Còn quá sớm để ước tính mức độ tồi tệ của COVID-19

Bs Bình Nguyên |

Đó là lời của GS John Ioannidis, chuyên ngành nghiên cứu Y khoa và ngăn chặn dịch bệnh, Đại học Stanford, Mỹ.

Những phát hiện mới

Ngày 16.2, Lưu Lương - chuyên gia giải phẫu bệnh lý, Đại học (ĐH) Y Đồng Tế, thuộc ĐH khoa học và công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc (TQ), khám nghiệm tử thi 9 bệnh nhân tử vong do SARS-CoV-2, phát hiện nhiều tổn thương quan trọng và công bố trên “Tạp chí giải phẫu bệnh” số ra ngày 25.2. Một trong những người đó là cụ ông 85 tuổi, nhập viện cấp cứu tháng 1.2020 do nhồi máu não. Sau 10 ngày, cụ có các triệu chứng  nhiễm virus SARS-CoV-2; xét nghiệm axit nucleic dương tính và qua đời. Chẩn đoán tử vong là “viêm phổi do corona virus chủng mới (nay gọi là virus SARS-CoV-2), suy hô hấp”. Phẫu thuật tử thi (đánh giá bằng mắt trần, quen gọi là đại thể) thấy: Tràn dịch màng phổi (khoang ảo giữa phổi và màng phổi: hít vào mất khoang do phổi giãn to, thở ra xuất hiện khoang do phổi co nhỏ lại) hai bên khoảng 150ml (phổi viêm xuất tiết dịch). Gần hết phổi trái màu trắng xám; phổi phải có nhiều vùng đỏ sẫm, ứ máu nghiêm trọng, lẫn những vùng chảy máu, tắc nghẽn mạch. Mặt cắt mô phổi tràn ra lượng lớn dịch nhớt màu trắng. Hệ thống phế quản phổi phải chứa đầy chất nhầy dạng như thạch. Khí quản chứa nhiều chất nhầy màu trắng lẫn bọt (niêm mạc phế, khí quản có loại tế bào tiết nhày, sẽ tăng tiết khi viêm). Mô phổi mất tính mềm xốp bình thường, sờ thấy cứng. Mô tả này cho thấy phổi trái ở giai đoạn viêm nặng (mô phổi đã nhục hóa - đông đặc) hơn phổi phải (gần nhục hóa), đồng nghĩa với mất gần hết khả năng hấp thu oxy, thải trừ cacbonic. Trên đại thể có thể kết luận chắc chắn rằng SARS-CoV-2 gây tổn thương chủ yếu ở các phế quản nhỏ, tiểu phế quản tận (nối với phế nang) và phế nang, thể hiện bằng phản ứng viêm đặc trưng. Tổn thương này giống tổn thương ở bệnh nhân tử vong trong dịch SARS 2002 và MERS 2012. Tuy nhiên, ông Lưu nhận định tình trạng xơ hóa phổi ở người tử vong do SARS-CoV-2 không trầm trọng như SARS.

Điều này chắc lý giải được tỉ lệ tử vong của SARS trước đây là 9,6% nhưng nay do SARS-CoV-2 là 3,4% (WHO đưa ra ngày 3.3, chưa phải cuối cùng). Ông Lưu cho biết, hiện các mẫu mô lấy từ 9 tử thi mới nghiên cứu vi thể được các mẫu của 3 người, khi nghiên cứu đầy đủ mới có thể kết luận SARS-CoV-2 có gây tổn thương các cơ quan nội tạng khác hay không? Bởi theo các báo cáo lâm sàng, phát hiện nhiều bệnh nhân mắc COVID-19, ngoài viêm phổi còn có biểu hiện tổn thương cơ tim, một ca tử vong vì viêm cơ tim cấp tính, nhiều ca biểu hiện bệnh lý đường ruột. Bệnh viện (BV) Địa Đàn, Bắc Kinh, phát hiện virus SARS-CoV-2 trong dịch não tủy của nam bệnh nhân 56 tuổi khi có biểu hiện mất nhận thức, tuy không thấy tổn thương não trên film CT.Scanner. Được dùng phác đồ chống viêm não do virus, các triệu chứng thần kinh mất dần? Xin giải thích, khi phẫu thuật tử thi bao giờ cũng phải lấy mô của tất cả cơ quan nội tạng để xét nghiệm vi thể (nhuộm màu tế bào, nghiên cứu trên kính hiển vi) để chẩn đoán tổn thương liên quan các tạng của một bệnh ở mức độ mô học; chẩn đoán giải phẫu bệnh lý nguyên nhân chết (do một bệnh hoặc nguyên nhân khác) chỉ được tin cậy khi tổng hợp cả kết quả nghiên cứu đại và vi thể. Trên người sống để chẩn đoán bệnh, chỉ sinh thiết (biopsy) một mẩu mô rất nhỏ. Với mô tả của BS Lưu, thấy rằng tổn thương hai phổi ở cụ già nói trên rất trầm trọng - kết quả của sự “tàn phá” bởi SARS-CoV-2 và người cao tuổi thường rất dễ tử vong do viêm phổi, giống như dịch SARS và MERS đã thống kê trước đây. Những báo cáo tổn thương giải phẫu bệnh lý mô phổi do SARS-CoV-2 của BS Lưu phù hợp với tổn thương mô phổi trong chẩn đoán hình ảnh. Trên film CT.Scanner, những vùng viêm thể hiện bằng những đốm, mảng trắng đục (cản quang mạnh hơn mô phổi không viêm - màu đen) và màu trắng càng rộng, càng đậm thì tổn thương càng nặng. Nếu thêm tràn dịch màng phổi (trên film thấy rõ), sẽ nhanh suy hô hấp hơn. Không phải bây giờ y học mới biết biểu hiện lâm sàng phù hợp với tổn thương chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh lý, nhưng trước một bệnh mới, do một mầm bệnh mới như SARS-CoV-2, thì việc nghiên cứu này ngoài việc làm sáng tỏ đầy đủ bệnh mới, còn phải lưu trữ để đối chiếu về sau.

Trong thông báo ngày 28.2, nhóm chuyên gia BV ĐH Chiết Giang, TQ, cho biết, trong các mẫu xét nghiệm của 30 người dương tính với SARS-CoV-2, thu từ 26.1 - 9.2, có 2 mẫu nước mắt của một người (biểu hiện viêm kết mạc). Còn BV Nhân dân Thâm Quyến, Quảng Đông, TQ phát hiện SARS-CoV-2 có trong nước bọt của bệnh nhân. Hai chuyện này nghe có vẻ không mới mẻ gì nhưng thực ra rất có giá trị. Bởi trước đây việc khuyến cáo đeo khẩu trang, kính bảo hộ là dựa trên kinh nghiệm dịch SARS và Coronavirus nói chung, thì nay đã có bằng chứng rõ ràng là virus có trong dịch tiết mũi, miệng, họng, đường hô hấp và khuyến cáo có cơ sở đúng đắn.

Những vấn đề chưa rõ ràng

Reuters đưa tin, ngày 27.2, điều trần trước Quốc hội Mỹ về ứng phó dịch COVID-19 đang lan nhanh toàn cầu, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ - ông Robert Redfield - cho hay, trên bề mặt đồng, thép, SARS-CoV-2 tồn tại khoảng 2 giờ. Trên giấy các-tông, nhựa, chúng tồn tại dài hơn và đang được nghiên cứu thêm. Trong khi, trước đây, đã có 22 nghiên cứu về các Coronavirus (gồm SARS-CoV hay MERS-CoV) công bố trên tạp chí “The Journal of Hospital Infection” cho biết chúng có thể tồn tại ở môi trường ngoài vật chủ tối đa 9 ngày với nhiệt độ phòng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức công bố trên Tạp chí “Sciences et Avenir”, khẳng định SARS-CoV và MERS-CoV có thể sống sót trên bề mặt nhiều đồ vật, từ 2 giờ đến 9 ngày.

Cục Nông, Ngư nghiệp và bảo tồn Hong Kong (TQ) nói rằng, một con chó nhiễm virus SARS-CoV-2 với số lượng ít (mật độ thấp) và gọi là DT “yếu”. Chủ con chó là hội viên Câu lạc bộ cưỡi ngựa ở Hong Kong, bị nhiễm SARS-CoV-2 cùng người giúp việc gia đình. Hai người này thuộc 93 ca nhiễm đã thống kê, tuy nhiên, con chó không có triệu chứng bệnh. Hiện tại đang xét nghiệm dịch miệng, mũi, trực tràng của con vật và các mẫu ở môi trường xung quanh để tìm sự liên quan, chó được cách ly. WHO cho rằng, chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi như chó, mèo... bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc là nguồn lây cho người, nhưng chưa rõ vấn đề này đã được nghiên cứu hay chưa? Liên quan đến kết luận DT “yếu” có chuyện là, ở Quảng Đông, Tứ Xuyên (TQ), có nhiều bệnh nhân viêm phổi cấp do SARS-CoV-2, đã xuất viện và trước đó xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, lại thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu phân của họ và cũng được “xác định” là DT “yếu”. Nhưng không thấy nói về mức độ độc của loại virus “yếu” này - điều được quan tâm nhất - “yếu” nhưng có gây bệnh được không? Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chiều 28.2, ông Guo Yanhong - quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia TQ - khẳng định, các ca tái nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không truyền virus cho người khác. Chuyện này có vấn đề chưa rõ là virus được cho là “tái nhiễm” này thực sự tái nhiễm hay là virus gây bệnh lần trước chưa được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Vì có nhiều loại virus gây bệnh khi đã hết biểu hiện lâm sàng, mầm bệnh vẫn còn trong cơ thể người nhiều ngày nhưng độc lực suy giảm! Thực ra, những người này vẫn lây truyền virus cho người khác khi họ thở, ho, hắt hơi... nhưng virus đã qua điều trị bằng thuốc kháng có gây viêm phổi cho người khác không? Phải đặt vấn đề như thế mới đúng đích. Thế nên, công bố như vậy là có bằng chứng dựa trên thống kê, điều tra, thực nghiệm hay chưa? Ngày 28.2, Hàn Quốc có ca “tái nhiễm” đầu tiên.

Vẫn đang lan nhanh!

Khi có dịch, xác định người đầu tiên phát bệnh (bệnh nhân số 0) giúp xác định nguồn gốc virus, cách lây lan để có phương thức ngăn chặn dịch, dự phòng tương lai. Tuy nhiên, từ TQ, đến Italia, Iran đều không tìm ra người “số 0”. Rồi Italia và mới nhất Hàn Quốc (3 người), Mỹ (4 người) DT nhưng không xác định được nguồn lây. Thêm vào đó là số lớn người mắc COVID-19 không phát bệnh - nguồn lây “tiềm năng”, là những “lý do” đến ngày 9.3, dịch lan rộng ra 103 nước với các tâm dịch mới là Hàn Quốc, Iran, Italia. Leslie Dach - cựu cố vấn cao cấp Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh Mỹ - nói rằng, khả năng cao COVID-19 tiếp tục lan đến các quốc gia khác, vì ngoài tốc độ lây lan nhanh hơn hẳn SARS-CoV, bắt đầu thấy lây nhiễm không liên quan đến sự di chuyển từ vùng dịch.

Từ 28.2, WHO cảnh báo nguy cơ lây lan COVID-19 ở mức “rất cao” - mức cao nhất về nguy cơ lây nhiễm và tác động cấp độ toàn cầu.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 bao trùm thể thao thế giới

NHIẾP PHONG |

Ngày 12.3 có lẽ là khoảng thời gian khủng hoảng nhất của thể thao thế giới, đặc biệt là bóng đá. Hàng loạt tin tiêu cực liên quan đến dịch COVID-19 được xác nhận. Từ các HLV, cầu thủ, quản lý,... mỗi đội bóng liên tục được "điểm danh" theo những ca mắc mới tiếp theo.

95% số người mắc COVID-19 trên thế giới đã và đang hồi phục

L.Hà |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế tiếp tục giải đáp các câu hỏi nhiều người quan tâm về dịch COVID-19 như ai dễ mắc COVID-19? Tỉ lệ hồi phục khi mắc COVID-19.

Tìm thấy hóa thạch khủng long nhỏ nhất thế giới trong hổ phách ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch loài khủng long nhỏ nhất từng được biết tới ở khu vực Đông Nam Á.

3 kịch bản dịch COVID-19 thế giới phải đối mặt

Ngọc Vân |

Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm 2020, theo dự báo của giới chuyên gia.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Dịch COVID-19 bao trùm thể thao thế giới

NHIẾP PHONG |

Ngày 12.3 có lẽ là khoảng thời gian khủng hoảng nhất của thể thao thế giới, đặc biệt là bóng đá. Hàng loạt tin tiêu cực liên quan đến dịch COVID-19 được xác nhận. Từ các HLV, cầu thủ, quản lý,... mỗi đội bóng liên tục được "điểm danh" theo những ca mắc mới tiếp theo.

95% số người mắc COVID-19 trên thế giới đã và đang hồi phục

L.Hà |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế tiếp tục giải đáp các câu hỏi nhiều người quan tâm về dịch COVID-19 như ai dễ mắc COVID-19? Tỉ lệ hồi phục khi mắc COVID-19.

Tìm thấy hóa thạch khủng long nhỏ nhất thế giới trong hổ phách ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch loài khủng long nhỏ nhất từng được biết tới ở khu vực Đông Nam Á.

3 kịch bản dịch COVID-19 thế giới phải đối mặt

Ngọc Vân |

Dịch COVID-19 có thể sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm 2020, theo dự báo của giới chuyên gia.