Còi tàu trong đêm - Một thời để yêu và sống

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ |

Nguyễn Duy Ngọc thường khiêm tốn tự nhận, ông là nhà văn không chuyên nghiệp, tôi e là chưa trúng.

Ông - Nguyễn Duy Ngọc - từ lâu rồi vốn là con người nghệ thuật, là nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, làm báo. Với việc văn ông nhiều năm nay từng cặm cụi viết, đã cho ra đời 5 đầu sách. Sách đủ thể loại văn xuôi: Truyện ngắn, kí và kí sự, tiểu thuyết. Tưng ấy, sao lại gọi là chưa chuyên nghiệp, khi hầu như bao nhiêu năm cho cái tình yêu người cầm bút với văn chương để viết chất lượng?

Tiểu thuyết "Còi tàu trong đêm" lần này ra mắt bạn đọc dày hơn 300 trang, định dạng tiểu thuyết chủ đề ái tình. Cuốn tiểu thuyết viết về một mối tình của một chàng nhạc công, trong một đoàn văn công có tên là Lê Duy với cô giáo trường làng tên Lan. Một mối tình của đôi trai tài gái sắc, lại có điểm xuất phát từ ân tình nảy sinh giữa đời sống chiến tranh - Duy đã cứu cô giáo trong một lần bom Mỹ đánh vào trường khi cô giáo bị thương - tức là một mối tình đẹp, có căn đế của tình yêu, tình người, anh hùng cứu mỹ nhân, thật lãng mạn.

Nhưng tình yêu đẹp như thế vốn dĩ không giản đơn, khi nó bị thử thách không chỉ bởi thời cuộc, trong hoàn cảnh chiến tranh đang diễn ra ác liệt vào thời điểm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc; lại trong những quan hệ mà tình yêu vẫn bị chi phối bởi lệ tục văn hóa xã hội; và, đặc biệt hơn nữa còn bị thử thách quyết liệt trước cái ác, trong sự xấu xa thuộc bản năng của con người. Mối tình lãng mạn của đôi lứa Duy và Lan khi đang hứa hẹn bao điều tốt đẹp đã tan vỡ, khi bị sự cố mà dẫn đến bị kịch bất ngờ. Để bảo vệ Lan, chàng nhạc công yếu ớt tên Duy đã rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng, gây nên tình trạng ngộ sát, dẫn đến cái chết của Trần Quyền - một cán bộ ích kỉ, lắm mưu mẹo, thủ đoạn vặt của đoàn văn công - định hãm hiếp Lan.

Còi tàu trong đêm viết giản dị, ngôn ngữ giàu văn hóa đời thường, chân thành, nên không thi vị hóa tình yêu mà vẫn tạo nên vẻ đẹp của tình yêu một thời. Nó tạo dựng được nhiều tình tiết làm cuốn sách hấp dẫn bàn về không chỉ câu chuyện tình yêu nam nữ của một thời loạn lạc, khó khăn, mà thông qua nhiều đường dẫn cảnh huống và cảnh tình chuyện tình, tác giả tái hiện ít nhiều hoàn cảnh xã hội, giai đoạn lịch sử đặc biệt khi xảy ra câu chuyện. Đó là một thời khắc không bình thường: Chiến tranh loạn lạc. Chính do vậy, truyện không chỉ dừng lại một thiên tình sử mà nó còn là một văn bản chứa đựng nhiều điều thuộc về quá khứ bi hùng của dân tộc, để cho người ta thêm hiểu về một thời chưa xa quá, cái lớp lứa từng làm nên cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc đã sống và yêu nhau ra sao. Có lẽ đây là điều đóng góp tầng thứ hai của cuốn tiểu thuyết. Rất nhiều cảnh tình và cảnh huống mà tác giả Nguyễn Duy Ngọc thông qua, dẫn dắt chuyện tình, đã dựng lại tâm lí nam nữ thời chiến, biểu hiện trong tình yêu, những sinh hoạt phục vụ cuộc sống trong chiến tranh của cả giới văn công và sư phạm. Cái thời đấy, người ta tỏ tình thế nào, tặng quà và nhận quà thế nào, thậm chí làm tình ra sao, khi mà ngày nay con gái chủ động và bạo dạn, còn cô gái xinh đẹp tên Lan, dù yêu Duy say đắm, cuồng nhiệt cả khi trao thân cho nhau, với cô gái cũng vẫn là chỉ là “sự dám cho nụ hôn trên má”.

Tiểu thuyết ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vô hình chung khái quát được một bộ phận con người thời đại, tâm hồn con người một thời đại. Những trạng thái tâm lí, sự ứng xử trong quan hệ gia đình, đồng nghiệp được diễn dựng hấp dẫn, kể cả cái ngưỡng của đời sống xã hội ở cái thời mà văn hóa thế giới chưa hội nhập như hôm nay, xã hội còn mang nặng sắc thái bản sắc tập tục Việt tính.

Hệ thống nhân vật ở đây xoay quanh Duy và Lan, đa phần đều đẹp và trong sáng như thế, trừ nhân vật Trần Quyền, nhân vật phản diện đại diện cho cái tôi ích kỉ và bản năng trong câu chuyện tình này. Có thể nói, nó ít nhiều mang tâm thế kể về một lớp lứa mang ý nghĩa một thời để yêu và sống.

Tôi thường quan niệm rằng, con người ta đã sinh ra trong cõi trầm luân này, ít nhiều ai cũng đều nhiều vui buồn, ái ố hỉ nộ, nên triết lí nhà Phật bảo: Đời là bể khổ. Tất cả éo le của đời sống ấy, dù có phức tạp bao nhiêu, đem viết ra vẫn không thể gọi là văn học, gọi là tiểu thuyết, khi không được ngọn bút của nhà văn, ngọn đèn soi sáng của nhà văn, ngõ hầu mang theo sau những điều dựng ra ấy có một ý nghĩa nào cho đời sống cần tới.

Còi tàu trong đêm đã được gọi là tiểu thuyết, một cuốn sách mang tính văn học, khi tái dựng lại hiện thực đời sống, nhưng không hẳn chỉ chụp ảnh lại hiện thực- có thể là câu chuyện gần như thực của tác giả - nó mang một thông điệp rất rõ ràng rằng, tình yêu đích thực của con người không chỉ là yêu đắm say mà còn có sự hy sinh cao cả đến quên mình cho mối tình. Nó cũng chứa đựng một thông điệp đã tạo ra một dị bản của hiện thực!

Tác giả dựng cho một cái kết cũng là sự hy sinh cuối cùng khi Duy đến thăm Lan mà chỉ để lại tấm khăn quàng kỷ niệm. Cũng là một kiểu kết, một cách kết để người đọc suy ngẫm.Nó giống như đời thường mà vẫn có tính cá biệt, sắc thái riêng của tác giả.

Giới trẻ hôm nay khi văn hóa Châu Âu du nhập, văn hóa hiện sinh @, hay lối sống thử với trăm nghìn diện mạo của văn hóa ngoại lai ít nhiều xa lạ không chỉ với quan niệm tình yêu của người Việt cũ mà thực chất nó cũng làm cho vẻ đẹp đích thực của tình yêu thiếu đi điều cao quý khi trong quan niệm tình yêu đều đòi hỏi một sự hy sinh quên mình nào đó.

"Còi tàu trong đêm" tựa như tiếng vọng của một con tàu đã rời ga, kể về một mối tình xa xăm mà hồi nhớ được bản chất cốt lõi nhất về tình yêu, nó đâu chỉ của riêng người Việt, có lẽ vấn đề "Còi tàu trong đêm" đã đưa ra vấn đề thuộc về bản chất của con người: Tình yêu luôn đẹp và bất tử và, để như thế nó cần một sự hy sinh có thể quên cả bản thân mình...

Giới trẻ hôm nay khi văn hóa Châu Âu du nhập, văn hóa hiện sinh @, hay lối sống thử với trăm nghìn diện mạo của văn hóa ngoại lai ít nhiều xa lạ không chỉ với quan niệm tình yêu của người Việt cũ mà thực chất nó cũng làm cho vẻ đẹp đích thực của tình yêu thiếu đi điều cao quý khi trong quan niệm tình yêu đều đòi hỏi một sự hy sinh quên mình nào đó.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
TIN LIÊN QUAN

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

Nhiều điều chỉnh quan trọng trong thẩm định sách giáo khoa để tránh "sạn"

Duy Thiên - Bích Hà |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sau sách giáo khoa lớp 1, trong 4 năm tới sẽ có 11/12 bộ sách giáo khoa nữa phải hoàn thành. Để tránh “sạn” như đã xảy ra với sách lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong khâu thẩm định sách giáo khoa.

Ra mắt sách về cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch

ĐÌNH DY |

NXB Tổng hợp tái bản cuốn sách quý nhân dịp 35 năm ông tạ thế. Cuốn Nguyễn Ngọc Bạch - Một đời sân khấu gồm 5 phần trứ tác của ông: Những bài hát; mẩu chuyện kháng chiến chống Pháp; hồi ký; nghiên cứu phê bình sân khấu cải lương Nam Bộ; và các đề cương ông nghiên cứu. Sách cũng dành một phần tập hợp các bài viết xúc động của người thân và bạn bè đồng nghiệp về ông.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

Nhiều điều chỉnh quan trọng trong thẩm định sách giáo khoa để tránh "sạn"

Duy Thiên - Bích Hà |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sau sách giáo khoa lớp 1, trong 4 năm tới sẽ có 11/12 bộ sách giáo khoa nữa phải hoàn thành. Để tránh “sạn” như đã xảy ra với sách lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong khâu thẩm định sách giáo khoa.

Ra mắt sách về cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch

ĐÌNH DY |

NXB Tổng hợp tái bản cuốn sách quý nhân dịp 35 năm ông tạ thế. Cuốn Nguyễn Ngọc Bạch - Một đời sân khấu gồm 5 phần trứ tác của ông: Những bài hát; mẩu chuyện kháng chiến chống Pháp; hồi ký; nghiên cứu phê bình sân khấu cải lương Nam Bộ; và các đề cương ông nghiên cứu. Sách cũng dành một phần tập hợp các bài viết xúc động của người thân và bạn bè đồng nghiệp về ông.