Cuộc chạy đua của thế hệ Millennials ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Trung Quốc có dân số 1,3 tỉ người với ít nhất 400 triệu người thuộc thế hệ Millennials - sinh ra từ năm 1981 đến 1996. Họ được kỳ vọng sở hữu nhà ở, có công việc lương cao và tìm được bạn đời vào thời điểm bước sang tuổi 30. Họ sống trong môi trường làm việc hoan nghênh “văn hoá bận rộn” (hustle culture) theo công chức 9-9-6 - làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.

Áp lực thành công đè nặng

Trong khi thế hệ Millennials ở Mỹ, khoảng 72 triệu người, là những người trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính thì những người cùng thế hệ ở Trung Quốc lại lớn lên trong thời kỳ cải cách kinh tế. Millennials bước vào độ tuổi làm việc khi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Trung Quốc tăng gấp hơn 10 lần.

Thế hệ Millennials điển hình của Trung Quốc không vay vốn sinh viên, dù gần 1/4 trong số họ - 100 triệu người - có bằng cử nhân. Trên thực tế, nợ sinh viên hầu như không tồn tại ở Trung Quốc vì giáo dục đại học quá rẻ. Học đại học ở Trung Quốc thường tốn từ 1.700 đến 3.500 USD một năm, theo Times Higher Education. Ở Mỹ, sinh viên chi tiêu trung bình 12.900 USD một năm cho giáo dục trường công lập và 49.800 USD một năm cho các trường đại học tư thục. Trong thế hệ Millennials ở Trung Quốc, nhiều người có thành tích học tập xuất sắc hoặc các "nhị phú đại" - sinh trưởng trong các gia đình giàu có, cũng theo đuổi học vấn ở các cơ sở giáo dục quốc tế với các điểm đến hàng đầu như Mỹ, Anh, Australia.

Với Millennials điển hình của Trung Quốc, định nghĩa về thành công được tóm gọn trong từ "zhuan" - thuật ngữ đặt ra năm 2012 để chỉ 3 trụ cột quan trọng của sự thành công - ít nhất là với nam giới Trung Quốc - là: Nhà, xe và vợ.

Theo báo cáo năm 2017 của HSBC, khoảng 70% Millennials Trung Quốc sở hữu một ngôi nhà, trong khi của thế giới là 40%. Với những người chưa có nhà, cứ 10 người thì có 9 người dự định mua nhà.

Với lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm lớn, thị trường việc làm không trải hoa hồng với Millennials Trung Quốc. Tổng tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc giảm còn 5% vào tháng 5, nhưng các báo cáo lưu ý, dù có nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không phải lúc nào cũng đủ việc làm ở trình độ cao. Ví dụ, năm nay, gần 1/3 số công nhân tại một nhà máy sản xuất thuốc lá là sinh viên tốt nghiệp từ một số trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, South China Morning Post đưa tin.

"Áp lực với chúng tôi rất lớn. Hầu hết mọi người thế hệ cha mẹ tôi đều học cấp 3. Bây giờ mọi người đều học đại học. Trung Quốc có đông dân và rất nhiều người đang cạnh tranh để có được công việc tốt" - Zhang Xun, 33 tuổi, sống tại thành phố Thanh Đảo, cho biết.

Về tài chính, theo báo cáo của KPMG, mức lương trung bình của một người thế hệ Millennials ở Trung Quốc là 1.817 USD/tháng, tương đương 21.804 USD/năm. Trung bình, thế hệ Millennials Trung Quốc nợ hơn 20.000 USD cho các tổ chức cho vay và cấp tín dụng, theo Tencent News. Giám đốc marketing của Daxue Consulting nói rằng, phần lớn khoản nợ này đến từ các khoản vay để mua các mặt hàng có giá trị lớn như nhà cửa hoặc ôtô.

Thế hệ Millennials ở Trung Quốc cũng tiết kiệm. Ngay cả những người kiếm được ít hơn mức trung bình cũng có xu hướng tiết kiệm hơn một nửa số tiền lương. Khảo sát năm 2020 của Danke cho thấy, họ chi tiêu khi cần thiết và tiết kiệm nếu có thể. Hai Rong, kế toán, 30 tuổi, tiết kiệm 70% trong số tiền lương 1.500 USD hằng tháng của cô vì chồng cô, làm việc ở thành phố khác, gửi khoảng 1.200 USD một tháng để nuôi cô và con trai 2 tuổi ở thành phố Quảng Đông. Cặp vợ chồng này đang phải trả khoản vay mua nhà khoảng 46.000 USD cho căn hộ rộng 1.200m2 của họ.

Thế hệ MillennialsTrung Quốc muốn đạt được các dấu mốc thành công trong cuộc sống với 3 trụ cột chính: Kiếm đủ tiền đặt cọc mua nhà, ô tô và kết hôn với người phù hợp. Ảnh: AFP
Thế hệ MillennialsTrung Quốc muốn đạt được các dấu mốc thành công trong cuộc sống với 3 trụ cột chính: Kiếm đủ tiền đặt cọc mua nhà, ôtô và kết hôn với người phù hợp. Ảnh: AFP

Những xu hướng

Theo cây viết Hillary Hoffower của Insider, trung bình thế hệ Millennials Mỹ đang trì hoãn các mục tiêu trong cuộc sống vì nợ tiền vay sinh viên. Millennials Trung Quốc kiếm được ít hơn nhiều so với của Mỹ nhưng có thể khá giả hơn về mặt tài chính bởi không phải gánh khoản nợ vay sinh viên khổng lồ. Dù thế hệ Millennials Trung Quốc đối mặt với áp lực về kết hôn và sinh thêm con nhưng điều này cũng xảy ra ở các nước Châu Á khác như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Millennials điển hình của Trung Quốc hoặc trì hoãn việc kết hôn cho đến cuối những năm 20 tuổi hoặc hoàn toàn không kết hôn. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, từ năm 2013 đến 2019, số người Trung Quốc kết hôn giảm 41%, từ 23,8 triệu người xuống còn 13,9 triệu người.

Số liệu trên toàn quốc cũng cho thấy phụ nữ Millennials Trung Quốc sẽ tạm hoãn việc kết hôn cho đến ít nhất là giữa những năm 20 tuổi. Năm 2016, độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình của phụ nữ Trung Quốc là 25, nam giới là 27. Năm 1982, điều tra dân số của Trung Quốc cho thấy một nửa số phụ nữ kết hôn trước khi sang tuổi 22 và trung bình đàn ông kết hôn ở tuổi 23.

Năm 2020, Trung Quốc có 2 mốc nhân khẩu học: Tỉ lệ sinh thấp lịch sử và tỉ lệ kết hôn thấp nhất trong 2 thập kỷ. “Đây là một phần của xu hướng dài hạn trong đó ngày càng có nhiều phụ nữ độc lập về tài chính và những kỳ vọng về cuộc sống thay đổi khiến việc kết hôn kém hấp dẫn hơn. Không phải thế hệ Millennials Trung Quốc không muốn kết hôn - mà là ngưỡng của họ cao hơn" - May Yee Chen, chuyên gia công ty nghiên cứu marketing Wunderman Thompson lưu ý.

Trì hoãn kết hôn, sinh con không phải là cách duy nhất mà thế hệ Millennials Trung Quốc định hình lại đất nước. Năm nay, một xu hướng mới xuất hiện: Một số Millennials từ chối “văn hoá bận rộn” và ủng hộ "Tang ping" (Thảng bình) - từ trong tiếng Trung Quốc có nghĩa đen là "nằm thẳng", tức không nỗ lực quá sức và bằng lòng với hiện tại. Phong trào "Thảng bình" được xem là một cuộc nổi dậy chống lại "Neijuan" - thuật ngữ thường sử dụng để mô tả lối sống siêu cạnh tranh đi đôi với "văn hóa bận rộn" 9-9-6 mà thế hệ Millennials ở Trung Quốc phải đối mặt.

Dù vậy, Cassi Xia, 26 tuổi, nhà tư vấn marketing đang sống ở Thượng Hải có mức lương 3.000 USD một tháng, nói rằng, nhiều Millennials Trung Quốc như cô hiểu rằng phải làm việc chăm chỉ nếu muốn có một cuộc sống tốt hơn. "Nếu bạn nỗ lực 100%, ai đó sẽ nỗ lực 110%. Vì vậy, nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn, sống trong ngôi nhà đẹp hơn, và có cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình, bạn chỉ có một lựa chọn: Làm việc chăm chỉ" - cô nói.

Ngay cả khi đối mặt với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng khí hậu và bối cảnh quốc tế đầy khó khăn, Chen Hai Ying, 39 tuổi, nhân vật thế hệ Millennials điển hình của "giấc mơ Trung Quốc" nhận định, hầu hết Millennials Trung Quốc đều có trình độ học vấn hoặc kỹ năng cá nhân cao. Doanh nhân ở Quảng Châu tin rằng thế hệ Millennials Trung Quốc có thể xây dựng một cuộc sống tốt hơn cha mẹ của họ bởi họ "giỏi trong việc lặng lẽ chịu đựng nghịch cảnh để tìm ra bước đột phá giải quyết khó khăn". Chen từng làm bồi bàn, nhân viên pha chế, thợ cơ khí, tự nuôi sống bản thân thời gian học cao đẳng sau khi gia đình phá sản năm 1998. Hiện anh là chủ một công ty in 3D, kiếm được 15.000 USD một tháng và sống trong ngôi nhà 6 tầng, rộng 10.000m2.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đào tạo tiến sĩ hôm nay phải nghĩ đến thế hệ mai sau

PGS.TS Nguyễn Văn Dững |

Tiếp tục những tranh luận về quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc đào tạo Tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021), Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS.Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững - nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhằm góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính khoa học về vấn đề này.

Từ chia sẻ tâm tư đến truyền cảm hứng thắng dịch trong âm nhạc thế hệ trẻ

THU HƯƠNG |

Ở thời điểm dịch còn phức tạp, thị trường âm nhạc vẫn sôi nổi với nhiều ca khúc đến từ các nghệ sĩ trẻ như Dế Choắt, Hoàng Dũng, Cá Hồi Hoang... mang tinh thần dân tộc, hay đơn giản tạo đồng cảm giúp người nghe tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Trung Quốc phóng vệ tinh khí tượng thế hệ mới

Thanh Hà |

Trung Quốc đã gửi một vệ tinh khí tượng mới vào quỹ đạo ​​từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên sáng 3.6.

Bức Tường và thế hệ trẻ Chillies, Cá Hồi Hoang, Ngọt Band… của Rock Việt

THU HƯƠNG |

Tạp chí Billboard Mỹ tuần qua có bài giới thiệu Bức Tường là ban nhạc rock đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy phát triển của rock Việt, trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ dám khát khao và dám biến ước mơ thành hiện thực.

Trung Quốc khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân theo công nghệ thế hệ 3 của Nga

Khánh Minh |

Ngày 19.5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng kiến ​​lễ khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân tiên tiến chạy bằng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba của Nga tại Trung Quốc.

Viện Pasteur TPHCM ra công văn khẩn về giám sát viêm phổi nặng do virus

Thanh Chân |

Ngày 24.2, Viện Pasteur TPHCM có công văn khẩn gửi giám đốc sở y tế 20 tỉnh, thành phía nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus sau khi Campuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A (H5N1).

Nếu Quang Hải, Công Phượng trở lại V.League...

PHẠM ĐÌNH |

Những cầu thủ như Quang Hải, Công Phượng có nên tính chuyện trở lại V.League khi ít được thi đấu ở nước ngoài?

Khởi tố 2 giám đốc Trung tâm Đăng kiểm ở Hưng Yên

HỮU CHÁNH |

Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố, bắt tạm giam 2 giám đốc và 5 đồng phạm để điều tra về hành vi "Giả mạo trong công tác và Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 89-02S và 89-05D.

Đào tạo tiến sĩ hôm nay phải nghĩ đến thế hệ mai sau

PGS.TS Nguyễn Văn Dững |

Tiếp tục những tranh luận về quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc đào tạo Tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021), Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS.Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững - nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhằm góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính khoa học về vấn đề này.

Từ chia sẻ tâm tư đến truyền cảm hứng thắng dịch trong âm nhạc thế hệ trẻ

THU HƯƠNG |

Ở thời điểm dịch còn phức tạp, thị trường âm nhạc vẫn sôi nổi với nhiều ca khúc đến từ các nghệ sĩ trẻ như Dế Choắt, Hoàng Dũng, Cá Hồi Hoang... mang tinh thần dân tộc, hay đơn giản tạo đồng cảm giúp người nghe tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Trung Quốc phóng vệ tinh khí tượng thế hệ mới

Thanh Hà |

Trung Quốc đã gửi một vệ tinh khí tượng mới vào quỹ đạo ​​từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên sáng 3.6.

Bức Tường và thế hệ trẻ Chillies, Cá Hồi Hoang, Ngọt Band… của Rock Việt

THU HƯƠNG |

Tạp chí Billboard Mỹ tuần qua có bài giới thiệu Bức Tường là ban nhạc rock đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy phát triển của rock Việt, trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ dám khát khao và dám biến ước mơ thành hiện thực.

Trung Quốc khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân theo công nghệ thế hệ 3 của Nga

Khánh Minh |

Ngày 19.5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng kiến ​​lễ khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân tiên tiến chạy bằng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba của Nga tại Trung Quốc.