Cú sốc - hành trình giành lại sự sống của một bác sĩ

Trần Thế Vinh |

Tác giả Rana Awdish là bác sĩ cấp cứu và là giảng viên Đại học Y Wayne State, Detroit, Michigan. Đồng thời cô là Giám đốc Chương trình Tăng áp Động mạch phổi tại Bệnh viện Henry Ford, Detroit. Mới đây, cô được bổ nhiệm là Giám đốc Chuyên môn cho Chương trình Cải thiện Chăm sóc cho Hệ thống Y tế (chương trình được đầu tư 6 tỉ đô la với quy mô 24.000 nhân viên).

1. Trong cuốn sách mới nhất - “Cú sốc - Hành trình giành lại sự sống của một bác sĩ”, Rana Awdish đã kể lại câu chuyện của chính mình, khi cô đột ngột đổ bệnh và phải đi cấp cứu, đúng vào thời điểm cô sắp hoàn thành chương trình đào tạo của mình. Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu của mọi chuyện. Cô bị xuất huyết nghiêm trọng, mất đi đứa con trong bụng, rồi suýt nữa đã sang thế giới bên kia, rồi phải vô cùng nỗ lực để trở lại cuộc sống bình thường. Trong suốt quá trình đó, từ vị trí hoàn toàn mới của người bệnh thay vì bác sĩ, cô đã nhận ra khoảng trống rất lớn giữa việc thực hành y tế trong lý thuyết với hiện thực tàn khốc của một bệnh nhân đang liệt giường.

Cuốn sách đưa độc giả đi cùng cô trong suốt quá trình đấu tranh với bệnh tật của cô, chứng kiến những sai lầm trong chính phương pháp thực hành ngành y vẫn được coi là tiêu chuẩn lâu nay. Tác giả cũng hiểu ra những thiếu sót chết người trong chính công việc của mình, cũng như cách bản thân đang thực hiện nó. Qua đó, cô cũng tìm ra một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

Bác sĩ Awdish, với khả năng kể chuyện của mình, đã mang đến một lời kêu gọi hành động đầy tinh tế nhưng không kém phần cấp thiết. Cô nhận ra bản thân phải chống lại chính sự đề phòng mà sinh viên y và nhân viên y tế, bao gồm cả chính cô, được đào tạo để thực hiện, cũng như vấn đề của sự mất đi kết nối. Rất riêng tư, nhưng cũng vô cùng phổ biến, tác giả đã kể lại câu chuyện chữa bệnh không của riêng ai. Cùng lúc đó, cô cũng đưa ra cho các nhân viên y tế một phương thức và lối đi mới để cải thiện mối quan hệ với người bệnh, cũng như những lợi ích của việc phá bỏ rào cản trong những mối quan hệ.

Nhận xét về cuốn sách: “Tôi ước rằng chúng tôi đã được trao cuốn sách của Awdish từ năm nhất của trường Y, cùng với chiếc áo blouse và ống nghe... kịch tích, lôi cuốn và đáng lưu tâm” (The New York Times Book Review); “Một câu chuyện khủng khiếp: Một ca sảy thai, nhiều nội tạng suy, sự không chắc chắn đi kèm với một khủng hoảng y tế bất ngờ. Cú sốc tìm kiếm một tia hy vọng le lói trong giây phút đen tối nhất của cuộc sống, và tìm thấy nó” (The Washington Post); “Một cái nhìn đầy bao dung và chi tiết về y học cũng như bệnh tật từ góc nhìn của một người vừa là bệnh nhân nhưng cũng đồng thời là bác sĩ... Một cuốn tự truyện độc đáo và đầy ý nghĩa” (Publishers Weekly).

Xin giới thiệu trích đoạn chương mở đầu “Cơ hội trải nghiệm cái chết” của Awdish.

2. Y học là lăng kính diệu kỳ cho phép ta đánh giá cơ thể con người. Rọi nó vào giữa những triệu chứng hỗn loạn, chẩn đoán sẽ hiện ra. Chiếc lưỡi đỏ, sưng tấy như trái “dâu tây” ở một bệnh nhi đang sốt sẽ hướng bác sĩ đến việc khám tim và xác nhận về chẩn đoán viêm mạch. Cơn đau bụng nóng rát của người đàn ông sẽ đưa đến chẩn đoán viêm dạ dày, bao gồm cả nguyên nhân và cách chữa trị, điều mà cơn đau chưa được xác định chẳng thể có được.

Y học thực hiện điều này bằng cách đặt ra những câu hỏi và lắng nghe, không chỉ những điều được nói ra mà còn cả những điều bị che giấu. Nếu như thấu cảm là khả năng nhìn nhận từ quan điểm của người khác và đồng cảm với họ thì ngành y, ở cấp độ cao nhất, chính là sự thấu cảm theo cách tập trung và khoa học. Việc thực sự quan tâm chăm sóc cho bệnh nhân đòi hỏi phải vượt qua mọi rào cản và đặt bản thân vào góc nhìn của người khác với tư cách vị khách qua đường khiêm nhường, người biết rằng đáng ra mình có thể bước qua mà không ngoảnh lại. Và chính hành động đó có sức mạnh chữa lành.

Lần đầu tiên tôi nhìn cuộc sống qua lăng kính y học là khi mới năm tuổi, lúc mẹ tôi đưa ra những mô tả mơ hồ với bác sĩ nhi qua điện thoại. Ở trong nôi, em trai tôi đang chống tay nhoài về phía trước, nước dãi chảy đầy và thay vì đang thở, dường như đang cố hớp lấy từng ngụm không khí. Vị bác sĩ hiểu đây là bệnh viêm nắp thanh quản, một tình trạng sưng đường hô hấp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Với giọng nói bình tĩnh nhưng vẫn rất khẩn trương, ông hướng dẫn mẹ đưa em tôi đến phòng cấp cứu ngay lập tức, nơi ông sẽ chờ sẵn. Tôi thật sự ấn tượng trước khả năng đưa ra chẩn đoán và phương thức điều trị từ các triệu chứng, sức mạnh cứu người thông qua kiến thức cũng như sự lắng nghe. Đó là công việc cao cả nhất mà tôi có thể nghĩ đến.

Việc theo học trường y giống như trải nghiệm trong một hội kín, với thứ ngôn ngữ, đồng phục và chuẩn mực xã hội điển hình của riêng nó. Chúng tôi được dạy cách giải mã di truyền và trình tự gen quy định những protein cấu thành các bộ phận trong cơ thể. Chúng tôi được cung cấp tử thi để mổ xẻ và nghiên cứu những cấu trúc với tên gọi bắt nguồn từ gốc tiếng Latin hay tiếng Hy Lạp cổ. Chúng tôi đã dành hẳn một năm để đắm mình trong sự kỳ diệu của cơ thể con người, để năm thứ hai có thể học cách nhận biết bệnh lý. Các giáo sư giảng cho chúng tôi về bản năng thông minh của các loại bệnh. Ký sinh trùng khai thác triệt để vật chủ, những thay đổi nhỏ trong gen dẫn đến các khuyết tật về tim và các tế bào ung thư không ngừng nhân lên. Chúng tôi được dạy rằng bằng cách tìm hiểu hướng đi của mỗi căn bệnh, các phương pháp chữa trị cũng sẽ được tìm ra. Những kiến thức với sức hút đầy ma mị. Tôi bám theo con đường học vấn, tin tưởng rằng mình rồi cũng sẽ thay đổi và có khả năng chữa lành...

3. Tôi đã trải qua một cơn bệnh - theo sau đó là quá trình hồi phục lâu dài và đau đớn - thứ đã xé tôi thành từng mảnh rồi sau đó xếp trở lại theo cách khiến tôi phải tự hỏi, thực sự đó có còn là mình hay không.

Mong ước được chữa khỏi bệnh thật hấp dẫn: Đầy quyến rũ và thu hút. Trái lại, những căn bệnh quái ác, mặc cho khả năng biến đổi hoàn toàn mọi thứ, không được đón nhận với cảm giác tương tự. Bệnh tật được coi là trạng thái bất thường. Nó giống như thị trấn ta phóng qua trên đường về nhà, nhưng không dừng chân hay nán lại. Chúng ta bước qua nó với hàm răng nghiến chặt như thể đang đi trong cơn bão, gắng lờ đi vẻ đẹp rực rỡ của những tia sét rạch ngang bầu trời. Nhưng chính những khoảnh khắc bạo tàn khiến chúng ta tan vỡ lại mở ra những kiến thức thường bị giấu đi, chỉ có thể tìm đến trong những thời điểm tăm tối bất tận.

Phải mất nhiều năm làm bệnh nhân, một người mới có thể hiểu rằng dù tiềm năng chữa bệnh của tri thức thật kỳ diệu, thực tế nó cũng chỉ là một lời nói dối.

Để có thể chữa lành, y học cần đến sự kết nối.

Là một bệnh nhân, bạn phải đương đầu với sự mong manh của mọi thứ mà bản thân từng tin là bất biến. Việc đặt mình vào vị trí dễ bị tổn thương ấy, khi không có ai bên cạnh sẵn sàng chia sẻ về những trải nghiệm tàn khốc, đem lại một cảm giác thực sự kỳ quái. Ai trong chúng ta cũng mong được thấu hiểu, được biết đến, được chia sẻ những trải nghiệm và cảm thấy được lắng nghe, để những sự kiện trong đời có được bối cảnh và ý nghĩa, rồi quay lại trở thành một phần nhận thức của chính ta về bản thân mình. Khao khát này càng mãnh liệt hơn vào những lúc ốm đau. Khi các cơ quan nội tạng và tay chân hoạt động bình thường, chúng ta có thể tùy ý tận hưởng ý niệm về sự tự lập và quyền tự quyết. Ta tự tin vào bản thân, rằng chính mình mới là người quyết định số phận đời mình. Nhưng khi đau ốm, ta đánh mất khả năng tự chủ, phải chấp nhận phụ thuộc vào người khác và phải chấp nhận kết cục khó đoán của mình. Sự thay đổi này mở ra cơ hội nhìn nhận những điều ta thường khó nhận ra giữa những đơn điệu của cuộc sống bình thường.

Tôi đã không coi trọng những giá trị vô hình, những khoảnh khắc khi sự thấu hiểu được chia sẻ. Tôi đã không cho phép bản thân hình dung ra viễn cảnh mình bỏ đi lớp phòng vệ, sẵn sàng tiếp nhận và chia sẻ. Tôi đã không hiểu rằng khơi mở bản thân mới là cách để phục hồi. Rằng thấu cảm trao đi cũng sẽ được nhận lại.

May mắn thay, tôi đã có cơ hội được trải nghiệm cái chết.

Trần Thế Vinh
TIN LIÊN QUAN

Đồng nghiệp chưa về, 52 y bác sĩ Đà Nẵng đã sẵn sàng chi viện Bắc Giang

THUỲ TRANG |

Mặc dù những người đồng nghiệp tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C chưa trở về nhưng 52 y bác sĩ tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng đã sẵn sàng tinh thần lên đường, tiếp tục chi viện cho tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19. Với họ, đó không chỉ là nhiệm vụ của một người y bác sĩ mà còn là nhiệm vụ của người lính.

Bác sĩ kể lại giây phút giành giật Eriksen với tử thần

TAM NGUYÊN |

Tiền vệ Christian Eriksen đã nhận được sự trợ giúp rất kịp thời của đội ngũ y tế ngay thời điểm ngã xuống sân.

V (BTS) được đạo diễn phim “Những bác sĩ tài ba” mời hợp tác

Thanh Hương |

Đạo diễn Shin Won Ho gửi lời mời tới V của nhóm BTS góp mặt trong phần 2 của phim “Những bác sĩ tài ba”.

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Động viên y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Sơn Tây

Ngọc Ánh |

Tiếp tục đồng hành, tiếp sức cùng lực lượng tuyến đầu chống COVID-19, sáng 10.6, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Phạm Bá Vĩnh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Đồng nghiệp chưa về, 52 y bác sĩ Đà Nẵng đã sẵn sàng chi viện Bắc Giang

THUỲ TRANG |

Mặc dù những người đồng nghiệp tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C chưa trở về nhưng 52 y bác sĩ tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng đã sẵn sàng tinh thần lên đường, tiếp tục chi viện cho tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19. Với họ, đó không chỉ là nhiệm vụ của một người y bác sĩ mà còn là nhiệm vụ của người lính.

Bác sĩ kể lại giây phút giành giật Eriksen với tử thần

TAM NGUYÊN |

Tiền vệ Christian Eriksen đã nhận được sự trợ giúp rất kịp thời của đội ngũ y tế ngay thời điểm ngã xuống sân.

V (BTS) được đạo diễn phim “Những bác sĩ tài ba” mời hợp tác

Thanh Hương |

Đạo diễn Shin Won Ho gửi lời mời tới V của nhóm BTS góp mặt trong phần 2 của phim “Những bác sĩ tài ba”.

Bác sĩ cùng nhau "làm đẹp" trong tâm dịch Bắc Giang

Bảo Hân |

Các bác sĩ, nhân viên y tế trong tâm dịch Bắc Giang tranh thủ lúc được nghỉ ngơi đã cùng nhau "làm đẹp" - cắt tóc. Đây là một trong những hình ảnh rất đời thường của các “chiến binh áo trắng” trong tâm dịch đang ngày đêm chiến đấu giành lại sức khoẻ cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

Động viên y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Sơn Tây

Ngọc Ánh |

Tiếp tục đồng hành, tiếp sức cùng lực lượng tuyến đầu chống COVID-19, sáng 10.6, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch Phạm Bá Vĩnh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây.