Đãi ngộ cho "hiệp sĩ", nên hay không?

cường ngô |

Theo trung tá, nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu (Chuyên gia Tội phạm học - Bộ Công an), nhóm "hiệp sĩ" đã lường trước nguy hiểm nhưng vẫn họ vẫn tình nguyện dấn thân, đối mặt, bất chấp nguy cơ đe dọa tính mạng. Đây thực sự là một hành động hiệp nghĩa, một nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng, cần trân trọng.

Xin được tri ân các anh - những anh hùng quả cảm!

Sau sự việc đau lòng này, rất nhiều người đã xúc động, sẻ chia mất mát, đau thương của các "hiệp sĩ". Nhưng một số người cũng gợi lên suy nghĩ, băn khoăn về hành động nên hay không nên của các anh. Họ cho rằng việc ngăn chặn kẻ xấu, bảo vệ người lương thiện của cảnh sát chuyên trách, ông nghĩ sao?

- Trước hết, thông qua phương tiện truyền thông, báo chí, tôi xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn của mình tới gia đình các "hiệp sĩ". Xin được tri ân các anh - những người quả cảm đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ bình yên cuộc sống.

Nghe tin những hiệp sĩ đường phố gục ngã trước đường dao chống trả của bọn tội phạm manh động và liều lĩnh, bản thân tôi hết sức bàng hoàng. Từng là lính hình sự, nhiều lần đối mặt với tội phạm trong những nhiệm vụ tấn công trấn áp tội phạm, chúng tôi hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra. Nhưng đó là sứ mệnh của chúng tôi.

Còn ở đây, những người dân thường, không chế độ, không lương bổng. Chỉ với trách nhiệm công dân, cùng bản tính nghĩa hiệp, họ đã tình nguyện bước vào đội ngũ những người tham gia, hỗ trợ cơ quan chức năng bài trừ tội phạm.

Tôi biết họ đã nhiều lần đối diện với hiểm nguy khi đánh bắt tội phạm đường phố, họ thừa hiểu tính nguy hiểm của công việc này. Tuy vậy, tình yêu với cuộc sống, trách nhiệm với bà con đã nâng bước chân họ trong hành trình đầy nguy hiểm này.

Phải thấy rõ điều ấy, chúng ta mới có sự tri ân sâu sắc trước những con người quả cảm đó, xúc động thực sự trước gương hy sinh cao đẹp của họ vì bình an cho tất cả mọi người.

Ông có thể phân tích rõ hơn về tâm lý nghi phạm khi ra tay đoạt mạng 2 "hiệp sĩ" Sài Gòn?

- Có một đặc điểm trong tâm lý tội phạm rất phổ biến, đó là chúng rất sợ bị trừng trị, bị đi tù. Chúng thừa biết hành vi của mình vi phạm pháp luật, chống lại xã hội, đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Chúng sẽ bị trừng trị nếu bị bắt, sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý không mong muốn. Do đó, bản năng tự vệ sẽ thôi thúc chúng thành hành động chống trả để triệt tiêu nguy cơ bị bắt.

Trong vụ án này, người truy đuổi là bất cứ ai cũng sẽ bị chúng chống trả, kể cả là lực lượng chức năng. Bất cứ ai đẩy chúng vào khả năng bị bắt là chúng sẽ chống lại. Đây là phản ứng tâm lý của tội phạm mọi người cần biết khi bắt tội phạm.

Việc cổ vũ nhân rộng phong trào "hiệp sĩ" giữ gìn an ninh trật tự có nên hay không, thưa ông?

- Tôi thấy đó là việc rất cần thiết. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, trách nhiệm bảo vệ bình yên cuộc sống không thể chỉ do một lực lượng đảm nhận, mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, mỗi người dân phải là một chiến sĩ trong mặt trận bảo vệ an ninh trật tự.

Tôi được biết ở nhiều địa phương, việc người dân tự giác thành lập các tổ tự quản, các CLB phòng chống tội phạm đã đem lại những hiệu quả rất tích cực trong công tác duy trì trật tự trị an.

Ở đâu phong trào cơ sở tốt, ở đó tội phạm được kiềm chế, đẩy lùi. Bởi tội phạm luôn bước ra từ cửa một ngôi nhà nào đó. Cấp cơ sở mạnh giúp cho việc ngăn chặn tội phạm từ trong trứng nước.

Các "hiệp sĩ" và người dân có được quyền bắt giữ tội phạm?

- Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến thắc mắc về tính pháp lý của hành động bắt cướp của các hiệp sĩ. Nhiều người hỏi căn cứ pháp lý nào cho phép những người dân được quyền bắt tội phạm?

Xin thưa, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, quy định về trường hợp phạm tội quả tang thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt giữ. Đó là trường hợp đang phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Như vậy, việc các hiệp sĩ bắt giữ những tên tội phạm khi chúng đang có hành vi trộm cắp tài sản là hoàn toàn được phép.

Nguyễn Hoàng Châu Phú (trái) và Nguyễn Tấn Tài (phải) tại cơ quan công an.
Nguyễn Hoàng Châu Phú (trái) và Nguyễn Tấn Tài (phải) tại cơ quan công an.

Thực tế là cơ quan chức năng không thể luôn có mặt kịp thời tại những nơi xảy ra tội phạm, với sự vào cuộc của toàn xã hội, trong đó có các tổ tự quản, các CLB phòng chống tội phạm... chúng ta có thể kịp thời ngăn chặn tội phạm khi nó xảy ra.

Người dân cần chủ động hơn nữa trong sự nghiệp này, vì sự an toàn cho tất cả mọi người, trong đó có chúng ta. Đó là trách nhiệm công dân, đồng thời là nhiệm vụ cao cả của mỗi người đối với cộng đồng.

Cần có quy chế chính thức về tổ chức "hiệp sĩ"

Công an TPHCM có nên thành lập tổ công tác trấn áp tội phạm đường phố (lực lượng liên ngành 141) như Công an TP Hà Nội đang áp dụng?

- Rất nên! Từng công tác tại Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hà Nội, trực tiếp làm việc với các tổ công tác đặc biệt 141, tôi thấy việc triển khai các tổ công tác liên ngành (cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự) mật phục kết hợp công khai chốt chặn trên các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm.

Vì trong quá trình di chuyển, tội phạm có thể vi phạm giao thông hoặc biểu hiện nghi vấn thì các trinh sát có thể tổ chức kiểm tra hành chính, nếu phát hiện trong người có hung khí thì lực lượng cảnh sát đã có thể bắt giữ, thu giữ hung khí từ đó ngăn chặn sớm một vụ trọng án có thể xảy ra.

Rồi rất nhiều băng nhóm giang hồ dẫn quân đi để thanh toán nhau, nhưng trên đường đi gặp lực lượng 141 nên đã bị chặn lại. Làm như vậy, chúng ta đã tháo sớm "ngòi nổ" về an ninh trật tự.

Tôi cho rằng, tình hình an ninh trật tự TPHCM rất phức tạp, nên cần thiết phải duy trì các tổ công tác lưu động như các lực lượng 141 tại Hà Nội. Việc phối hợp với các tổ công tác đặc biệt, với các tổ dân phòng tự quản, câu lạc bộ phòng chống tội phạm tạo thành thế trận đan xen giữa các lực lượng với nhau, để phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.

Đối với những "hiệp sĩ" đã hy sinh, pháp luật có quy định về chế độ chính sách gì cho họ?

- Năm 2017 Bộ Công an có lấy ý kiến lần thứ 2 về việc xây dựng quỹ phòng chống tội phạm Trung ương. Trong đó có quy định về việc thưởng nóng 5 triệu đồng với cá nhân và 20 triệu đồng đối với tập thể những người dân có thành tích phòng chống tội phạm. Đây là việc làm hết sức cần thiết, có tác dụng kịp thời động viên, khích lệ người dân tham gia sâu hơn nữa vào công tác giữ gìn trật tự, trị an.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật quy định rõ về chế độ đền bù, hỗ trợ người dân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, nên khi xảy ra những tổn thất, việc vận dụng các quy định để hỗ trợ người dân còn gặp lúng túng.

Bên cạnh đó, đối chiếu với Pháp lệnh ưu đãi người có công, tôi thấy cần xác nhận Liệt sĩ với những công dân hy sinh khi tấn công bắt giữ tội phạm, như trong vụ án vừa xảy ra.

Qua việc này, theo ông có nên trang bị vũ khí cho nhóm "hiệp sĩ"?

- Rất cần thiết phải trang bị công cụ hỗ trợ (áo giáp, găng bắt dao, dùi cui) cho các thành viên của câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Bởi đây là tổ chức tự quản, tự thành lập của người dân, nhưng được cấp chính quyền cơ sở chấp thuận, có nơi do UBND phường, xã lập ra. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho thành viên các tổ chức này khi thực hiện nhiệm vụ, cần có sự huấn luyện về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cho họ.

Bên cạnh đó cần có chế độ phụ cấp (điện thoại, xăng...) cho thành viên các tổ chức này để họ yên tâm và đỡ thiệt thòi khi phục vụ công việc chung.

Tôi từng tham dự các buổi sinh hoạt của các CLB phòng chống tội phạm, gồm người lái xe ôm, tiểu thương làm việc ngoài đường, tương tự như CLB hiệp sĩ trong TPHCM. Tại đây họ được phổ biến các kiến thức pháp luật, như được bắt giữ tội phạm trong trường hợp nào, quy trình ra sao. Có CLB còn triển khai hướng dẫn các động tác võ thuật cơ bản phục vụ việc bắt giữ tội phạm.

Từ vụ án đau lòng này, tôi cho rằng cần sớm có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản, các CLB phòng chống tội phạm; ban hành chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đẩy mạnh việc đào tạo kỹ năng xử lý tình huống, đào tạo võ thuật, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các tổ chức tự quản, dân lập, các CLB phòng chống tội phạm... để chủ động giảm thiểu thiệt hại khi người dân tiếp cận đánh bắt tội phạm.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

cường ngô
TIN LIÊN QUAN

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.