Cocktail

di li |

Tôi thì không thích bia rượu, tóm lại là các đồ uống có cồn, nhìn người uống rượu tì tì cũng ghét nốt, nhưng lại nghiện pha chế cocktail. Có một dạo 10 năm về trước, tôi bỏ ra đến cả cây vàng để mua các loại rượu mùi về nhà pha chế. Có lẽ chỉ vì tôi say mê với màu sắc của các loại cocktail và sự biến ảo tuyệt vời của hương vị rượu mùi pha trộn.

Cũng nhờ cái sở thích tốn kém ấy mà tôi ra được truyện ngắn “Cocktail” trong lúc pha pha chế chế. Rồi nhờ truyện ngắn ấy mà được giải thưởng. Rồi nhờ giải thưởng ấy mà chính thức bước chân vào sự nghiệp viết lách chuyên nghiệp. Rồi nhờ thế mà rồi ra thành nhà văn. Suy cho cùng cũng nhờ... rượu chè mà tôi trở thành nhà văn cũng nên. Trong các loại cocktail thì punch là thứ dễ pha nhất vì nó sẵn có, nhà ai cũng kiếm được rượu vang cả, thêm ít nước trái cây là xong.

Nhắc đến vang thì tôi có hai hồi ức rất đẹp. Hồi ở Berlin, có lần tôi đến cổng thành Brandenburger. Ở đó có người đàn ông mặc trang phục thế kỷ 19 đứng trước nhạc cụ Orgelbau Stuber* * để chờ những người tò mò thả xu, có cỗ xe song mã và chàng nài ngựa đẹp trai chở du khách lòng vòng 15 phút với giá thuê cũng rất “quý tộc”, và xế bên kia đường là người bán rượu vang nóng giá 1 Euro.

Trời lạnh buốt mà cầm cốc vang đỏ thơm lừng nghi ngút khói, uống sao ngon thế. Cái quán cóc vỉa hè ấy đến là đông khách. Người ta uống vang mà giống mình uống cà phê dạo. Người bán hàng có xe đẩy. Vang đun tại chỗ trong thùng, khách mua thì đong vào cốc giấy. Tôi cũng bắt chước, sau về nhà bỏ vang Chile vào nồi cho sôi lục bục, xong rồi quý hóa múc ra cốc giấy, lại cố tình mở cửa ban công cho lạnh rét run.

Tôi cứ muốn hồi cố cái không khí ấy, giây phút ấy, khi mà lê bàn chân đã mỏi nhừ trong ủng và bàn tay cóng lạnh run run đỡ cốc vang ngọt ngào. Mà xem ra uống tại nhà nó không ngon, thấy thà rằng có cốc chè đỗ đen còn nắc nỏm hơn. Sau thấy người ta bảo có phải đun vang như vầy đâu. Thức uống không thể thiếu vào những lễ hội giáng sinh của Đức này có công thức riêng. Khi nấu người ta còn phải cho thêm quế, hồi, nhục đậu khấu, đinh hương, vỏ chanh tây với trăm thứ bà rằn khác thì mới ra được cái vị ngon thế. Hèn chi mình bắt chước không nên thân.

Có một năm tôi cũng đến Madrid, nhưng lần này vào mùa hè. Nếu cái đận mùa đông tuyết rơi ở bên Berlin ấy được xì xụp vang nóng thì hôm tới Tây Ban Nha, tôi lại được uống vang đá. Lần ấy tôi ngồi ăn ở Botin, nhà hàng cổ nhất Tây Ban Nha. Thường thì thực khách sẽ vừa ngồi trong không gian cổ kính ốp gỗ màu mật ong vừa nhấm nháp một ly vang được cất lên từ hầm rượu xưa cũ. Nhưng tôi lại gọi một bình Sangria với giá 12 Euro.

Ngày đầu tiên đặt chân đến Madrid, tôi đã nhìn thấy thức uống hấp dẫn này ở nhà hàng của cư xá Motion Madrid. Trong cơn khát cháy, bình thủy tinh lăn tăn hơi nước lạnh đựng món đồ uống đỏ lựng với vài lát trái cây và đá viên bên trong đã khiến tôi ngẩn ngơ. Từ đấy, đi qua bất kỳ hàng ăn ngoài trời nào, tôi đều lén liếc nhìn những “bình thủy tinh đỏ” luôn luôn hiện diện.

Sangria, người phục vụ bàn một lần giải thích như vậy khi tôi không thể nhịn được mà thốt lên rằng món gì trông ngon thế. Sangria là đồ giải khát truyền thống lừng danh của người Tây Ban Nha. Đã đến Tây Ban Nha là phải dự đấu bò tót, xem Flamenco, ăn cơm Paella và uống Sangria, không thì vẫn còn là quê đặc.

Đấy thực chất là một loại cocktail (punch) với thành phần chính là vang đỏ, thêm chút nước cam, chanh, rượu mạnh, đường và táo, lê, cam cắt miếng nhỏ. Hỗn hợp này sẽ được ngâm trong 3 - 4 tiếng trước khi bỏ thêm đá viên vào cho mát. Sangria hiếm khi được bán theo ly mà khách sẽ phải mua cả bình. Hai ba người uống chung một bình là vừa vặn, mà phàm đã vào nhà hàng mấy ai gọi rượu ngồi uống một mình.

Phục vụ bàn của Botin cũng mang ra cho tôi một bình in như vậy. Chúng tôi quý hóa rót ra ba chiếc ly. Nhưng mà... tất nhiên nó không ngon bằng chè đỗ xanh rồi. Bởi nó là rượu, thứ tôi vẫn ghét. Lại còn đăng đắng. Sao thêm trái cây mà lại đắng thế mới được. Tôi vẫn thường xuyên pha cocktail mỗi lần khách đến chơi nhà. Khách nào cũng tấm tắc khen ngon, trong khi tôi biết tỏng họ không thấy ngon, họ khen là vì lòng yêu mến chủ nhà, và cũng vì ngại bị cười chê không biết thưởng thức.

Nhưng cocktail là thứ không phải văn hóa của người Việt. Ở xứ sở của tôi, người ta hoặc là uống rượu mạnh nguyên chất, hoặc người không uống rượu bao giờ thì sẽ khoái khẩu với nước sấu, chè long nhãn, trà sữa Đài Loan, chớ nhất định là không muốn uống thứ nửa nạc nửa mỡ này. Tôi cũng có thể chế biến được vài chục loại cocktail, có thể nếm để biết đâu là vị chuẩn, nhưng ngoài Pina Colada (một loại cocktail chỉ dành cho gái mười lăm), tôi không thích thứ gì hết. Đơn giản vì lý do ghét các vị đồ uống có cồn.

Nhưng cocktail, có lẽ là thứ đồ uống đẹp nhất trần đời mà người ta có thể nghĩ ra được. Chúng ngon mắt, đến độ các hãng phim Kodak và Konika xưa kia, vào cái thời mà máy ảnh còn chạy bằng phim, đã thường xuyên sử dụng những ly Blue Lagoon, Tequila Sunrise, Crème de Menthe và Bloody Mary đặt trên một chiếc bàn sáng rượi ánh thu để tạo nên một tấm hình quảng cáo có đủ bốn màu rực rỡ thần kỳ. Những tấm ảnh chụp cocktail, nếu không gợi kèm một liên tưởng về biển xanh, cát trắng, nắng vàng thì cũng phải là một khu vườn mùa hạ nõn nà cây lá.

Tóm lại là chúng tươi mát và căng tràn sức sống. Thậm chí nhiều lần tôi còn nghĩ một bộ sưu tập ảnh cocktail có thể chữa khỏi bệnh trầm uất được. Nhìn những ly cocktail, người ta trở nên phấn chấn, yêu đời và muốn đứng lên mà ngắm nhìn thế giới. Đôi khi cũng vì sự ngon mắt ấy, mà chẳng ai có thể từ chối nổi một ly cocktail, như tôi lúc ấy, ba ngày ở Madrid, không đêm nào không bị ám ảnh bởi món đồ uống xinh đẹp chưa được thử ấy. Và rồi tôi đã nếm thử nó, Sangria, tất nhiên nếu nó chỉ có vang thôi thì tốt hơn, vì ít ra đã không phải thêm chút dư vị đắng của rượu mạnh và chanh tây nơi đầu lưỡi.

Ừ vang nóng ở Berlin trong một chiều mùa đông tuyết trắng trời và vang lạnh ở Madrid giữa trưa hè vàng rực, dưới bóng cây lốm đốm nắng. Làm sao tôi quên được. Đồ uống đâu chỉ là dung dịch lỏng để giải khát, nó là hồn cốt, là văn hóa, là sự lãng mạn tuyệt vời mà chẳng cần đến một chàng đẹp trai trong cánh tay ôm, chỉ cần nhấp môi vào những cốc vang ấy, cả một trời thơ mộng đã đọng lại trên đầu lưỡi, và cả hồi ức ngọt ngào về những điều tuyệt diệu nhất của cuộc sống.

di li
TIN LIÊN QUAN

Người xứ sa mạc thích ăn đồ nóng, người xứ băng tuyết thích ăn đồ nguội

di li |

Trong suốt những ngày lưu lại bên bờ vịnh Baltic, chúng tôi trông cả vào sự dẫn đường của cô Heikkila, một phụ nữ trung niên tóc bạch kim ngọt ngào và dễ chịu.

Niễng - món ngon dân dã và đầy thương yêu

Hoàng Huế |

Niễng, còn gọi là củ niễng, một loài cây khá xa lạ với nhiều người nhưng lại là đặc sản trong mắt những người sành ăn và loại thực phẩm quý, hiếm của các bà nội trợ khéo léo. Cứ đến vụ cuối thu, đầu đông, các bà nội trợ thi nhau “săn tìm" niễng để thỏa lòng thưởng thức một món ăn dân dã của Bắc Bộ. 

Món ăn của biển và đất liền

Di Li |

Hồi nhỏ đọc cuốn sách lừng danh của Nhật Bản “Tottochan, cô bé ngồi bên cửa sổ”, tôi nhớ mãi những suất cơm bento bọn trẻ con mang theo từ nhà luôn phải đầy đủ thực phẩm từ biển cả và đất liền. Suất ăn ấy có vẻ gì đó lãng mạn, nên thơ và kích thích người đọc tự động tiết dịch vị. Đến Phú Yên, tự dưng nhớ về cảm giác bé thơ ngày nào, bởi bữa ăn ở đây, trong suốt thời gian tôi lưu lại trại viết Phú Yên, ngày nào cũng có đủ biển cả và đất liền trên bàn tiệc. 

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Người xứ sa mạc thích ăn đồ nóng, người xứ băng tuyết thích ăn đồ nguội

di li |

Trong suốt những ngày lưu lại bên bờ vịnh Baltic, chúng tôi trông cả vào sự dẫn đường của cô Heikkila, một phụ nữ trung niên tóc bạch kim ngọt ngào và dễ chịu.

Niễng - món ngon dân dã và đầy thương yêu

Hoàng Huế |

Niễng, còn gọi là củ niễng, một loài cây khá xa lạ với nhiều người nhưng lại là đặc sản trong mắt những người sành ăn và loại thực phẩm quý, hiếm của các bà nội trợ khéo léo. Cứ đến vụ cuối thu, đầu đông, các bà nội trợ thi nhau “săn tìm" niễng để thỏa lòng thưởng thức một món ăn dân dã của Bắc Bộ. 

Món ăn của biển và đất liền

Di Li |

Hồi nhỏ đọc cuốn sách lừng danh của Nhật Bản “Tottochan, cô bé ngồi bên cửa sổ”, tôi nhớ mãi những suất cơm bento bọn trẻ con mang theo từ nhà luôn phải đầy đủ thực phẩm từ biển cả và đất liền. Suất ăn ấy có vẻ gì đó lãng mạn, nên thơ và kích thích người đọc tự động tiết dịch vị. Đến Phú Yên, tự dưng nhớ về cảm giác bé thơ ngày nào, bởi bữa ăn ở đây, trong suốt thời gian tôi lưu lại trại viết Phú Yên, ngày nào cũng có đủ biển cả và đất liền trên bàn tiệc.