Cuốn sách thú vị về một người thầy

Tuyền Linh |

Sách đã phát hành. Chúng tôi vẫn còn nhiều câu chuyện hay, tốt đẹp về ông Ba Quốc - đợt ấn hành sắp tới, có thể chúng tôi sẽ bổ sung để bạn đọc hiểu hơn về ông. “Tướng về hưu” Nguyễn Chí Vịnh đưa ra thông tin này vào cuối buổi giao lưu về cuốn sách “Người Thầy” tổ chức tại TPHCM.

1.

Thông tin này có lẽ là một trong những thông tin đáng chờ đợi đối với những ai đã kịp đọc hết 496 trang cuốn sách “Người Thầy” (NXB Quân đội nhân dân ấn hành 1.000 bản) của tướng Vịnh.

Ngay đầu buổi giao lưu (một buổi giao lưu về sách phải nói là diễn ra hết sức chuẩn chỉnh dưới góc độ thời gian tổ chức và chuẩn chỉnh theo đúng lớp lang kịch bản) với thành phần tham dự hơn trăm người, 80 - 90 phần trăm là người trẻ. Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Quân đội nhân dân, Thạc sĩ Phạm Văn Trường giọng phấn khích đưa tin sốt dẻo: “Người Thầy” - một cuốn sách dạng phi hư cấu vừa phát hành đã tạo cơn sốt; nhiều người kịp mua, sắm, sở hữu, kịp đọc sách thì nhắn tin, gọi điện tới những người làm sách chia sẻ cảm xúc; người chưa mua được sách thì hỏi mua sách ở đâu, ở đâu...

“Giả dụ người ưa đọc sách, nhưng không biết Nguyễn Chí Vịnh là ai, là bút danh hay tên thật của tác giả, thì khi nhìn vào bìa sách được thiết kết rất mô phạm nghiêm ngắn, với hai từ Người Thầy, tiếp dưới là bức họa hình hai quân nhân chăm chú ghi chép, rồi tới một từ Truyện nom rất đanh gọn - đưa tới cảm giác như nhát búa điêu luyện gõ đầu đinh; hàng dưới cùng bìa sách là tên đơn vị ấn hành... - thì có bỏ tiền ra mua sách về đọc hay không?

Hay chỉ mua, đọc sách dưới tác động từ những lời giới thiệu của báo giới, truyền thông rỉ rả  hơn một tháng qua sơ qua về nội dung sách, và quan trọng, tác giả chính là Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy trực tiếp của mình - một vị tướng tình báo tài hoa: Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Đặng Trần Đức, (tức Ba Quốc, 1922 - 2022).

Cũng vậy, nếu không được sự đồng ý, chuẩn y của nhiều cấp lãnh đạo, và cả của “người trong cuộc”, sau một thời gian dài nhất định, đặc biệt bắt đầu kể từ năm 2000 cho tới vài năm sau đó - một thời điểm “hết sức khó khăn” của ngành tình báo Quốc phòng - như trong “Người Thầy”, tướng Vịnh kể rõ trong đề mục “Sóng gió” của ngành và câu chuyện về “Người đương thời” (chương trình truyền hình do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn đắt, thực hiện), liệu các nhà văn như: Nguyễn Thị Ngọc Hải, Khuất Quang Thụy, nhà báo như Hoàng Hải Vân - Tấn Tú, những người làm phim truyền hình tài liệu gồm nữ đạo diễn Phong Lan (hãng TFS), làm phim truyền hình của VFS có thể từ từ tiếp cận, tìm hiểu, thực hiện các tác phẩm văn học, báo chí, phim ảnh của mình về “một chùm, một rừng sao những ông già tình báo đóng góp cho tình báo Quốc phòng Việt Nam” (chữ của tướng Vịnh) hay không?

Tôi đã lẩn mẩn tự đặt câu hỏi. Và phải tự hiểu, cái gì cũng có nguyên tắc, quy luật tồn tại, phát triển của nó.

Mỗi một cuốn sách, bình thường ra, khi có nhiều người đọc, bấy lâu nay vẫn hay được vu khoát nôm na chung chung mà giải thích rằng, “do bởi Duyên” (tài năng của người viết, vấn đề chạm tới, hoàn cảnh ra đời...); thì một cuốn sách của người làm tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam viết về người thầy của mình, có đông người đọc (trong và ngoài nước, cả những người đã, đang và sẽ là đối phương - hẳn rồi...), không chỉ bởi “Duyên”; mà có lẽ còn bởi “Cần”.

Cần để biết thêm về những mảnh ghép/lát cắt của lịch sử đất nước Việt Nam thế kỉ 20 - 21; hơn thế, lại là những mảnh ghép hấp dẫn, thú vị, luôn gây tò mò vì có những bí mật người trong cuộc tuân thủ nguyên tắc nhất quyết “sống để dạ, chết mang theo”... giờ đã dần dần lộ sáng, theo từng phần, từng mảng... Cho dù bản thân bạn đọc tự hiểu rằng, đó là những câu chuyện dạng “người kể kể gì - người đọc biết đấy. Người kể kể tới đâu - người đọc biết tới đó”.

“Người Thầy” của tướng Vịnh là Truyện chứ không phải Chuyện. Có một chi tiết chung, tuy nhỏ, nhưng thú vị, rất gây tò mò, dễ dàng kích hoạt não người đọc để họ có thể bật ra câu hỏi, thậm chí... tưởng tượng trong băn khoăn, đó là việc, tướng Vịnh đã rất khôn ngoan - lão luyện giữ bí mật của nghề khi hay dùng dấu ba chấm, những câu từ chung chung “này, nọ, kia, đó...” khi kể - đề cập tới những nhân vật, những câu chuyện có lẽ chưa được phép kể.

Ví dụ có lần ông Vịnh hỏi thầy mình: “Thưa chú, có một lần duy nhất cháu nghĩ là chú không tin cháu, là vụ tên... không biết có đúng không?”; Hay “...tôi đã viết báo cáo như thế này, tôi đã viết báo cáo như thế kia...”; “...ông Ba Quốc chỉ đạo như thế này, như thế kia...”.

Lối kể chuyện của học trò Nguyễn Chí Vịnh về người thầy của mình - ông Ba Quốc trong bối cảnh lịch sử - chính trị - với người đọc có chút trí tưởng tượng - dễ hóm hỉnh hình dung như từ tốn xem quá trình... bóc lá bánh chưng hay bóc củ hành. Không sốt ruột được! Cuối sách, ông Vịnh viết: “Tôi quyết định không nói gì thêm mà chỉ đơn giản kể lại những câu chuyện mà mình được biết, được nhìn, được nghe và được hiểu trong quãng thời gian tròn hai mươi năm gần gũi với ông Ba”.

Giọng kể về nghề - khi cần nghiêm ngắn thì chuẩn chỉnh nghiêm ngắn, rành mạch, đậm thông tin thời sự, thông tin phân tích...; nhưng đặc biệt những câu chuyện về tình cảm gia đình, thầy trò lại hết sức cảm động, sống động, như câu chuyện về hai bà vợ, về những người con của tướng Ba Quốc khiến người đọc rưng rưng về vẻ đẹp của những người đàn bà đất Việt.

Cuốn sách “Người Thầy”. Ảnh: Tuyền Linh
Cuốn sách “Người Thầy”. Ảnh: Tuyền Linh

2.

Trong buổi giao lưu tổ chức tại TPHCM, trả lời câu hỏi của các bạn trẻ, tướng Vịnh có nói mấy ý: Người Thầy không chỉ nói về công lao của ông Ba Quốc, mà còn nói về những khó khăn, trăn trở, hi sinh ông phải vượt qua; cuốn sách cũng viết về thế hệ Hồ Chí Minh hết lòng phụng sự đất nước, nhân dân, trong đó, có những người góp sức cho ngành tình báo Quốc phòng - những người làm nên kì tích.

“Ngay tôi tới giờ vẫn chưa hiểu làm sao họ lại làm được những công việc như vậy, lập được những chiến công như thế”; “Những câu chuyện của thế hệ Hồ Chí Minh, tôi cho rằng, không thể bị bỏ quên, không thể để rơi đi...”; “Ông Ba Quốc cũng có những người thầy của mình; ông Ba Quốc cũng còn có những người học trò khác...”; “Tôi  trưởng thành từ sự dạy dỗ của ông Ba Quốc, điều tôi tâm đắc nhất từ ông đó là: Đừng ngại sống chết với điều mình yêu, toàn tâm toàn ý làm tốt công việc mình yêu thích. Tình yêu ông nói ở đây là tình yêu Tổ quốc, yêu gia đình, tình yêu dành cho cái đẹp và lẽ phải”...

Về lí tưởng của ông Ba Quốc, cuối cuốn sách, sau phần nói về quan niệm tình yêu của ông Ba Quốc, tướng Vịnh viết: “Lí tưởng của ông cũng vậy. Điều cao cả nhất ông hướng tới là hi sinh tất cả những gì mình có để đất nước có độc lập và hòa bình, người dân được hưởng hạnh phúc”.

Ông Vịnh cũng cho biết, nói về khoảng cách thế hệ, thái độ đối với những người trẻ, sự thể hiện ngay trong cuốn sách cũng như trong đời thường, ngay trong cuộc giao lưu, là lớp người trước - như ông “tin tưởng và tôn trọng lớp trẻ. Học cách nói chuyện với lớp trẻ...”. Đây cũng là điều mấu chốt cuốn “Người Thầy” hướng tới.

Xét trên vài khía cạnh, “Người Thầy” có tiềm năng là sách được tìm đọc nhiều ở nước ta trước hết trong năm 2023.

Ngày 20.4.2023, trên trang Facebook của mình, giới thiệu về cuốn “Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” (First News và NXB Tổng hợp TPHCM phát hành tháng 4.2023, tác giả Hoàng Hải Vân, Tấn Tú), nhà báo Hoàng Hải Vân chia sẻ quan điểm: Di sản mà ông Ba Quốc để lại là vô giá trong kho tàng khoa học quân sự - chính trị Việt Nam, di sản đó sẽ là bất diệt qua mọi thời đại. Nó cần và sẽ được trao truyền qua các thế hệ.

Những người làm báo cũng có thể học ở ông sự chính trực trong nghề nghiệp. Viết theo khẩu vị của đám đông hay ý muốn của ai đó, lấy sự suy đoán và lời đồn thay cho bằng chứng, sẽ có nguy cơ gây hại cho cộng đồng và gây oan sai cho người vô tội.

Đối với các bạn trẻ, dù theo bất cứ khuynh hướng nghề nghiệp nào, đều có thể học ở con người phi thường này sự khiêm nhường không háo danh. Kẻ háo danh không những tuyệt đối không làm được nghề tình báo mà còn không làm được bất kì công việc ích nước lợi dân nào ra hồn.

Tuyền Linh
TIN LIÊN QUAN

"Giữ hồn" cho sách truyền thống

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Trước sự phát triển của công nghệ, xu hướng đọc có sự thay đổi mạnh dẫn đến thực trạng cuốn sách cũ dần bị bỏ quên trong một góc khuất nào đó. Thực tế đòi hỏi tái bản và kinh doanh sách cũ cần có nhiều đổi mới để mạch nguồn tri thức quá khứ không bị đứt gãy, từ đó nuôi bền sức sống văn hóa đọc trong thời đại số.

Rèn con đọc sách từ thuở còn thơ

Phùng Nhung |

Sách được ví như một nguồn nước mát lành làm xanh tốt cho tâm hồn trẻ thơ. Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải chú trọng xây dựng văn hoá đọc cho con ngay từ thuở còn thơ.

Nỗi niềm của... sách

PHẠM ANH XUÂN |

Thống kê gần nhất: Người Việt đã chi tới 4 tỉ USD cho rượu, bia và 49.000 tỉ đồng cho thuốc lá. Song đáng buồn thay, trung bình mỗi người Việt Nam lại chỉ đọc khoảng... 1 cuốn sách/năm.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm phụ trách Bệnh viện Việt Đức

Thùy Linh |

Từ ngày 1.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Đặc sản 'lục bửu' từ trai lấy ngọc ít người biết ở Phú Quốc

Lục Tùng |

Nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ của ngọc trai Phú Quốc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ăn từ thịt trai sau khi khai thác ngọc.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng: "Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm"...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.


"Giữ hồn" cho sách truyền thống

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Trước sự phát triển của công nghệ, xu hướng đọc có sự thay đổi mạnh dẫn đến thực trạng cuốn sách cũ dần bị bỏ quên trong một góc khuất nào đó. Thực tế đòi hỏi tái bản và kinh doanh sách cũ cần có nhiều đổi mới để mạch nguồn tri thức quá khứ không bị đứt gãy, từ đó nuôi bền sức sống văn hóa đọc trong thời đại số.

Rèn con đọc sách từ thuở còn thơ

Phùng Nhung |

Sách được ví như một nguồn nước mát lành làm xanh tốt cho tâm hồn trẻ thơ. Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải chú trọng xây dựng văn hoá đọc cho con ngay từ thuở còn thơ.

Nỗi niềm của... sách

PHẠM ANH XUÂN |

Thống kê gần nhất: Người Việt đã chi tới 4 tỉ USD cho rượu, bia và 49.000 tỉ đồng cho thuốc lá. Song đáng buồn thay, trung bình mỗi người Việt Nam lại chỉ đọc khoảng... 1 cuốn sách/năm.