"Cỗ máy đi bộ" của "thần đèn" cứu di sản kiến trúc

GIA MINH |

Công cuộc đô thị hóa nhanh chóng khiến vô số công trình cổ ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Theo đó, cùng với nỗ lực bảo tồn của chính quyền các địa phương, nhiều "thần đèn" tiếp tục ra tay với những phương pháp mới.

Nỗ lực bảo tồn

Trong những thập kỷ gần đây, với quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc, nhiều tòa nhà cổ bị san bằng để nhường đất cho các tòa nhà chọc trời và cao tốc văn phòng mọc lên lấp lánh. Song, cũng ngày càng nhiều lo ngại về chuyện các di sản kiến trúc bị biến mất trên khắp đất nước tỉ dân này. Vì vậy, một số thành phố đã phát động nhiều chiến dịch bảo tồn và giữ gìn, trong đó bao gồm cả việc thỉnh thoảng sử dụng các công nghệ tiên tiến cho phép di dời các tòa nhà cổ thay vì phá bỏ.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa không ngừng vẫn đã và đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến di sản kiến trúc. Việc bán đất cũng là một nguồn thu chính của chính quyền địa phương, có nghĩa là các tòa nhà có giá trị kiến trúc thường được bán lại cho các nhà phát triển bất động sản mà không ưu tiên việc bảo tồn.

Ví dụ, China Daily đưa tin, hơn 4km2 cùng những ngôi nhà truyền thống trong con hẻm lịch sử ở Thủ đô Bắc Kinh đã bị phá hủy từ năm 1990 đến năm 2010. Từ năm 1995 tới 2015, khoảng 10.000 di tích cổ bị phá bỏ trên toàn Trung Quốc.

Vào đầu những năm 2000, trước sự phản đối của các chuyên gia khi nhiều khu dân cư cũ dần mất đi, một số thành phố bao gồm Nam Kinh và Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch dài hạn để bảo tồn những gì còn lại của các di tích lịch sử của mình cùng các biện pháp bảo vệ các tòa nhà. Cuối năm 2016, Bắc Kinh đưa ra danh sách 98 công trình bắt buộc bảo tồn. Đây được coi là bước tiến lớn trong việc gìn giữ lịch sử ở nước này. Và những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn mọi hành vi tác động tới công trình lịch sử.

Những nỗ lực này đã diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Bắc Kinh, một ngôi chùa gần như đổ nát đã được chuyển đổi thành một nhà hàng và phòng trưng bày. Trong khi đó, ở Nam Kinh, một rạp chiếu phim từ những năm 1930 đã được phục dựng như ban đầu cùng với việc bổ sung một số công nghệ hiện đại. Năm 2019, thành phố Thượng Hải đã biến các bồn nhiên liệu cũ thành một không gian văn hóa tích hợp, kết hợp nghệ thuật, giải trí và thiên nhiên. Không gian nghệ thuật Tank Shanghai đầy sáng tạo này với thiết kế bắt mắt nhưng vẫn hòa quyện tuyệt đối với cảnh quan môi trường xung quanh.

"Di dời không phải là lựa chọn đầu tiên, nhưng tốt hơn chuyện phá dỡ. Tôi không muốn động đến vào các tòa nhà lịch sử" - ông Lan Wuji, người giám sát dự án di dời Trường tiểu học Lagena hồi tháng 10 vừa qua tại Thượng Hải, cho hay.

Ông Lan cho biết thêm rằng, để di dời một biểu tượng, các công ty và nhà phát triển phải vượt qua các quy định nghiêm ngặt, chẳng hạn được chính quyền các cấp chấp thuận. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc di dời tòa nhà là "một lựa chọn khả thi". "Chính quyền trung ương đang chú trọng hơn đến việc bảo vệ các công trình lịch sử. Tôi rất vui khi thấy sự tiến bộ đó trong những năm gần đây" - ông Lan nói.

Phương pháp mới - "cỗ máy đi bộ"

Người dân Thượng Hải (Trung Quốc) khi đi qua quận Hoàng Phố ở phía đông thành phố hồi tháng 10 có thể tình cờ bắt gặp một cảnh tượng bất thường, hết sức kinh ngạc: Một tòa nhà tự di chuyển! Theo đó, Trường tiểu học Lagena có tuổi đời 85 năm đã được nâng lên khỏi mặt đất, toàn bộ, và di chuyển bằng công nghệ mới được mệnh danh là "cỗ máy đi bộ".

Trong nỗ lực mới nhất của thành phố này nhằm bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử, các kỹ sư đã gắn gần 200 giá đỡ di động bên dưới móng tòa nhà 5 tầng, theo Lan Wuji - giám sát kỹ thuật chính của dự án. Các giá đỡ hoạt động giống như chân robot. "Thần đèn" Lan Wuji - sở hữu Công ty Shanghai Evolution Shift - đã phát triển công nghệ mới này vào năm 2018 - cho hay, các giá đỡ được chia thành hai nhóm luân phiên lên và xuống, bắt chước bước đi của con người. "Nó giống như việc đưa cho tòa nhà một chiếc nạng để nó có thể đứng lên và sau đó bước đi" - ông Lan nói.

Một cảnh quay timelapse (tua nhanh thời gian) cho thấy, tòa nhà trường học đang nhích từng bước một.

Theo một tuyên bố từ chính quyền quận Hoàng Phố, Trường tiểu học Lagena được hội đồng thành phố của Khu Tô giới Pháp cũ xây dựng vào năm 1935. Nay nó được di chuyển để tạo không gian cho một khu phức hợp thương mại và văn phòng mới, dự kiến hoành thành vào năm 2023.

Ông Lan giải thích, trước tiên, các công nhân phải đào xung quanh tòa nhà để lắp 198 giá đỡ di động vào các khoảng trống bên dưới móng của tòa nhà. Sau khi cắt bớt các trụ bêtông của tòa nhà, các "chân" robot sẽ tiến lên phía trước, nâng tòa nhà di chuyển. Trong suốt 18 ngày, tòa nhà được xoay đi 21 độ và di chuyển 62m đến vị trí mới. Việc di dời hoàn thành vào ngày 15.10 và ngôi trường cổ này trở thành một trung tâm bảo vệ di sản và giáo dục văn hóa.

Dự án này đánh dấu lần đầu tiên phương pháp "cỗ máy đi bộ" được sử dụng ở Thượng Hải để di dời một tòa nhà lịch sử, một tuyên bố của chính phủ Trung Quốc cho hay.

Có nhiều cách thức di dời

Thượng Hải được cho là thành phố cấp tiến nhất của Trung Quốc khi nói đến bảo tồn di sản. Sự tồn tại của một số tòa nhà xây dựng từ những năm 1930 ở Bến Thượng Hải nổi tiếng và những ngôi nhà cổ "shikumen" (hay những ngôi nhà cổng đá) thế kỷ 19 trong khu phố Tân Thiên Địa đã được cải tạo lại là những minh chứng về cuộc "cách mạng" cho các tòa nhà cũ một sức sống mới.

Thượng Hải cũng đã ghi kỷ lục trong việc di dời các tòa nhà cổ. Năm 2003, Phòng hòa nhạc Thượng Hải (xây dựng vào năm 1930) đã được di dời hơn 66m để nhường chỗ cho một đường cao tốc trên cao. Một công ty ước tính giá để di chuyển nhà hát này rơi vào khoảng 1,3 triệu USD. Ban đầu, công trình được nâng lên 1,4m và đặt trên các đường ray. Sau đó, quá trình di dời diễn ra bằng cách để ngôi nhà trượt tự nhiên, hoặc dùng lực kéo.

Tòa nhà Zhengguanghe - một nhà kho 6 tầng, cũng được xây dựng từ những năm 1930, là công trình nặng nhất từng được di dời - đã dịch chuyển 38m để địa phương dành đất tái phát triển hồi năm 2013.

Gần đây hơn, vào năm 2018, thành phố di dời một tòa nhà 90 tuổi ở quận Hồng Khẩu - được coi là dự án di dời phức tạp nhất ở Thượng Hải cho đến nay, theo Tân Hoa xã.

Việc di chuyển các công trình kiến trúc bắt đầu phổ biến ở Trung Quốc từ những năm đầu thế kỷ 21. Có một số cách di chuyển một tòa nhà, chẳng hạn có thể trượt nó trên dường ray hay kéo bằng các phương tiện. Những công ty trong lĩnh vực này ngày càng ăn nên làm ra vì số lượng công trình lịch sử cần được bảo tồn ở đây khá lớn.

Song Trường tiểu học Lagena nặng 7.600 tấn đặt ra một thách thức mới vì nó có hình chữ T, trong khi các công trình kiến trúc được di dời trước đây có hình vuông hoặc hình chữ nhật. "Thần đèn" Lan cho rằng, hình dạng bất thường có nghĩa là các phương pháp kéo hay trượt theo ray như truyền thống có vẻ không hiệu quả. Tòa nhà cũng cần được xoay và dịch chuyển theo hình vòng cung để tái lập lại tại vị trí mới thay vì chỉ di chuyển theo đường thẳng. Cách thức này đòi hỏi một phương pháp mới.

"Trong 23 năm làm việc trong lĩnh vực này, tôi chưa thấy công ty nào khác có thể di chuyển các công trình kiến trúc theo hình vòng cung. Các chuyên gia và kỹ thuật viên đã gặp nhau để thảo luận về các khả năng và thử nghiệm một số công nghệ khác nhau trước khi quyết định sử dụng "cỗ máy đi bộ"" - Tân Hoa xã cho biết.

"Thần đèn" Lan nói với CNN rằng, ông không thể tiết lộ chi phí chính xác của dự án và chi phí di dời mỗi dự án sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.

"Nó không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo, bởi vì chúng tôi phải bảo tồn tòa nhà lịch sử này bất kể thế nào. Nhưng nói chung, nó rẻ hơn so với việc phá dỡ rồi sau đó xây dựng lại một cái gì đó ở vị trí mới" - ông Lan chia sẻ.

GIA MINH
TIN LIÊN QUAN

Khám phá di sản chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực ảo

Kim Anh - Ái Vân |

Trưng bày “Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo” sẽ diễn ra từ 23.11-30.11.

Hàng loạt vi phạm, xây dựng trái phép trong vùng lõi di sản Tràng An

Diệu Anh |

Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay tình trạng xây dựng trái phép trong vùng lõi và vùng đệm của di sản này vẫn diễn ra tràn lan, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2020 đã có tới 16 vụ vi phạm được phát hiện, lập biên bản xử lý.

Di sản biết chạy đi đâu trước thiên tai, bão lũ

Nguyễn Đức Sơn |

Đối với xã hội, di sản văn hóa thế giới là một mỹ từ hấp dẫn, sự tụng xưng xứng đáng dành cho những công trình, hạng mục văn hóa có niên kỷ hàng trăm năm với nhiều giá trị lịch sử to lớn. Nhưng với những người làm công tác bảo tồn bảo tàng, đó lại là “gánh nặng” muôn vàn. Nhất là với ngành bảo tồn miền Trung, nơi có những di sản luôn bấp bênh trước thiên tai bão lũ, yêu cầu giữ vẹn những di sản thật quá nặng nề.

Thần đèn Will Smith xuất hiện ấn tượng trong phim "Aladdin"

Tan (T.H) |

Mới đây, một TV Spot mới của phim "Aladdin" phiên bản người thật vừa được Disney trình làng, và điều đầu tiên khiến mọi người thích thú chính là tạo hình khá tốt nhân vật thần đèn Genie do Will Smith thủ vai.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Khám phá di sản chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực ảo

Kim Anh - Ái Vân |

Trưng bày “Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo” sẽ diễn ra từ 23.11-30.11.

Hàng loạt vi phạm, xây dựng trái phép trong vùng lõi di sản Tràng An

Diệu Anh |

Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay tình trạng xây dựng trái phép trong vùng lõi và vùng đệm của di sản này vẫn diễn ra tràn lan, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2020 đã có tới 16 vụ vi phạm được phát hiện, lập biên bản xử lý.

Di sản biết chạy đi đâu trước thiên tai, bão lũ

Nguyễn Đức Sơn |

Đối với xã hội, di sản văn hóa thế giới là một mỹ từ hấp dẫn, sự tụng xưng xứng đáng dành cho những công trình, hạng mục văn hóa có niên kỷ hàng trăm năm với nhiều giá trị lịch sử to lớn. Nhưng với những người làm công tác bảo tồn bảo tàng, đó lại là “gánh nặng” muôn vàn. Nhất là với ngành bảo tồn miền Trung, nơi có những di sản luôn bấp bênh trước thiên tai bão lũ, yêu cầu giữ vẹn những di sản thật quá nặng nề.

Thần đèn Will Smith xuất hiện ấn tượng trong phim "Aladdin"

Tan (T.H) |

Mới đây, một TV Spot mới của phim "Aladdin" phiên bản người thật vừa được Disney trình làng, và điều đầu tiên khiến mọi người thích thú chính là tạo hình khá tốt nhân vật thần đèn Genie do Will Smith thủ vai.