Đã có thuốc trị COVID-19 tiềm năng

Bs Bình Nguyên |

Để có thuốc trực tiếp tiêu diệt (etiotropic) SARS-CoV-2 như kháng sinh diệt vi khuẩn là “siêu khó khăn”, do virus ký sinh trong tế bào vật chủ.

Từ khi phát dịch đến nay đã có nhiều thuốc cũ kháng virus cúm, viêm gan, sốt xuất huyết, HIV, Zika, SARS-CoV, MERS-CoV, Ebola, Marburg, cúm gia cầm...; thuốc kháng thể đơn dòng; đến huyết tương người mắc COVID, vaccine phòng lao... được đem ra thử nghiệm với hy vọng kháng hay ngăn cản được SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hầu hết những thuốc này không có tác dụng kháng COVID-19 và số ít còn lại đang gây tranh cãi có tác dụng hay không?

Những loại thuốc “không chắc chắn

Đường lối quyết định chữa khỏi mọi loại bệnh là thuốc triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh, nhưng thuốc đặc trị SARS-CoV-2 hiện chưa có vì thế phải tận dụng cách điều trị triệu chứng - quan trọng thứ 2 với mọi bệnh sau phương thức điều trị nguyên nhân. Bệnh COVID có các chứng sốt, ho, khó thở, đông máu nội mạch... phát sinh do SARS-CoV-2 làm tổn thương mô phổi, mạch máu, não... Chữa các triệu chứng này bằng thuốc chống viêm (thường là steroid: Dexamethason...), thở oxy các mức độ chống suy hô hấp; kháng sinh đề phòng bội nhiễm hoặc khi đã nhiễm vi khuẩn, chống đông máu hoặc thuốc chữa các triệu chứng khác... Đã có những ca bệnh COVID dùng một, hai loại thuốc thử nghiệm kể trên qua khỏi, nên một số thuốc được cấp phép để điều trị SARS-CoV-2. Tuy nhiên, những thuốc này không phải nhân tố quyết định khỏi bệnh mà còn phải có cộng đồng những biện pháp điều trị triệu chứng, kết hợp với khả năng tự chống đỡ của cơ thể. Tuy vậy, việc dùng các loại thuốc cũ để trị SARS-CoV-2 cũng có nhiều bất đồng trong giới chuyên môn.

Chẳng hạn, ở Mỹ và một số nước khác, thuốc kháng virus Remdesivir là tiêu chuẩn điều trị COVID-19, sau khi nghiên cứu lớn do Chính phủ Mỹ chủ trì, thấy thuốc này rút ngắn thời gian hồi phục ở người nhập viện trung bình 5 ngày. Remdesivir có cấu trúc hóa học tương tự Adenin, một trong các bazơ nitơ (axit amin, nucleotid) cấu tạo ADN, ARN, làm virus “nhận nhầm” bazơ nitơ này (giống cơ chế kháng khuẩn của thuốc Sunfamid) là nguyên liệu tổng hợp gen của mình, dẫn đến quá trình tạo ra (phiên mã) RNA bị gián đoạn, virus không nhân lên được. Thuốc do công ty Gilead Science, Mỹ, điều chế, được cho có tác dụng kháng virus viêm gan C, Filovirus (có loại gây bệnh Ebola), các Coronavirus (MERS-CoV, SARS-CoV...); đã dùng chữa bệnh Ebola ở Tây Phi năm 2014.

Bệnh nhân được coi là F0 đầu tiên của nước Mỹ - nam giới 35 tuổi, ở hạt Snhomish, Washington, trở về từ Vũ Hán, phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 ngày 19.01.2020 và cựu Tổng thống Donald Trump là 2 trong số những bệnh nhân COVID-19 được dùng thuốc này. Tuy nhiên, thuốc chỉ có một số hiệu quả nhất định trên những nhóm bệnh nhân nhất định, không phải cho mọi ca bệnh COVID-19; chống chỉ định với người suy thận, men gan tăng; ngoài gây buồn nôn nôn, đã phát hiện thuốc làm tăng bilirubin (muối mật), làm tình trạng phổi xấu thêm, gây chậm nhịp tim. Tháng 10.2020, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho Remdesivir để điều trị bệnh nhân COVID nhập viện từ 12 tuổi trở lên thì tháng 11, một nhóm chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên không nên sử dụng Remdesivir cho bệnh nhân nhập viện, nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào cho thấy thuốc này cải thiện khả năng sống sót hoặc tránh được máy thở...

Năm ngoái, FDA cho phép sử dụng khẩn cấp các thuốc kháng thể đơn dòng Bamlanivimab, Casirivimab, Etesevimab, Imdevimab và huyết tương của người khỏi bệnh để chữa COVID thì Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tuyên bố rằng các thuốc này không được xem là thuốc tiêu chuẩn cho bệnh COVID-19 vì chưa đủ dữ liệu khoa học. Nhiều tập đoàn y tế hàng đầu (ở Mỹ, hầu hết là các bệnh viện tư nhân) đã không mặn mà với hai liệu pháp này, vì cho rằng không đủ bằng chứng để khuyến nghị ủng hộ hoặc chống lại các liệu pháp này. Giống như nghiên cứu của WHO về Remdesivir, kết quả nghiên cứu ban đầu về Tocilizumab, một kháng thể đơn dòng, vẫn chưa được công bố hoặc xem xét đầy đủ bởi các nhà khoa học độc lập, khiến các bác sĩ tiến thoái lưỡng nan. Tiến sĩ Derek Angus, đại học Pittsburgh, Mỹ, người tham gia nghiên cứu liệu pháp điều trị này cho biết, đây là điều “không chắc chắn và cần xem xét chi tiết”.

Đã có một thuốc kháng COVID triển vọng

Năm 2003, các nhà khoa học thuộc Công ty phát triển thuốc, đại học Emory, bang Georgia, Mỹ, nghiên cứu chất tên gọi EIDD-1931/NHC trên tế bào chuột và người, thấy chất này có thể chống lại nhiều virus có bản chất di truyền RNA như viêm gan C, cúm mùa, một số virus Corona gồm SARS-CoV. Tuy nhiên, EIDD-1931/NHC không hấp thu tốt qua đường uống; mặt khác, công ty Pharmasset, New Jersey, Mỹ, cũng nghiên cứu chất này nhưng bỏ cuộc vì lo ngại có thể gây đột biến gene dẫn đến dị tật bẩm sinh nên EIDD-1931/NHC bị lãng quên. Năm 2013, do yêu cầu nghiên cứu về điều trị virus viêm não ngựa Venezuela - một loại virus RNA đặc hữu châu Mỹ - gây chết người, của Bộ Quốc phòng Mỹ, các nhà nghiên cứu tìm lại chất EIDD-1931/NHC.

Tiến sĩ George Painter, Viện phát triển thuốc Emory - người có 45 bằng sáng chế hóa học, đã nghiên cứu lại chất này với nguồn tài trợ của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH). Năm 2016, ông thay đổi cấu trúc hóa học của EIDD-1931/NHC, biến nó thành một tiền chất (pro drug - bản thân chất không có tác dụng được lý, nhưng sau khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ có tác dụng được lý), gọi là EIDD-2801, hấp thu tốt qua đường uống. Suốt quá trình nghiên cứu, Painter chỉ hy vọng  nhận được nhiều tài trợ để nghiên cứu EIDD-2801 thành thuốc trị cúm, còn bà Wendy Holman, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Ridgeback Biotherapeutics, CHLB Đức lại rất muốn biết EIDD-2801 có tác dụng kháng virus Ebola hay không? Đến cuối năm 2019, Công ty phát triển thuốc Emory chuẩn bị nộp đơn đăng ký cho EIDD-2801 để điều trị cúm nên gọi tên thương mại là Molnupiravir.

Ngày 19.3.2020, bà Wendy Holman đến Atlanta, Georgia, tham quan phòng thí nghiệm của Công ty phát triển thuốc Emory, xem xét các dữ liệu nghiên cứu ban đầu về Molnupiravir, đã đàm phán mua lại thuốc này, khi mà Thế giới đã hiểu rõ tai họa COVID-19. Tháng 4.2020, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I đối với Molnupiravir bắt đầu... Một tháng sau, Công ty dược Merck & Co (trụ sở ở Kenilworth, New Jersey), Mỹ, ký hợp đồng mua lại Molnupiravir từ Ridgeback và thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Merck đã thử nghiệm giai đoạn II, III, trên 3.000 người ở Mỹ, Colombia, Israel, Nga và nhiều nơi khác. Tiến sĩ George Painter, nay là Giám đốc công ty phát triển thuốc Emory cho biết: “Chúng tôi thấy Molnupiravir có hoạt tính phổ rộng, kháng nhiều virus đường hô hấp, từ cúm gia cầm đến các loại Coronavirus gây bệnh SARS, MERS và nay là SARS-CoV-2”.

Tuy cùng họ thuốc kháng virus với Remdesivir nhưng cơ chế tác dụng của Molnupiravir hơi khác một chút. Theo hãng Merck thì ở trong tế bào người Molnupiravir sẽ chuyển thành những “mảnh” RNA. Những “mảnh” này sẽ “chèn” vào chuỗi RNA của virus, vô hiệu hoá khả năng nhân bản. Nếu Remdesivir làm rối loạn tổng hợp ARN thì Molnupiravir làm đứt đoạn tổng hợp ARN. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên 1.218 người thấy: Molnupiravir giảm 78.3% tải lượng virus trong 5 ngày (tương tự thời gian thuốc Tamiflu làm giảm các triệu chứng cúm), trong khi một số thuốc hiện dùng chỉ đạt 48,4%. Thuốc hầu như không có tác dụng phụ; giúp giảm gần 50% số nhập viện và tử vong. Molnupiravir qua được hàng rào máu - não, nên diệt được SARS-Cov-2 đã xâm nhiễm hệ thống thần kinh. Đặc biệt, thuốc uống, rất tiện cho bệnh nhân mới nhiễm chưa kịp tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc cách ly tại nhà, ưu điểm hơn Remdesivir phải truyền tĩnh mạch.

Hiện chưa có thuốc nào triển vọng như Molnupiravir. Có lẽ thuốc này sẽ là trợ thủ mạnh cho vaccine để chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên, với giá 700USD/liều 5 ngày thì nhiều người khó mà sử dụng.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Loạn bài thuốc trị COVID-19 "đông tây y kết hợp", bác sĩ điều trị lên tiếng

THẢO ANH |

Hiện nay, xuất hiện "nghìn lẻ một" bài thuốc trị COVID-19 trên mạng xã hội. Đi kèm với những bài thuốc trên là sự kêu gọi chia sẻ cùng chung tay lan toả giúp đỡ cộng đồng, thể hiện bài thuốc "có tâm có tầm". Thế nhưng những "bài thuốc giả" này có thể gây ra bệnh thật. Vì thế, mỗi lượt thích, chia sẻ và bình luận của người dân có thể vô tình phong danh "bác sĩ" cho những tác giả chốn mạng xã hội khiến bao người tiền mất tật mang.

Nóng nhất hôm nay: 3 thuốc trị COVID-19 tiềm năng được WHO cho thử nghiệm

DUNG HÀ |

3 thuốc điều trị COVID-19 tiềm năng được WHO cho thử nghiệm hàng loạt; Mỹ chia sẻ gần 837.000 liều vaccine Pfizer; Nguyên nhân tàu khổng lồ 40.000 tấn vỡ đôi ở biển Nhật Bản... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Nóng nhất hôm nay: Israel xác định 3 thuốc trị COVID-19 hiệu quả gần 100%

DUNG HÀ |

3 loại thuốc điều trị COVID-19 thành công gần 100% ở Israel; Đập Tam Hiệp của Trung Quốc được minh oan; Mùa bão Đại Tây Dương trỗi dậy, 1 cơn bão mới sắp đổ bộ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Tin nhanh 60s: Công ty dược Nhật Bản thử thuốc trị COVID-19 khỏi sau 5 ngày

NHÓM PV |

Tin nhanh 60s: Một công ty Nhật Bản đã bắt đầu thử nghiệm trên người loại thuốc uống cho bệnh nhân COVID-19, cạnh tranh với Pfizer và Merck.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Loạn bài thuốc trị COVID-19 "đông tây y kết hợp", bác sĩ điều trị lên tiếng

THẢO ANH |

Hiện nay, xuất hiện "nghìn lẻ một" bài thuốc trị COVID-19 trên mạng xã hội. Đi kèm với những bài thuốc trên là sự kêu gọi chia sẻ cùng chung tay lan toả giúp đỡ cộng đồng, thể hiện bài thuốc "có tâm có tầm". Thế nhưng những "bài thuốc giả" này có thể gây ra bệnh thật. Vì thế, mỗi lượt thích, chia sẻ và bình luận của người dân có thể vô tình phong danh "bác sĩ" cho những tác giả chốn mạng xã hội khiến bao người tiền mất tật mang.

Nóng nhất hôm nay: 3 thuốc trị COVID-19 tiềm năng được WHO cho thử nghiệm

DUNG HÀ |

3 thuốc điều trị COVID-19 tiềm năng được WHO cho thử nghiệm hàng loạt; Mỹ chia sẻ gần 837.000 liều vaccine Pfizer; Nguyên nhân tàu khổng lồ 40.000 tấn vỡ đôi ở biển Nhật Bản... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Nóng nhất hôm nay: Israel xác định 3 thuốc trị COVID-19 hiệu quả gần 100%

DUNG HÀ |

3 loại thuốc điều trị COVID-19 thành công gần 100% ở Israel; Đập Tam Hiệp của Trung Quốc được minh oan; Mùa bão Đại Tây Dương trỗi dậy, 1 cơn bão mới sắp đổ bộ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Tin nhanh 60s: Công ty dược Nhật Bản thử thuốc trị COVID-19 khỏi sau 5 ngày

NHÓM PV |

Tin nhanh 60s: Một công ty Nhật Bản đã bắt đầu thử nghiệm trên người loại thuốc uống cho bệnh nhân COVID-19, cạnh tranh với Pfizer và Merck.