung ra Bác hồi 38 tuổi ra sao? Trong phim này, tôi không cố hóa trang để xây dựng một nhân vật giống Bác mà tạo ra một nhân vật mang thần thái của Bác. Tôi đã làm việc rất kĩ với diễn viên Mạnh Trường từng động tác, thói quen, cách nói... từ tư liệu về Bác để anh ấy tập. Anh ấy cũng phải thể hiện một phong thái và quan trọng nhất là cái nhìn, đôi mắt hóa thân trong thần thái của Bác. Tôi chọn Mạnh Trường, bởi chiều cao của diễn viên ngày nay rất khác. Thời 1928, người Việt, người Thái đều rất thấp. Phụ nữ thường 1m45 đến 1m55, đàn ông khoảng 1m50 đến 1m60. Bác cao gần 1m7, so với người Á Châu thời đó là cao đấy. Nếu tôi lấy một diễn viên cao đúng bằng chiều cao của Bác thì quay làm sao khi diễn viên quần chúng giờ cũng toàn 1m7 trở lên. Quan trọng là tỉ lệ giữa các diễn viên với nhau. Trong khung hình của tôi, không có thước đo chiều cao, vì thế tôi chọn Mạnh Trường.

Vì sao hình tượng Bác Hồ vẫn luôn có sức hấp dẫn lớn với các nhà làm phim nhưng chúng ta lại có rất ít phim hay về Bác. Anh lý giải nghịch lý này như thế nào?

- Tôi nghĩ vẫn là kịch bản. Anh xem chất lượng phim đề tài truyền thống gần đây thì biết. Một điều nữa là cách vận hành một cơ chế làm phim truyền thống gần đây khiến những người tâm huyết và tài năng không được cống hiến trọn vẹn, nghệ sĩ ở các hãng phim nhà nước không có tác phẩm lớn. Ngành Điện ảnh Nhà nước nếu không được xốc lại sẽ lụi tàn.

Đã có nhiều diễn viên đóng vai Bác từ các NSND như Trần Lực, Tiến Hợi... đến Minh Đức, Mạnh Trường sau này, cá nhân anh nhìn nhận diễn viên nào đóng Bác Hồ đạt nhất và vì sao?

- Theo anh, ai thể hiện được thần thái Bác tốt nhất? Tôi nghĩ các diễn viên thế hệ cũ bị ảnh hưởng sân khấu nên hình thể và tiếng nói lên phim rất giống kịch sân khấu. Bắt chước đạt nhất có phải là đóng đạt nhất không? Tôi thực sự không biết phải trả lời sao nữa.

Anh còn ý định làm phim về Bác không? Và nếu có thì nó sẽ tập trung khai thác yếu tố nào?

- Có rất nhiều yếu tố để khai thác, từ Nguyễn Tất Thành đến Nguyễn Ái Quốc... rồi Hồ Chí Minh, từ tính cách con người đến nhân cách của một vĩ nhân, từ những giằng xé hệ tư tưởng chính trị đến những quan điểm về dân tộc, chủ nghĩa... Tôi rất muốn làm về các nhân vật lịch sử chứ không phải riêng Bác, nhưng phải có đơn đặt hàng. Đề tài về Bác rộng quá và khai thác gì để làm phim cũng là cả một đại công trình. Nó không thể hời hợt chỉ để hội đồng duyệt qua mà được.

Chân thành cảm ơn anh và chờ đón những sáng tạo mới của anh.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.