Đại hội XIII sẽ có quyết sách lớn về lĩnh vực tài nguyên môi trường

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Với nhiều "sóng gió" trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường (TNMT) những năm qua, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chia sẻ: Những vấn đề nảy sinh trong các sự cố đã trở thành bài học quý, đòi hỏi sự thay đổi cả về tư duy và nhận thức. Với kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sự gửi gắm từ Nhân dân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ có những quyết sách lớn về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Thưa Bộ trưởng, trong nhiệm kỳ Khoá XII, ngành TNMT đã phải đối mặt với khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều sự cố liên quan tới môi trường đã xảy ra như ô nhiễm môi trường biển miền Trung, nguồn nước sông Đà bị nhiễm bẩn, ô nhiễm không khí ở mức báo động... Với cương vị “tư lệnh ngành”, Bộ trưởng có thể chia sẻ gì sau khi đưa ngành trải qua những biến cố đó?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Với tôi, đó là một giai đoạn đáng nhớ, nhiều trăn trở. Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, ngành TNMT đã đứng trước những khó khăn sóng gió. Các lĩnh vực quản lý của ngành, đặc biệt là lĩnh vực môi trường đều xảy ra các sự cố, có những sự cố gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại các địa phương. Trong đó, đặc biệt là sự cố cá chết trên biển miền Trung do Formosa gây ra, khiến 200km bờ biển từ Hà Tĩnh vào tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế chịu ảnh hưởng. Tôi lúc đó mới tiếp quản nhiệm vụ Bộ trưởng được hơn chục ngày. Ở thời điểm đó, những sự cố môi trường diễn ra liên tục, ở nhiều địa bàn khác nhau, trong khi cơ quan quản lý hết sức bất ngờ, bị động.

Chúng tôi thực sự đã bắt đầu những ngày đầu nhiệm kỳ với không ít khó khăn, thách thức. Các lĩnh vực quản lý ngành thường xuyên xảy ra những biến động, bất ngờ, đặc biệt là lĩnh vực quản lý về đất đai luôn nằm trong top lĩnh vực nóng bỏng. Số lượng người dân khiếu kiện, khiếu nại đông, phức tạp, nhiều nơi xảy ra xung đột; Lĩnh vực khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng khai thác trái phép, sử dụng thiếu hiệu quả, quá trình khai thác gây ra quá nhiều hệ lụy về môi trường; vấn đề biến đổi khí hậu tác động ngày càng lớn, không chỉ miền Trung, mà ở cả các vùng núi cao phía Bắc, Tây Nguyên; vấn đề xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL diễn ra liên tục...

Thời điểm đó, cá nhân tôi là Bộ trưởng và anh em, cán bộ công nhân viên chức của ngành luôn luôn lo lắng. Trong cái khó cũng ló nhiều cái khôn, mỗi người nỗ lực bằng hai, giải quyết từ sự vụ cụ thể đến chính sách quản lý vĩ mô. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, áp dụng công nghệ vào quản lý, cải cách hành chính, từng bước chuyển biến tư duy quản lý môi trường từ bị động sang chủ động, lấy phòng ngừa là chính. Ở giai đoạn đó, chúng tôi tập trung toàn tâm toàn ý giải quyết những vấn đề xảy ra, các sự vụ cụ thể và những vấn đề phát sinh.

Những sự cố, vấn đề nảy sinh trong thời kỳ này là hệ lụy của một giai đoạn dài chúng ta mở cửa, huy động tất cả nguồn lực cho phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chúng ta phát triển kinh tế dựa trên mô hình khai thác sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng và Nhà nước đã xác định chủ trương mới trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 sẽ là giai đoạn phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế. Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển dựa trên quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giai đoạn đầu nhiệm kỳ đã diễn ra và đã để lại nhiều bài học quan trọng đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Như dự án Formosa có thể nói là 1 tổ hợp rất lớn, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải học hỏi, tiếp cận công nghệ mới, để có năng lực tốt hơn, để điều chỉnh chính sách phù hợp hơn. Nếu chúng ta vẫn còn giữ quan điểm là phát triển trước rồi xử lý môi trường sau thì bài toán về kinh tế phải trả giá rất đắt, như bài học Formosa.

Tôi còn nhiều trăn trở và lo lắng lắm. Vì môi trường không chỉ là vấn đề của ngày hôm nay mà còn là tương lai của thế hệ mai sau. Phải nói rằng, lĩnh vực môi trường không phải là lĩnh vực một sớm một chiều mà có thể thay đổi được. Công tác quản lý môi trường phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các lĩnh vực kinh tế khác. Nó phụ thuộc nhiều vào tư duy và việc xác định mô hình phát triển. Nếu lựa chọn đúng mô hình phát triển, chuyển đổi thành công các mô hình cũ, công nghệ cũ, lạc hậu được thì mới đảm bảo vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Ngược lại, nếu chúng ta lựa chọn những mô hình không phù hợp, thì việc khắc phục, sửa chữa nó, để đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường không phải là điều đơn giản.

Với tôi, những vấn đề nảy sinh trong các sự cố đã trở thành bài học quý, đòi hỏi sự thay đổi cả về tư duy và nhận thức. Từng thách thức trong lĩnh vực quản lý ngành đã được chuyển biến, trở thành cơ hội để thay đổi vị thế của ngành tài nguyên và môi trường, huy động nhiều nguồn lực vào phát triển đất nước, khai thác sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chung tay cùng Chính phủ phát triển bền vững đất nước...

Tại Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nhấn mạnh về việc quản lý môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Bộ trưởng có thể cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường vừa là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, quản lý tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng của đất nước, vừa là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.

Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Chính vì vậy, nội dung về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; có sự đóng góp trí tuệ không chỉ của ngành tài nguyên và môi trường mà còn có tâm huyết, gửi gắm của các nhà khoa học và nhân dân.

Dự thảo các văn kiện là những chủ trương lớn mang tầm thời đại để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, coi đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối quan hệ toàn cầu; coi đây không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững...

Chúng tôi mong muốn với kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sự gửi gắm từ Nhân dân, Đại hội sẽ có quyết sách, chủ trương lớn về tài nguyên và môi trường.

Cùng với Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII được thông qua, các nghị quyết có liên quan của Trung ương sẽ định hình hướng phát triển đối với ngành tài nguyên và môi trường.

Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII có đề cập tới công tác cán bộ. Theo Bộ trưởng, việc luân chuyển, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa như thế nào để tạo nguồn cán bộ kế cận của Đảng và việc này được thể hiện ở như thế nào ở Đảng bộ Bộ TNMT?

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi hết sức tâm đắc về vấn đề này. Tôi cho rằng, công tác luân chuyển là chủ trương đúng đắn, trường học lớn của thực tiễn về quản lý kinh tế xã hội, vừa tăng kỹ năng gắn kết học hỏi Nhân dân, vừa là thước đo đánh giá năng lực toàn diện của cán bộ! Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của Đảng, Nhà nước cấp chiến lược cần phải thông qua luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, không cần thiết lĩnh vực nào, chức danh nào cũng phải luân chuyển, đặc biệt các lĩnh vực khoa học, công nghệ phải gắn với các trung tâm khoa học công nghệ.

Đối với cán bộ của ngành TNMT nếu không có sự luân chuyển, không ở địa phương sẽ không nắm được vấn đề, không hiểu được công tác xây dựng Đảng. Nếu không có sự luân chuyển sẽ không nắm được cơ sở, không hiểu được thực tế, không hiểu được tâm tư nguyện vọng người dân thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ.

Bởi vậy, cho dù bất cứ ai nếu được đi bồi dưỡng bằng hình thức này hay hình thức khác ở các cơ sở là cần thiết. Theo tôi, ở lĩnh vực TNMT rất cần phải có luân chuyển và bồi dưỡng cán bộ.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ông Trần Hồng Hà: "Vấn nạn rác thải nhựa không phải lỗi của sản phẩm nhựa"

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Ngày 23.12, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới khởi động chương trình “Đối tác Hành động Quốc gia về nhựa tại Việt Nam” nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương. Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, vấn nạn rác thải nhựa hiện nay không phải lỗi của sản phẩm nhựa mà lỗi thuộc về cách thức sử dụng sản phẩm nhựa.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thế giới đứng trước nhiều thách thức

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Chiều 22.12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình khoa học công nghệ và ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thế giới hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Biến thách thức thành cơ hội, tháo gỡ rào cản

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Tại Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, các hoạt động thi đua đã huy động sức mạnh toàn hệ thống trong triển khai các hoạt động chính trị của ngành. Nhiều ý tưởng, sáng kiến, giải pháp hiệu quả đã được triển khai để giải quyết một cách bài bản, khoa học, từng bước chuyển hóa thách thức thành cơ hội, tháo gỡ các rào cản, giải phóng nguồn lực.

Phải đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường trong lành

Hà Vương Chung |

Với 443/466 đại biểu tán thành (chiếm 91,91%), chiều 17.11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, Luật gồm 16 chương, 171 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022. So với Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, có nhiều điểm mới, đột phá.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Ông Trần Hồng Hà: "Vấn nạn rác thải nhựa không phải lỗi của sản phẩm nhựa"

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Ngày 23.12, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới khởi động chương trình “Đối tác Hành động Quốc gia về nhựa tại Việt Nam” nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương. Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh, vấn nạn rác thải nhựa hiện nay không phải lỗi của sản phẩm nhựa mà lỗi thuộc về cách thức sử dụng sản phẩm nhựa.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thế giới đứng trước nhiều thách thức

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Chiều 22.12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị tổng kết chương trình khoa học công nghệ và ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thế giới hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Biến thách thức thành cơ hội, tháo gỡ rào cản

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Tại Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Tài nguyên và Môi trường lần thứ IV, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, các hoạt động thi đua đã huy động sức mạnh toàn hệ thống trong triển khai các hoạt động chính trị của ngành. Nhiều ý tưởng, sáng kiến, giải pháp hiệu quả đã được triển khai để giải quyết một cách bài bản, khoa học, từng bước chuyển hóa thách thức thành cơ hội, tháo gỡ các rào cản, giải phóng nguồn lực.

Phải đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường trong lành

Hà Vương Chung |

Với 443/466 đại biểu tán thành (chiếm 91,91%), chiều 17.11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, Luật gồm 16 chương, 171 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022. So với Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, có nhiều điểm mới, đột phá.