Cô gái "dệt hồn" cho vải gai dầu

DUY ANH - HOÀI ANH |

Vải gai dầu tự nhiên, bông mịn thiên nhiên và những sản phẩm đồ chơi làm bằng chất liệu an toàn cho trẻ em là những gì Bùi Hạnh Nguyên (SN 1988) đang theo đuổi. Trong câu chuyện riêng của mình trên hành trình dài gần một thập kỷ với vải vóc, cô không chỉ có mong muốn làm kinh tế, làm công tác xã hội mà còn muốn gìn giữ một di sản đã qua tay nhiều thế hệ trong suốt cả nghìn năm.

Tại bàn làm việc, mỗi ngày Hạnh Nguyên và nhóm gia công sản phẩm mang tên Touched.Studio vẫn cho ra nhiều mẫu mã đồ chơi từ vải tự nhiên, vải tái chế. Ngày hôm nay, cô đang chuẩn bị cho Mắm (tên của một búp bê vải) thêm vài mẫu quần áo nữa để đưa Mắm đến với người chủ mới.

Quyết định đương đầu

Hạnh Nguyên sớm có cái thú vui với vải vóc, khâu vá hay đúng hơn là yêu và kính trọng. Yêu bởi vẻ đẹp của sự mềm mại, hoa văn trang nhã, sáng tạo và kính trọng bởi sự cống hiến của những nghệ nhân và giá trị mà một đời của vải mang lại cho con người.

Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2010, cô cũng như bao người trẻ khác mang mộng hoài bão thăng tiến trong sự nghiệp, có một tình yêu đẹp và cuộc sống viên mãn. “Ở thời điểm 10 năm trước, mình làm việc tại công ty nước ngoài, thu nhập ổn định, cuộc sống "trong mơ". Khi đó, mình không hề nghĩ sẽ có ngày mình vùi đầu trên bàn may ngẫm nghĩ về vải vóc”, Hạnh Nguyên xúc động kể lại.

Tuy nhiên với riêng Hạnh Nguyên, công việc mang tính rập khuôn, máy móc không phù hợp với định hướng tự do, ưa sáng tạo của cô. Đặc biệt với niềm đam mê vải cùng họa tiết nên cô đã quyết định... đương đầu với chính bản thân. Ngay lập tức cô từ bỏ công việc tại công ty nước ngoài. Cô bắt đầu vùi đầu vào các lớp học thiết kế, may vá, diễn họa thời trang. Và trong hơn 1 năm sau đó, thời gian biểu của cô không có gì hơn ngoài việc học. Thậm chí có nhiều hôm Hạnh Nguyên bắt đầu ngày học lúc 9 giờ sáng và kết thúc việc học lúc 9 giờ tối.

Cô chia sẻ chính trong thời gian đó bản thân đã tự hồ nghi sự lựa chọn của mình, tự tạo ra thứ áp lực vô hình đè nặng lên vai. Bên cạnh đó cũng là sức ép từ phía gia đình, bố mẹ cô cho rằng đang có một công việc ổn đinh với thu nhập khá tại sao lại chọn lựa việc khởi tạo cá tính riêng mà chưa biết việc đó sẽ đi đến đâu.

Cô sút 10 cân vì vừa học vừa suy nghĩ, nhưng may mắn thay là tình yêu với vải đã giúp cô nhanh chóng lấy lại tinh thần. Hạnh Nguyên biết nếu cứ đam mê thì sẽ có lúc sự đam mê đem lại cho cô niềm cởi mở.

Vậy là một cô gái trẻ đã tự mở ra con đường sự nghiệp cho riêng mình, cũng từ sự nghiệp cô đã phát hiện ra vải đồng thời cũng là niềm yêu của bản thân. Hạnh Nguyên lúc đó đã là người ngập trong hạnh phúc với quyết định của mình.

Chớm bắt đầu sự nghiệp với vải vóc, Hạnh Nguyên có rất nhiều hi vọng về đôi bàn tay và bộ óc của mình. Cô thất vọng khi biết rằng ngay cả khi làm việc trên bàn may, thứ quyết định đến mẫu mã sản phẩm không nằm trong đầu của cô mà nằm tại phía bên kia của thị trường, nơi những “mốt” ăn mặc được định hình.

Ngay trong lúc đang loay hoay tìm hướng đi mới, Hạnh Nguyên may mắn tham gia và được chọn là một trong những thực tập sinh trao đổi về thời trang giữa Pháp và Việt Nam (cuối 2015 - đầu 2016). Cũng trong quá trình trao đổi đó, sự giao lưu tiếp biến văn hóa đã khơi dậy trong cô khái niệm về thứ vải địa phương, mang nét độc tôn của dân tộc.

“Sau khi trở về mình vô tình gặp một cô nghệ nhân người Thái, đó là lần đầu tiên mình được sờ vào vải gai dầu. Mình như bị điện giật vậy, lập tức được kết nối với vải”, Hạnh Nguyên xúc động chia sẻ.

Hạnh Nguyên đi tìm hiểu về cách nhuộm vải. Ảnh: NVCC
Hạnh Nguyên đi tìm hiểu về cách nhuộm vải. Ảnh: NVCC

Cuộc đời của vải

Sau cuộc gặp mặt bất ngờ với nghệ nhân người Thái, cô dốc toàn bộ tiền tiết kiệm của mình, lên miền núi cao cùng sống, sinh hoạt và học hỏi từ bà con nơi đây.

Cũng trong thời gian này cô được biết rằng thứ vải mình đang tìm hiểu, những công thức “vàng” dệt vải, nuôi bông của bà con các dân tộc nơi đây đã có tuổi đời cả nghìn năm. Từ Sơn La đến Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hạnh Nguyên cũng phát hiện với riêng nhóm dân tộc người H'Mông cũng đều có những công thức dệt và nhuộm vải riêng, không trộn lẫn. Duy chỉ có người Mông trắng chuyên dùng vải gai dầu mềm là loại mà cô mong muốn. Bởi vải của người H'Mông trắng có màu trắng ngà, chất mềm hơn so với người H'Mông Đen hay người H'Mông Xanh.

Sau khi tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm của những nghệ nhân, Hạnh Nguyên tiếp tục phải nghiên cứu và bóc tách 40 công đoạn dệt và nhuộm vải sao cho hiệu quả. Cô cũng phải bỏ ra hơn 1 năm mới có thể hiểu sâu rồi tiến hành sản xuất những thớ vải đầu tiên.

Trở về từ vùng núi với kinh nghiệm lẫn vốn nghề ngày một dạn dĩ, Hạnh Nguyên bắt tay thử nghiệm ngay lập tức với ngành hàng thời trang người lớn. Một lần nữa cô thất bại bởi chất liệu vải gai dầu khi giặt sẽ bị cứng lại, mất công chải, màu vải dễ phai thêm vào đó là giá thành sẽ đắt hơn so với vải công nghiệp.

Cô lại chuyển hướng sang ngành thời trang trẻ em, nhưng lẽ dĩ nhiên vải gai dầu thô cứng cũng không phù hợp với da trẻ.

Trăn trở là thế nhưng mỗi khi nghĩ lại câu chuyện của bà con, nghe bà con tâm sự và nhớ đến tâm huyết của mình suốt nhiều năm, Hạnh Nguyên lại càng phải sớm tìm ra cách. Cuộc đời của vải có thể chỉ vài năm nhưng được dệt trên đó là cả tinh thần và ý chí ngàn tuổi của con người.

Hạnh Nguyên không còn chấp niệm về tính ứng dụng của vải vào áo quần nữa. Cô muốn xếp vải vào vị trí ứng dụng linh hoạt, tức là để vải làm điều nó muốn. Từ đó, cô chuyển hẳn sang làm đồ chơi vải cho trẻ em.

Tính ứng dụng và thương mại

Ban đầu Hạnh Nguyên muốn tạo ra những sản phẩm thân thiện bảo vệ trẻ và có lợi với môi trường. Vải gai dầu được cô nhuộm nhiều lần bằng cách tự nhiên như bã chè (màu xám), cây pháng (màu hồng cam), cây mật gấu (màu vàng)...

Những màu này hoàn toàn tự nhiên, nên chúng không độc hại nếu trẻ cắn hay liếm. Thêm nữa Hạnh Nguyên cũng cố để sáng tạo ra những nhân vật có định danh, có cá tính và câu chuyện riêng để thu hút trẻ.

Ban đầu là những bé Sữa, Mật, Lá, Mắm và trong tương lai khi thuận lợi chắc chắn số lượng nhân vật sẽ nhiều hơn.

Với vải thừa Hạnh Nguyên cất công đến từng nhà may, người quen và một vài chợ vải uy tín xin lại để gia công. Cô cũng tìm thêm những đồng sự cùng mình sáng tạo, chế tác sản phẩm. Vải thừa với Hạnh Nguyên là thứ còn nhiều giá trị nếu biết vận dụng nhất là với đồ chơi sẽ tránh được sự lãng phí.

Bài toán chi phí với Hạnh Nguyên lúc này chỉ còn xoay quanh giá thành của sản phẩm. Bởi những mẫu đồ chơi của cô và Touched.Studio tạo ra đều 100% là thủ công, hoàn toàn từ thiên nhiên và trên hết là tâm huyết của các nghệ nhân đằng sau nên giá thành sẽ khác.

Cô chia sẻ đã có lúc cảm thấy thiếu tự tin khi cạnh tranh với các sản phẩm đồ chơi công nghiệp, nhưng vẫn chắc nịch nói rằng “công sức của nghệ nhân và tính lưu giữ văn hóa là không nên xem nhẹ”. May mắn thay, các sản phẩm đồ chơi hay vật dụng văn phòng (đế vải đựng chén, thiệp, sổ vải) của cô đều nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

Đồ chơi gắn liền với văn hóa dân gian

Nếu như Nhật Bản có búp bê cầu mưa, Trung Quốc có búp bê hí kịch hay Hàn Quốc có búp bê mặc hanbok thì Việt Nam cũng nên có những sản phẩm búp bê với áo dài.

Nhưng đó là câu chuyện trong vài năm tới, hiện tại Hạnh Nguyên đang hướng tới sáng tạo những búp bê nhồi bông gắn liền với lịch sử và văn hóa. Đó có thể là búp bê tiểu đồng thổi sáo, búp bê chú cuội, công chúa Liễu Hạnh, Thạch Sanh...

Chúng là đại diện sáng giá nhất để thổi hồn văn hóa vào thứ chất liệu là vải. Đồng thời cũng giúp Hạnh Nguyên dễ dàng kể câu chuyện của riêng chúng, về sự hình thành và phát triển của nghề dệt truyền thống.

Hạnh Nguyên muốn thấy những giá trị truyền thống đó trong cả viện bảo tàng lẫn thực tế, bởi nếu bảo tàng là nơi giáo dục nhận thức thì khung cửi là nhân chứng giúp thế hệ sau đam mê “tiếp lửa thắp đèn”.

DUY ANH - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

NTK Thủy Nguyễn: Người dệt mộng đẹp

NGỌC DỦ (thực hiện) |

"Mộng bình thường" là triển lãm của Thủy Nguyễn ra mắt vào thời điểm ngành thời trang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, với cô, nếu chỉ nhìn vào khó khăn, thách thức thì chẳng bao giờ thấy được cơ hội.

Hơn 20 lớp đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động dệt may

Kiều Vũ |

Tính đến nay, chương trình hợp tác đào tạo của Công đoàn Dệt may Việt Nam đã khai giảng được 11 lớp tại khu vực miền Nam với 534 học viên; 13 lớp tại khu vực miền Bắc và miền Trung với 603 học viên.

Hai bà "tổ nghề" dệt lụa tơ sen

nguyễn năng lực |

Mấy năm gần đây, thị trường thời trang cả nước xôn xao đón nhận thông tin "người Việt đã dệt được lụa từ tơ sen". Làm sao mà những sợi tơ mỏng manh từ cọng cây sen đã bao đời chỉ bỏ đi, lại có thể trở thành những tấm lụa óng ả có giá trị rất cao như vậy?

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

NTK Thủy Nguyễn: Người dệt mộng đẹp

NGỌC DỦ (thực hiện) |

"Mộng bình thường" là triển lãm của Thủy Nguyễn ra mắt vào thời điểm ngành thời trang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, với cô, nếu chỉ nhìn vào khó khăn, thách thức thì chẳng bao giờ thấy được cơ hội.

Hơn 20 lớp đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động dệt may

Kiều Vũ |

Tính đến nay, chương trình hợp tác đào tạo của Công đoàn Dệt may Việt Nam đã khai giảng được 11 lớp tại khu vực miền Nam với 534 học viên; 13 lớp tại khu vực miền Bắc và miền Trung với 603 học viên.

Hai bà "tổ nghề" dệt lụa tơ sen

nguyễn năng lực |

Mấy năm gần đây, thị trường thời trang cả nước xôn xao đón nhận thông tin "người Việt đã dệt được lụa từ tơ sen". Làm sao mà những sợi tơ mỏng manh từ cọng cây sen đã bao đời chỉ bỏ đi, lại có thể trở thành những tấm lụa óng ả có giá trị rất cao như vậy?