Cô gái khiếm khuyết nửa khuôn mặt và hành trình gieo mầm tương lai

Trang Hoài |

Trong cuộc sống, sự khiếm khuyết là điều không ai mong muốn. Thế nhưng chính những khiếm khuyết lại là động lực để Hà Bích Hảo (26 tuổi, Nam Định) cố gắng không ngừng, vượt qua những rào cản, lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người.

Vượt lên số phận

Mang trong mình căn bệnh u máu ngoài da khi mới tròn 6 tháng tuổi, phải đối mặt với sự sống và cái chết. May mắn mỉm cười trao lại sự sống cho Bích Hảo, nhưng sau cuộc phẫu thuật, một bên khuôn mặt Hảo bị bỏng lazer nặng, mắt và tai phải hỏng hoàn toàn, khuôn miệng bị kéo lệch không còn nguyên vẹn.

Đáng sợ nhất với Hảo lúc này không chỉ có nỗi đau trên cơ thể mà còn là nỗi đau dày vò đến tận tâm hồn. Vết thương do sự cố, không chỉ hủy hoại vẻ đẹp trên khuôn mặt mà gần như hủy hoại cả tuổi thơ và thời niên thiếu của cô.

Hảo bùi ngùi nói: “Mình từng nghĩ khuôn mặt mình sẽ dần thay đổi theo thời gian, lớn lên khuôn mặt sẽ lành lặn trở lại, lớp da bị bỏng sẽ được thay bằng lớp da mới, nhưng mọi hy vọng dường như vô nghĩa khi khuôn mặt méo mó không hề thay đổi một chút nào”.

Khi bạn bè cắp sách đến trường, mọi người không chấp nhận cô bé khiếm khuyết. Hảo cố gắng để được đến trường nhưng chỉ được học ở lớp dự thính, ngồi cho có. Thấy cô học trò chăm chỉ chịu khó đi học, cuối cùng Hảo được thầy cô chấp nhận cho đến lớp học bình thường như các bạn.

Cố gắng, nỗ lực trước số phận, Hảo chăm chỉ đến lớp, nhưng trở ngại lớn nhất của cô bé tiểu học ngày đó chính là ngoại hình khi đi học luôn bị các bạn miệt thị, xua đuổi. Từng chịu trận, lì đòn, Hảo đã trở nên chai lì, phản kháng sau những lần “chửi rủa”, bắt nạt vô lý của các bạn. Không còn cam chịu, Hảo đối mặt với thực tại, sống lạnh nhạt, cái tên “sói hoang”, “con quỷ” luôn gắn chặt với cô suốt nhiều năm cắp sách tới trường.

Chưa dừng lại, bản kiểm điểm và học lực không bao giờ vượt quá trung bình gắn liền với Hảo trong suốt bốn năm học cấp 2 chỉ vì mặc cảm. Học lực không giỏi, không được thầy cô ủng hộ thi cấp 3, Hảo tự làm hồ sơ, nhờ chị gái ôn thi, nhưng kết quả không mong muốn, Hảo chỉ đỗ vào một trường dân lập của huyện chứ không phải trường chuyên.

Tuy không vào được trường chuyên, Hảo quyết tâm đi học tại trường dân lập, ngày đầu tiên bước vào cánh cổng mới, sự ghét bỏ, xua đuổi, lại tiếp diễn với Hảo. “Có lần tôi bị các bạn nam ném giày thể thao vào mặt, vứt sách vở ra ao, đuổi khỏi lớp” - Hảo nhớ lại.

Chấp nhận số phận bị các bạn miệt thị, Hảo cam chịu để được đến lớp, nhưng sức chịu đựng có giới hạn, không chịu nổi sự xua đuổi, miệt thị khiến cô gái mạnh mẽ từng có ý định bỏ học. Hảo nghẹn ngào chia sẻ: “Trong đầu tôi chỉ nghĩ phải rời khỏi nơi này, giải thoát cho mình. Vào thời khắc ấy, trong thâm tâm tôi chỉ muốn dừng lại, không muốn đến trường học, đối với tôi, trường học là nỗi “ám ảnh” về thể chất và tinh thần”. Sau đó, Hảo nói dối nghỉ học một tuần, cho tới khi cô giáo gọi về gia đình cô mới biết chuyện.

Thương con, phải chịu những đắng cay, nghiệt ngã của cuộc sống, những giọt nước mắt của cha mẹ khiến Hảo suy nghĩ, dằn vặt. "Nếu có thể thay con gánh chịu những đau đớn này, thì mẹ có chết cũng cam lòng" - câu nói của mẹ in sâu vào tâm trí, thức tỉnh con người Hảo phải sống tốt hơn, vì bố mẹ không có lỗi.

Sau thời gian nghỉ học ở nhà, Hảo quay lại lớp, kể từ đó, suốt 3 năm cấp 3 cô luôn là học sinh đứng top đầu. Các bạn trong lớp bắt đầu quen với khôn mặt méo mó, cởi mở và giúp đỡ Hảo nhiều hơn trong học tập.

Dường như mọi thứ bắt đầu đón nhận Hảo, những câu nói cay xé lòng cũng dần vơi bớt. Thế nhưng, mọi sự cố gắng vẫn không được mọi người công nhận hoàn toàn. Bỏ ngoài tai những xì xào, bàn tán, cô quyết tâm nuôi ước mơ vào giảng đường đại học, trở thành một nhà diễn giả, nhà công tác xã hội có ích. Tuy bị giảm thính lực một bên tai và một bên mắt gần như không thể nhìn rõ, mọi công việc của Hảo cũng khó khăn hơn.

Chăm chỉ, nỗ lực cuối cùng cũng đến ngày kết trái, Hảo đỗ đại học với số điểm cao. "Vốn bị mọi người miệt thị, chê bai, nhận được giấy báo nhập học, gặp ai tôi cũng khoe, cháu đỗ đại học rồi đấy” - Hảo vui vẻ nhớ lại.

Tưởng chừng số phận sẽ “dễ thở” hơn với Hảo nhưng vào năm 2 đại học, trong một lần đi thực hành tại Trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ, mới được 2 tháng, người quản lý gọi Hảo ra trước mặt bạn bè, phụ huynh và học sinh, nói với cô: "Từ mai, em không nên đến đây vì em đến đây sẽ lây cho mọi người”. Câu nói như cứa vào lòng tạo vết xước hằn sâu trong tâm trí Hảo. Lặng lẽ đi về trong sự tuyệt vọng, Hảo trăn trở suy nghĩ: “Vết thương do sự cố gây ra, liệu có phải là căn bệnh lây nhiễm không sao mọi người lại ghê sợ mình đến vậy”.

Gieo mầm tương lai

Hơn hai mươi năm sống với sự ghẻ lạnh, miệt thị của bạn bè đồng trang lứa, cắn chịu sự dày xé của xã hội, rất nhiều lần Hảo khóc thầm trong phòng trọ, lấy tay cào vào tường, dày vò bản thân, từng tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình.

Mạnh mẽ là thế nhưng sự xa lánh của xã hội với một người yếu thế đã khiến Hảo nhiều lần muốn buông bỏ. Ông trời lấy đi của Hảo khuôn mặt nhưng cho Hảo nhiều thứ đáng quý hơn trong cuộc sống.

Không ngừng vươn lên, suốt 4 năm ngồi trên giảng đường đại học, Hảo tích cực tham gia nhiều câu lạc bộ, thiện nguyện và các chiến dịch vì cộng đồng. Quá trình tham gia câu lạc bộ “Sinh viên khuyết tật thành phố Hà Nội”, cô nhận ra bản thân vẫn may mắn hơn rất nhiều người.

Lần đầu tiên làm thiện nguyện, Hảo dẫn đoàn người khuyết tật, ngồi xe lăn đi thăm Hà Nội và được một người trong đoàn nói với Hảo: “Em cười đẹp lắm, luôn cười tươi em nhé”. Câu nói ngắn gọn nhưng tạo động lực cho Hảo cố gắng, tự tin bởi bên ngoài kia, biết bao số phận đang cần sự giúp đỡ để được hạnh phúc. Hảo nghĩ: “Mình phải là mầm sống mang lại những tia nắng và nụ cười hạnh phúc đến gần mọi người. Có như thế năng lượng tích cực mới được lan tỏa”.

Từ đó, Hảo tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện nhiều hơn. Ngoài đi học, cô luôn dành thời gian đi thiện nguyện để sự tích cực của Hảo sẽ giúp được những người yếu thế trong xã hội.

Với tinh thần trách nhiệm cùng sự nhiệt huyết, cô gái nhỏ nhắn được mọi người tin yêu giữ chức vụ Phó Chủ tịch câu lạc bộ thiện nguyện. Hảo thừa nhận: "Tôi là một người rất tham, tham học nhiều, đi nhiều, biết nhiều, và tham được giúp đỡ nhiều người kém may mắn. Mỗi ngày gieo được những mầm sống xuống đất, tôi rất hạnh phúc, cảm thấy có ích và không bị dư thừa trong xã hội”.

Không dừng lại ở bốn năm đại học, hiện tại, Hảo đang theo học Thạc sĩ khoa Tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với mong muốn cao xa hơn là được đứng ở giảng đường đại học để mọi người thấy năng lực thực sự của mình.

Hảo nói: “Rừng cây bao la muốn phát triển phải bắt đầu từ mầm, nhà có cao cũng phải xây từng viên gạch, người tài giỏi cũng bắt đầu từ mầm sống của cha mẹ. Mầm xấu hay tốt cũng có thể thành cây, chỉ cần được vun đắp và chăm sóc mỗi ngày”. Tự nhận mình là một “hạt mầm xấu”, Hảo đang cố gắng chứng mình cho mọi người thấy được sức sống mãnh liệt của "hạt mầm xấu".

Luôn ấp ủ hy vọng gieo mầm, giúp đỡ người kém may mắn, mới đây không lâu, Hảo tự nguyện làm thủ tục đăng ký hiến tạng với mong muốn, dành những gì còn lại cho người không may mắn. “Trái tim được đập, ước mơ sẽ được tiếp tục” - Hảo mong người được nhận sẽ thay Hảo thực hiện ước mơ gieo mầm để lan tỏa năng lực tích cực cho mọi người.

Ngoài ra, Hảo còn làm thêm tại phòng hỗ trợ giáo dục tại một trường mầm non ở Hà Nội và thành lập nên quỹ “Mầm và những người bạn” để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Dù khiếm khuyết nửa khuôn mặt, nụ cười cũng không vẹn nguyên nhưng với Hảo điều quan trọng bây giờ phải sống thật tốt, hoàn thiện bản thân, tạo động lực sống cho mọi người.

"Sự đau khổ, dằn vặt bản thân không mang lại lối sống tích cực. Thay vào đó, mỗi ngày được sống, được chia sẻ yêu thương là điều may mắn mà tôi cần trân trọng. Vậy nên, tôi luôn tự nhủ với bản thân, phải sống có ích và cho đi những điều tốt đẹp thì cuộc sống mới đáng để sống và có ý nghĩa hơn” - Hảo bày tỏ.

Trang Hoài
TIN LIÊN QUAN

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Giảng viên Việt là nhà khoa học nữ duy nhất Châu Á đạt giải thưởng sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là nhà khoa học nữ duy nhất toàn Châu Á nhận được Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2022.

Thái Lan sắp thu phí du lịch của du khách quốc tế

Thanh Hà |

Thái Lan có kế hoạch thu phí du lịch với người nước ngoài, ngoại trừ người nước ngoài có giấy phép lao động và giấy thông hành biên giới.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thưởng nóng cho tiền đạo Tiến Linh

AN NGUYÊN |

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ, động viên huấn luyện viên Park Hang-seo và cá nhân tiền đạo Tiến Linh trước thềm chung kết AFF Cup 2022.