Con người trí thức - chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu trong "Hừng đông"

lê quang vinh |

“Hừng đông” là cuốn tiểu thuyết thứ 2 trong sự nghiệp sáng tác của PGS.TS Ngữ văn Nguyễn Thế Kỷ vừa được ra mắt, sau “Chuyện tình Khau Vai”. Đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu về nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu - một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta. Nét chung ở 2 cuốn tiểu thuyết này là, đều ra đời sau khi trước đó là kịch bản sân khấu và đã được dàn dựng, công diễn. Nét riêng của “Hừng đông’’ là không chỉ thể hiện chân dung một nhân vật lịch sử, mà còn khắc họa thế giới nội tâm phong phú của một con người trí thức - chiến sĩ cộng sản...

Nhà cách mạng Phan Đăng Lưu (5.5.1902 - 28.8.1941) quê ở thôn Đông, xã Hoa Thành (trước là Tràng Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học, yêu nước, yêu lao động, nhân ái, nghĩa tình. Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, can đảm, khí khái; giỏi về chữ Hán, tiếng Pháp, văn học, nông học, chính trị học, xã hội học... Từ thời trẻ, Phan Đăng Lưu đã ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước, đưa nước ta theo con đường độc lập, tự do, dân chủ, tiến bộ, ngay từ khi tốt nghiệp Trường Canh Nông của Pháp rồi sau đó quyết tâm từ bỏ cuộc sống của một viên chức trong bộ máy thực dân.

Phan Đăng Lưu từng tham gia các tổ chức yêu nước có xu hướng cộng sản như Hội Phục Việt (sau chuyển thành Hội Hưng Nam rồi Đảng Tân Việt) và là cán bộ chủ chốt của đảng này. Tiếp đó, ông trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, được giao trọng trách là Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (từ 1936), Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ (3.1937), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1937), Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938 - 1940). Đó là những năm tháng Phan Đăng Lưu hoạt động ở Huế sau 7 năm bị Pháp giam cầm tại nhà lao Vinh và nhà lao Buôn Ma Thuột. Trong thời gian sống tại Huế, ông được Xứ ủy phân công lãnh đạo trực tiếp bộ phận chỉ đạo tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp của Đảng, đòi dân chủ, dân sinh, hòa bình. Những nỗ lực đóng góp của ông đã giúp cho phong trào đấu tranh cách mạng làm rúng động Kinh thành Huế và cả thủ đô Paris bên Pháp.

Ông có công lớn trong phong trào Đông Dương Đại hội (cuối năm 1936), đưa người của Đảng vào và nắm giữ các vị trí quan trọng trong Viện Dân biểu Trung Kỳ, sử dụng linh hoạt cuộc đấu tranh “giành ghế” ở nghị trường, kết hợp khéo léo diễn đàn đấu tranh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí và văn học nghệ thuật. Tháng 9.1937, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng, Phan Đăng Lưu đã được bầu vào BCH Trung ương. Tới cuối năm 1939, trước bối cảnh Chiến tranh Thế giới lần 2 bùng nổ và chính quyền thực dân Pháp gia tăng đàn áp, bóc lột người dân Việt Nam, ông đã được Trung ương triệu tập vào Nam Kỳ hoạt động, phân công phụ trách phong trào các tỉnh Nam Kỳ.

Năm 1940, khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và hầu hết các Ủy viên BCH Trung ương Đảng đều bị địch bắt giam, chỉ còn duy nhất Phan Đăng Lưu là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo Xứ ủy Nam Kỳ. Trong khi đó, khí thế cách mạng của quần chúng trong khu vực sục sôi và một số đồng chí lãnh đạo Xứ ủy nêu cao quyết tâm khởi nghĩa. Nhưng với lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng dạn dày, kiên định, sáng suốt, Phan Đăng Lưu nhận thấy thời cơ, lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền chưa chín muồi, nên ông đã ra Bắc để ''xin chỉ đạo của Trung ương’’, nhưng kỳ thực là nhằm triệu tập Hội nghị tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương lần thứ 7) để thảo luận và quyết định 4 vấn đề quan trọng, cấp thiết: Tái lập BCH Trung ương lâm thời trên cơ sở tổ chức và nhân sự của Xứ ủy Bắc Kỳ; Bầu Quyền Tổng Bí thư (thay đồng chí Nguyễn Văn Cừ đang bị địch giam cầm); Xin ý kiến của Trung ương về việc tiến hành hay trì hoãn khởi nghĩa ở Nam Kỳ; Bàn việc chuyển cơ quan đầu não bí mật của Đảng từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ.

''Hừng đông'' - một ấn phẩm gia nhập vào dòng tiểu thuyết tư liệu - lịch sử.  Ảnh: L.Q.V
''Hừng đông'' - một ấn phẩm gia nhập vào dòng tiểu thuyết tư liệu - lịch sử. Ảnh: L.Q.V

Đáng chú ý trong các nội dung nói trên là việc bầu Quyền Tổng Bí thư. Khi đó, đã có ý kiến đề cử Phan Đăng Lưu đảm nhiệm chức vụ này, vì ông là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng duy nhất còn ở ngoài nhà tù. Nhưng, với sự khiêm nhường, nên sau khi phân tích tình hình và đề xuất các giải pháp hoạt động, Phan Đăng Lưu đã đề cử đồng chí Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh) làm Quyền Tổng Bí thư với những chia sẻ đầy sâu sắc và cảm động, đại ý là: Ông cần phải vào ngay Nam Kỳ, vì đồng chí, đồng bào đang trông chờ sự chỉ đạo của Đảng, của ông, vì ông nắm chắc tình hình, nhưng đồng thời, mặt khác, khi ông trở lại Nam Kỳ, rất có thể, kẻ thù sẽ bắt được ông, sẽ tử hình ông. Vậy nên, đừng để Trung ương lại phải thêm một lần bầu Quyền Tổng Bí thư khác...

Và rồi sau đó, thực tiễn cách mạng đã diễn ra như Phan Đăng Lưu đã dự báo, phân tích. Ngay sau Hội nghị Trung ương 7, ông tức tốc trở lại miền Nam. Khi ông vừa kịp về đến Sài Gòn - Chợ Lớn, thì khởi nghĩa Nam Kỳ đã bùng nổ vào đêm 22, rạng sáng 23.11.1940 với khí thế cách mạng ngút trời. Tuy nhiên, kẻ thù hung bạo đã dìm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ trong biển máu. Như một tất yếu đớn đau, Phan Đăng Lưu và nhiều đồng chí khác đã bị địch bắt, tra tấn dã man và ngã xuống trước hừng đông độc lập, tự do của đất nước.

Tấm gương người cộng sản ưu tú Phan Đăng Lưu đã trở thành mạch nguồn sáng tạo của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - người có may mắn và niềm tự hào được sinh ra, lớn lên ở Yên Thành - quê hương của người cộng sản trí thức Phan Đăng Lưu. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Thế Kỷ đã được người thân trong gia đình kể nhiều câu chuyện về Phan Đăng Lưu và những người yêu nước đấu tranh cách mạng. Những câu chuyện đó đã thôi thúc tác giả dày công tra cứu tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử với tâm huyết xây dựng một hình tượng nghệ thuật đầy cảm xúc về người cộng sản ưu tú Phan Đăng Lưu và các đồng chí của ông, đã cho ra đời kịch bản văn học “Hừng đông’’, được dàn dựng trên sân khấu trong năm 2016 với hai phiên bản nghệ thuật: Phiên bản sân khấu cải lương do NSND Triệu Trung Kiên đạo diễn, trên sân khấu Nhà hát Cải lương Việt Nam và phiên bản kịch hát Dân ca Nghệ Tĩnh do NSND Lê Hùng cùng Trung tâm bảo tồn và phát huy Di sản dân ca Xứ Nghệ (tỉnh Nghệ An) dàn dựng.

Từ thành công của vở diễn “Hừng đông” ở hai loại hình sân khấu nói trên, tác giả Nguyễn Thế Kỷ tiếp tục thử sức mình ở loại hình tiểu thuyết và tiểu thuyết ''Hừng đông’’ vừa được ra mắt, với sự phối hợp ấn hành của NXB Văn học và Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Liên Việt, góp thêm sự phong phú vào kho tàng văn chương viết về các lãnh tụ của Đảng, đồng thời là tác phẩm văn học chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo tác giả, muốn xem vở diễn thì phải đến sân khấu, phải ngồi trước màn hình hay cần phải có điện thoại thông minh, còn với một cuốn sách, có thể đọc và cảm nhận nó ở nhiều nơi, mọi lúc và người đọc có thể đồng cảm, đồng sáng tạo với người viết.

Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ cho biết, đây là tác phẩm có độ chính xác cao về tư liệu cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Trong đó, tác giả đi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, không cần tới những ngôn từ hoa mỹ, nên đã khiến nhân vật trở nên thân thuộc, gần gũi. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: “Tiểu thuyết ‘’Hừng đông’’ viết về con người đã đi vào lịch sử. Cái khó của người viết, là những nhân vật, những sự kiện lịch sử không được hư cấu, nhưng nhà văn có quyền đi vào nội tâm nhân vật. Điều này lịch sử không viết được, nhưng văn học có quyền và một số nhân vật phụ thì có quyền hư cấu”.

Theo nhà văn, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng: “Tiểu thuyết “Hừng đông” viết về phong trào cách mạng Việt Nam những năm trước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) và sau đó khoảng 10 năm đến cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng tác giả không viết theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu. Viết “Hừng đông”, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, theo tôi, đã vượt ra ngoài phên giậu của thi pháp tiểu thuyết Việt Nam (1945 - 1985) lấy nhân vật nhân dân/ tập thể/ đám đông làm trung tâm. Ở đây, nhà văn phải giải quyết mối tương quan giữa nhân vật “tập thể” và “cá thể” theo yêu cầu điển hình hóa (con người này như Heghen đã nhấn mạnh). Phan Đăng Lưu không thể thoát ly ra khỏi gia đình (bố mẹ, vợ con), bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí, quê hương làng xóm. Nhưng đây là nhân vật văn học Phan Đăng Lưu, nên phải có cá tính, số phận như một điển hình nghệ thuật. Nhân vật này đã đi suốt tác phẩm từ trang đầu đến trang cuối. Trong nhân vật này riêng, chung hài hòa, bện chặt, tương hỗ... Tôi riêng thích cách tác giả cá thể hóa nhân vật qua chuyện riêng tư, đời thường, qua thế giới nội tâm phong phú của một con người kết hợp trong mình các phẩm tính của một trí thức - chiến sĩ cộng sản - một nhân cách có căn cốt văn hóa trong ứng xử với gia đình, vợ con, bạn bè, với tự nhiên...”.

Cũng theo nhận định của nhà văn Bùi Việt Thắng về sự thể hiện nhân vật trong ‘’Hừng đông’’: ''Phan Đăng Lưu là con người chí lớn, gan bền, cao vọng lập thân, lập nghiệp vì nghĩa lớn - đất nước độc lập, tự do; nhân dân no ấm, thái bình. Nhưng một cánh én không làm nên mùa xuân, một cá nhân xuất chúng cũng khó làm nên lịch sử. Tác giả đã khéo léo đặt nhân vật Phan Đăng Lưu trong mối quan hệ rộng và sâu với nhiều nhân vật khác thuộc nhiều khuynh hướng chính trị và mục đích dấn thân khác nhau như Phan Bội Châu, Ngô Đình Diệm... cũng như các đồng chí cùng chung chí hướng của mình như Lê Hồng Phong, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Nguyễn Chí Diểu, Lê Duẩn... Mỗi nhân vật xuất hiện ít hay nhiều, có vị trí xã hội khác nhau, nhưng đều như những thỏi nam châm cực mạnh bắt/hút nhau tạo thành một ''từ trường’’ đặc biệt’’.

Mặc dù bận bịu với công tác quản lý, kể từ khi làm việc ở tỉnh Nghệ An cho đến nay - hiện là Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, nhưng PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Đến nay, ông đã có 2 cuốn sách về lý luận, phê bình văn hóa, văn nghệ; 8 kịch bản sân khấu; 2 tập thơ cùng nhiều đầu sách nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật và báo chí. ''Một ngòi bút trải rộng trên nhiều lĩnh vực sáng tác thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu văn hóa, chứng tỏ niềm đam mê và một sức viết sung mãn...’’ - nhà văn, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng nhận xét.

lê quang vinh
TIN LIÊN QUAN

Ra mắt cuốn sách "Hừng Đông" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ

Hải Minh |

Buổi giới thiệu sách “Hừng Đông” có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đại diện gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.

Đối thoại với tác phẩm mỹ thuật

Việt Văn |

Có lẽ chưa năm nào các triển lãm mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa…) bùng nổ như thế. Riêng tuần này, khi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa khép lại (10.12) để chuẩn bị du Nam thì một loạt triển lãm khác lại mở cửa. Hữu Khoa - biệt danh họa sĩ “Còm” bảo: Thời COVID-19, tưởng họa sĩ hết đất sống nào ngờ triển lãm tơi tới như mùa cưới và hầu như triển lãm nào cũng có họa sĩ bán được nhiều tranh.

“Trong vô tận” - tác phẩm và dư luận

P.V |

Liên tiếp hai cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn, lần thứ tư (2011-2015) và lần thứ năm (2016-2019), hai cây bút Bùi Việt Sỹ và Vĩnh Quyền của báo Lao Động đoạt giải cao.

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Ra mắt cuốn sách "Hừng Đông" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ

Hải Minh |

Buổi giới thiệu sách “Hừng Đông” có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đại diện gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.

Đối thoại với tác phẩm mỹ thuật

Việt Văn |

Có lẽ chưa năm nào các triển lãm mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa…) bùng nổ như thế. Riêng tuần này, khi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa khép lại (10.12) để chuẩn bị du Nam thì một loạt triển lãm khác lại mở cửa. Hữu Khoa - biệt danh họa sĩ “Còm” bảo: Thời COVID-19, tưởng họa sĩ hết đất sống nào ngờ triển lãm tơi tới như mùa cưới và hầu như triển lãm nào cũng có họa sĩ bán được nhiều tranh.

“Trong vô tận” - tác phẩm và dư luận

P.V |

Liên tiếp hai cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn, lần thứ tư (2011-2015) và lần thứ năm (2016-2019), hai cây bút Bùi Việt Sỹ và Vĩnh Quyền của báo Lao Động đoạt giải cao.

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.