“Cơn ác mộng” nhiễm khuẩn bệnh viện

Đức Vân |

Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện đang là một “cơn ác mộng” không chỉ với ngành y tế mà còn cả với người dân.

Chết vì lý do đơn giản

Tại Việt Nam đã có ba cuộc điều tra cắt ngang mang tính khu vực do Bộ Y tế thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 11.5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các ca nhiễm khuẩn. Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6.8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41.8%). Điều tra năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% và viêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%).

Một nghiên cứu của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương khảo sát trên gần 4.000 bệnh nhân của 15 khoa hồi sức tích cực tại 15 BV trên cả nước cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn BV là 27,3%. Các BV tuyến trung ương có tỉ lệ nhiễm khuẩn BV cao hơn BV tuyến cơ sở. Nguy hiểm hiện nay là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh đặc trị dao động trong khoảng 50%-75%.

Như môi trường bình thường bên ngoài, bệnh viện cũng là nơi con người có thể phát triển các nhiễm trùng, do mầm bệnh sẵn có hoặc lây lan từ người khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn không xuất hiện ở bệnh nhân khi nhập viện, nhưng phát triển trong quá trình lưu trú tại đây. Hai dạng chính của loại nhiễm khuẩn này là tự nhiễm và nhiễm chéo.

Người bình thường luôn có vi khuẩn trên cơ thể. Da của con người có khoảng 100 đến 10.000 vi sinh vật trên mỗi cm2. Nhiều loài vi sinh vật sống trong màng nhầy niêm mạc của con người và tạo thành một hệ bình thường. Tuy nhiên, các mô này không bị nhiễm trùng.

Khi các vi sinh vật xuyên qua da hay màng nhầy niêm mạc, chúng đi vào các mô dưới da, cơ, xương hay khoang trong cơ thể - nơi bình thường vô trùng - và có thể phát triển thành nhiễm trùng.

Tại các cơ sở y tế, nguồn nhiễm trùng có thể đến từ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và môi trường vô tri. Môi trường bệnh viện, nước hay thức ăn có thể chứa những nguồn bệnh và gây bùng phát bệnh như ở cộng đồng bên ngoài. Thậm chí, các dược phẩm cũng có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất hay phân phối.

Có thể phát sinh từ chính nhân viên y tế

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện có thể phát sinh từ nhân viên y tế mang trong mình các tác nhân gây bệnh. Họ có thể có hoặc không có các biểu hiện ra bên ngoài và truyền mầm nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103, cho biết ở Việt Nam, nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một vấn đề nan giải. Đây được xem là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, mức sử dụng kháng sinh, sự kháng thuốc của vi sinh vật, chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế.

Bác sĩ Hoàng Hải Hà, khoa Nội, Bệnh viện 09, nơi điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS, đặc biệt với các biến chứng lao phổi, cũng cho biết môi trường bệnh viện có rất nhiều loại vi khuẩn, type gây bệnh khác nhau. Chúng dễ dàng lây lan từ người bệnh này sang người bệnh kia thông qua quá trình cùng ở cùng một phòng, tiếp xúc hoặc thông qua nhân viên y tế.

Chẳng hạn một bệnh nhân HIV có lao nhưng khi vừa vào viện, kết quả dương tính với lao chưa có, trong thời gian đó, nếu tiếp xúc với những bệnh nhân khác hoàn toàn có thể lây bệnh.

Nói về đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì đây là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất và khi đã mắc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong sẽ cao nhất do chưa hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch. Tỷ lệ tử vong khi mắc nhiễm khuẩn bệnh viện có thể lên tới 50%. “Vi khuẩn thường trú ngụ trên cơ thể người chủ yếu là trên da, mũi, họng, bình thường các vi khuẩn này không gây bệnh. Nhưng khi có các thủ thuật can thiệp tạo ra con đường cho vi khuẩn đi vào cơ thể con người gây ra nhiễm khuẩn. Người có hệ miễn dịch bị suy giảm, can thiệp thủ thuật, mổ… là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện”, TS Hùng nói.

Năm 2014, dịch sởi khiến hơn 100 trẻ em nước ta tử vong, nguyên nhân lớn là kiểm soát nhiễm khuẩn kém khiến bệnh nhi bị lây chéo bệnh. Nếu không có tình trạng quá tải ở tuyến trên, cộng với việc kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, thì đã không xảy ra nỗi đau lớn cho ngành trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn.

Theo TS Hùng, để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, việc đầu tiên phải giảm được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường, từ đó giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh. Thứ hai, trong quá trình nhân viên y tế làm thủ thuật cho bệnh nhân cần đảm bảo vô khuẩn.

Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân cũng là một đối tượng làm lưu giữ vi khuẩn định cư ở người bệnh vì là nơi thân cận, tiếp xúc với bệnh nhân nhiều. “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam thực sự là một thách thức. Điều đó liên quan tới ý thức cá nhân, vai trò trách nhiệm của một người đối với mọi người. Một người không tuân thủ tốt nhiễm khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn là vẫn còn. Trường hợp có nhiễm khuẩn phun thuốc diệt khuẩn là biện pháp nên làm nhưng cũng chỉ là tạm thời. Khi có con người vào môi trường đó, nhiễm khuẩn sẽ lại có”, TS Hùng cho hay.

Giải pháp nào?

Theo các chuyên gia y tế, biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện là vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt các kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi…

Ngoài ra đối với các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ có nguy cơ lây truyền bệnh, cần được nằm ở phòng cách ly. Bơm, kim tiêm, các loại ống thông, ống hút, đồ dùng cá nhân... dùng riêng cho từng bệnh nhân và quản lý chất thải, rác thải y tế tốt cũng là cách không để mầm bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng.

Kháng sinh cũng hữu hiệu để chống nhiễm trùng bệnh viện đối với nhiễm trùng ngoại và nội khoa. Đặc biệt với nhiều loại phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao, nếu biết dùng đúng kháng sinh sẽ có tác dụng tốt trong việc chống lại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc đang khiến cho tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng, xuất hiện nhiều loại vi khuẩn đa kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị. Mỗi khi kháng được một loại kháng sinh, vi khuẩn trở nên nguy hiểm hơn.

Theo PGS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi TƯ - trẻ chào đời dưới 37 tuần thai được xem là sinh non. Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm khuẩn BV cao hơn trẻ bình thường. Ông nhấn mạnh việc nâng cao ý thức của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân trong vệ sinh bàn tay là quan trọng hàng đầu. Bàn tay của nhân viên y tế cần đảm bảo sạch nhất, vì thế, các BV giám sát chặt chế độ rửa tay xà phòng dưới vòi nước và rửa tay sát trùng. Việc nâng cao ý thức của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân trong vệ sinh bàn tay là quan trọng hàng đầu. Bàn tay của nhân viên y tế cần đảm bảo sạch nhất, vì thế các BV giám sát chặt chế độ rửa tay xà phòng dưới vòi nước và rửa tay sát trùng.

Tuy nhiên, việc thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở y tế tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, phụ thuộc không chỉ vào trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhất là thái độ, kiến thức, thói quen của nhân viên y tế. Đặc biệt, kiểm soát nhiễm khuẩn đều do BV tự bỏ kinh phí, không được tính vào BHYT.

Tần suất tuân thủ vệ sinh tay giữa bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng, thì bác sĩ là nhóm có tần suất tuân thủ vệ sinh tay thấp nhất, trong khi hộ lý là nhóm tuân thủ cao nhất trong BV. Việc phòng chống nhiễm khuẩn BV trước hết cần sự thay đổi trong thói quen, nhận thức của chính những nhân viên làm trong môi trường BV, nơi hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với rất nhiều loại mầm bệnh và nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Một số biện pháp phòng chống nhiễm trùng khi chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện theo WHO:

Rửa tay

Dùng găng tay

Dùng khẩu trang, kính, mặt nạ

Mặc áo blouse

Dùng dụng cụ y tế đảm bảo vệ sinh

Kiểm soát môi trường bệnh viện

Giặt sạch và khử trùng các đồ từ vải.

Đức Vân
TIN LIÊN QUAN

Giật mình với nhiễm khuẩn bệnh viện

BÍCH HÀ |

Nguyên nhân cuối cùng khiến 4 trẻ sơ sinh tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh chưa được các cơ quan chức năng kết luận. 

4 trẻ sơ sinh tử vong một lúc và những nỗi lo

Hà Lê |

Sự  việc 4 trẻ sơ sinh tử vong cùng một ngày tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh khiến nhiều người hoang mang. Tại một thời điểm, cùng một bệnh viện xảy ra sự cố lần đầu tiên xảy ra.

Báo động nhiễm khuẩn bệnh viện

THÙY LINH - LỆ HÀ |

Vấn đề dư luận hết sức quan tâm hiện nay là tình trạng nhiễm khuẩn BV hiện nay thế nào và các BV đã quan tâm đúng mức hay chưa tới công tác giám sát nhiễm khuẩn BV, khi chỉ có 35,29% số BV có bộ phận giám sát chuyên trách.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Giật mình với nhiễm khuẩn bệnh viện

BÍCH HÀ |

Nguyên nhân cuối cùng khiến 4 trẻ sơ sinh tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh chưa được các cơ quan chức năng kết luận. 

4 trẻ sơ sinh tử vong một lúc và những nỗi lo

Hà Lê |

Sự  việc 4 trẻ sơ sinh tử vong cùng một ngày tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh khiến nhiều người hoang mang. Tại một thời điểm, cùng một bệnh viện xảy ra sự cố lần đầu tiên xảy ra.

Báo động nhiễm khuẩn bệnh viện

THÙY LINH - LỆ HÀ |

Vấn đề dư luận hết sức quan tâm hiện nay là tình trạng nhiễm khuẩn BV hiện nay thế nào và các BV đã quan tâm đúng mức hay chưa tới công tác giám sát nhiễm khuẩn BV, khi chỉ có 35,29% số BV có bộ phận giám sát chuyên trách.