Chuyện phía sau ký sự “Hành trình người đi tìm lửa”

Biên kịch - Đạo diễn NGUYỄN HƯƠNG DUNG |

Những ngày cuối năm 2020, tôi nhận được lời mời tham gia thực hiện ký sự kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam. Là một người làm nghề trẻ tuổi, tôi khá đắn đo trước lời đề nghị này; vừa vui vừa lo lắng. Đây thực sự là cơ hội, nhưng cũng lại là thử thách với tôi.

Tôi nhớ mãi lời anh Trần Quang Dũng - Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói và nhắc lại trong suốt những cuộc họp về nội dung và duyệt sản phẩm sau này: “Hãy gắn ngành dầu khí, gắn người lao động dầu khí với sự đổi thay của mỗi vùng đất mà đội quân dầu khí có mặt, đó là Việt Nam - Đất nước - Con người, chứ không chỉ dừng lại là một ngành công nghiệp. Làm sao cho khán giả hiểu thêm một chút, yêu thêm một chút với dầu khí sau mỗi tập phim. Chỉ cần một chút thôi là đã thành công rồi”.

1. Chúng tôi bắt đầu ghi hình những thước phim đầu tiên vào tháng 12 năm 2020, khi êkíp chúng tôi đến Vũng Tàu - thủ phủ của ngành dầu khí, và tìm đến những nhân vật đầu tiên. Tôi không hề biết rằng mình sẽ được gặp những con người đặc biệt đến thế nào. Những cuộc trò chuyện, phỏng vấn kéo dài đến nửa ngày. Và tôi đã gặp những giọt nước mắt. Đó là lúc bác Lê Quang Trung nấc nghẹn khi nhớ lại những năm tháng gian khó và thương những đồng nghiệp thế hệ sau lỡ bước sai lầm. Là khi đến căn nhà quá đỗi giản dị và thấy dáng hình bác Đặng Của đã chậm hơn vì sức nặng của tuổi tác, bác say sưa kể lại chuyện tìm dầu ở Thái Bình, rồi câu chuyện ngọn lửa của niềm tin tháng 5 năm 1984... Nhiều lúc, bác dường như quên mất rằng chúng tôi đang ở đó, bác nói mãi, còn chúng tôi lặng im đón nhận từng lời... Đến giờ nhớ lại, trong ký ức của tôi lúc ấy là anh kỹ sư trẻ Đặng Của - Quyền liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất 36 đang vẽ ra trước mắt tôi ánh lửa màu da cam ở Tiền Hải, Thái Bình năm ấy; là người đã run run cầm mẫu thử dầu rịn ra tay trên tàu khoan Mikhain Mirchin; chứ không phải một người nghỉ hưu đã vài chục năm. Đặc biệt là khi chúng tôi được gặp người nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất đầu tiên và sau này là Chủ tịch Nước Trần Đức Lương. Ông đã dành cả buổi sáng để trả lời các câu hỏi của chúng tôi về ngành từ những ngày đầu tiên. Ông mê say kể từng chi tiết, từng sự kiện mà cả cuộc đời ông không bao giờ quên. Cho dù kinh qua nhiều vị trí công tác, phụ trách nhiều lĩnh vực, nhưng dầu khí vẫn là những trang ký ức đẹp nhất cuộc đời ông...

Thời gian thực hiện ký sự “Hành trình người đi tìm lửa” chúng tôi cũng được gặp những vị tiền bối của ngành. Đi cùng chúng tôi có Nhà văn Nguyễn Như Phong - người gắn bó với ngành dầu khí từ lâu. Tôi chăm chú lắng nghe những cuộc trò chuyện nhưng vẫn thấy ngổn ngang quá. Tôi vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu. Trở về Hà Nội, tôi tiếp tục ôm những cuốn về Lịch sử Dầu khí và bắt đầu lên danh sách những nhân vật cần phỏng vấn và gạch ra những ý cần thiết để làm đề cương và kế hoạch sản xuất. Chúng tôi hoàn thành 5 tập đầu tiên vào cuối tháng 4 năm 2021. Và rồi, dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Công việc bị đình lại, và gần như không thể làm được gì tiếp theo khi những nhân vật quan trọng của lịch sử ngành, những công trình trọng điểm phần lớn nằm ở phía Nam. Lại thêm một áp lực đè nặng.

2. Dường như, những ngày tháng giãn cách xã hội đã cho tôi nhiều điều hơn tôi vẫn nghĩ. Từ một người khá bảo thủ trong việc sử dụng tư liệu, tôi buộc phải quen với việc này. Tôi bắt đầu tiếc nuối chuyến công tác mà tôi từng cho là một chuyến khảo sát đơn thuần. Tôi mong được gặp lại những nhân vật ấy - những con người thuộc thế hệ đầu tiên của những người đi tìm lửa, với lý tưởng và lòng say mê vô tận. Mỗi cuộc trò chuyện hay tin nhắn của các bác củng cố thêm lòng tin của tôi. Thế hệ ấy đã dấn thân vào cuộc trường chinh tìm lửa, tìm nguồn vàng đen để làm giàu cho Tổ quốc. Tôi biết, họ coi đó là lẽ sống... Tôi cũng đã có dịp được thấy những người lao động dầu khí trên những giàn khoan - giàn khai thác ngoài biển hăng say lao động, nhiều lúc miên man trong nỗi nhớ nhà đằng đẵng. Tôi được thấy lý tưởng sống của cả một thế hệ là có thực, thứ ánh sáng tôi đã bắt gặp trong những tác phẩm văn học cách mạng khi còn trên ghế trường phổ thông... Làm thế nào để khán giả cũng thấy như tôi đang thấy? Làm thế nào để người ta bớt đi những mặc cảm và sự võ đoán về ngành dầu khí đây?

Nhạc sĩ Trương Quý Hải, anh Trần Quang Dũng và biên kịch - đạo diễn Nguyễn Hương Dung thăm công trình dầu khí (ảnh chụp trước thời 27.4.2021).
Nhạc sĩ Trương Quý Hải, anh Trần Quang Dũng và biên kịch - đạo diễn Nguyễn Hương Dung thăm công trình dầu khí (ảnh chụp trước thời 27.4.2021).

Nhưng khó khăn chưa dừng lại. Trước mắt êkíp chúng tôi là Hội đồng cố vấn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, gồm những vị lão thành của ngành như Ngô Thường San, Hồ Sĩ Thoảng, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Đăng Liệu, Lê Minh Hồng... Sau này, tôi thầm cảm ơn các bác đã giúp chúng tôi để ký sự hoàn thiện hơn. Không có các bác, sẽ có nhiều chi tiết sai lịch sử, nhiều dấu mốc không được nhắc đến và tôi chắc sẽ khó trưởng thành hơn.

3. Khi ký sự chuẩn bị phát sóng, dù rất bận nhưng Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Hoàng Quốc Vượng đã xem kỹ từng tập và góp ý cho tổng thể ký sự. Sự trân trọng lịch sử của ngành đã cho thấy ý thức trách nhiệm của người đứng đầu. Đó cũng là văn hóa của ngành dầu khí, người dầu khí mà chúng ta hay gọi là Văn hóa Petrovietnam. Đó là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy những điều tốt đẹp của thế hệ sau với những thế hệ đi trước. Nhạc sĩ Trương Quý Hải lần đầu theo đoàn làm phim ra giàn khai thác, chứng kiến những cán bộ, người lao động dầu khí hát quốc ca và đặt tay lên trái tim trước cờ đỏ sao vàng giữa trùng khơi cách đất liền 320km, sau này tâm sự rằng, dù là người lính Vị Xuyên, đã hát quốc ca không biết bao lần nơi biên giới, nhưng hát trên giàn khai thác giữa biển trời Tổ quốc là một cảm giác thật đặc biệt. Chính chuyến đi đó đã truyền cảm hứng để anh viết bài hát “Biển Đông tung bay quốc kỳ” để dành tặng cho những người lao động Dầu khí. Bài hát được dùng làm nhạc hiệu cho 20 tập ký sự “Hành trình người đi tìm lửa” và mỗi lần nghe ca từ “Bình yên, bão giông, nắng mưa, ngọn lửa khí vờn quanh bóng cờ. Thềm lục địa biển trời Tổ quốc rạng rỡ”, niềm tự hào là một người Việt Nam lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27.11.1961 - 27.11.2021), Báo Lao Động và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Luật Dầu khí cần mang đặc thù Dầu khí”. Buổi tọa đàm diễn ra từ 8h30 đến 11h00 ngày 09.11.2021, phát Live text, video trên trang Laodong.vn, Cổng thông tin Công đoàn Việt Nam (congdoan.vn), Fanpage Báo Lao Động trên facebook... Trân trọng mời bạn đọc theo dõi. 

Khi những tập ký sự đầu tiên phát sóng trên kênh VTV1, những tập cuối cùng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sự đón nhận của những người dầu khí, đặc biệt là thế hệ đầu tiên khiến chúng tôi được truyền thêm năng lượng. Và điều đó càng làm chúng tôi thêm tiếc nuối. Giá như có thể nói được nhiều hơn, kỹ hơn về 60 năm ngành Dầu khí để thế hệ sau biết và nhớ chân dung những người đi tiên phong, đã đổ mồ hôi, xương máu, để ngành Dầu khí Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Nhiều người thuộc thế hệ đi tìm lửa đầu tiên đã không còn để chứng kiến những hình ảnh gắn liền với thanh xuân, với cuộc đời họ trong ký sự này. Với êkip chúng tôi, ký sự “Hành trình người đi tìm lửa” là ngọn lửa của lòng biết ơn và tri ân những con người trong hàng vạn con người thuộc nhiều thế hệ đã không tiếc mồ hôi, thậm chí cả máu cho ngành Dầu khí Việt Nam 60 năm qua.

Xin phép được khép lại chia sẻ của êkíp làm phim chúng tôi bằng lời thơ của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Hoàng Quốc Vượng khi lần đầu tiên ra thăm giàn khai thác Hải Thạch - Mộc Tinh đầu năm 2021:

Tổ quốc nơi đây là ý chí niềm tin 

Của lịch sử 4.000 năm tụ lại 

Của dân tộc không bao giờ chiến bại

Quyết giữ biển trời sông núi Việt Nam./.

Loạt phim ký sự "Hành trình Người đi tìm lửa" do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp Trung tâm phim tài liệu - Đài truyền hình Việt Nam thực hiện đã chính thức phát sóng vào lúc 7h45 các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, bắt đầu từ ngày 01.11.2021 trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam, phát lại vào khung giờ buổi tối và trên các nền tảng xã hội.

Biên kịch - Đạo diễn NGUYỄN HƯƠNG DUNG
TIN LIÊN QUAN

Petrovietnam: Đương đầu thách thức - bảo vệ thành quả

TRẦN THẾ VINH |

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Đặc biệt, thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết: “Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỉ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ”.

CEO - Meeting lần thứ 9 năm 2021: Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số

THẾ VINH |

Ngày 6.9 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất kinh doanh thường kỳ lần thứ 9 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn.

Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao

Thế Vinh |

Ngày 20.8.2021 tại trụ sở Bộ Y tế, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ 200 máy thở chức năng cao cùng các vật tư y tế để phục vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, góp phần bảo vệ sức khỏe và tính mạng đồng bào.

Petrovietnam đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Trần Thế Vinh |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến khó khăn chung cho nền kinh tế, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh “chiến dịch” tiêm vaccine bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ), nhằm giữ vững nguồn lực; triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), duy trì ổn định, phát triển trong hầu hết các mặt hoạt động.

Petrovietnam: Khi vaccine là ưu tiên số 1

Trần Thế Vinh |

Việc rất nhiều người lao động (NLĐ) trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 khiến SXKD, các công trình, nhà máy, dự án của Tập đoàn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ. Trên hết là an toàn, sức khỏe của NLĐ đối diện với rủi ro lây nhiễm...

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Công nhân nợ lương ở Lào Cai: Công đoàn đã hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết

Văn Đức |

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung bị nợ lương gần 1 năm nay được tổ chức Công đoàn hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết.

Bắc Ninh: Báo Lao Động vào cuộc, người lao động được nhận lương sát Tết

Bảo Hân |

Tổng cộng có 15 công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Gỗ nhựa sinh thái Việt Nam (có nhà máy sản xuất tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị nợ lương đã được trả lương ngay sát Tết, giúp họ có tiền để mua sắm Tết cho gia đình.

Petrovietnam: Đương đầu thách thức - bảo vệ thành quả

TRẦN THẾ VINH |

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) đề ra. Đặc biệt, thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết: “Trong khi các nguồn thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu đạt mức thấp so với dự toán thì thu ngân sách từ dầu thô 8 tháng vẫn ghi nhận kết quả tích cực, đạt 25,7 nghìn tỉ đồng, bằng 111% dự toán, tăng 0,9% so cùng kỳ”.

CEO - Meeting lần thứ 9 năm 2021: Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số

THẾ VINH |

Ngày 6.9 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất kinh doanh thường kỳ lần thứ 9 năm 2021 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn.

Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao

Thế Vinh |

Ngày 20.8.2021 tại trụ sở Bộ Y tế, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ 200 máy thở chức năng cao cùng các vật tư y tế để phục vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, góp phần bảo vệ sức khỏe và tính mạng đồng bào.

Petrovietnam đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

Trần Thế Vinh |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến khó khăn chung cho nền kinh tế, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh “chiến dịch” tiêm vaccine bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ), nhằm giữ vững nguồn lực; triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), duy trì ổn định, phát triển trong hầu hết các mặt hoạt động.

Petrovietnam: Khi vaccine là ưu tiên số 1

Trần Thế Vinh |

Việc rất nhiều người lao động (NLĐ) trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 khiến SXKD, các công trình, nhà máy, dự án của Tập đoàn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ. Trên hết là an toàn, sức khỏe của NLĐ đối diện với rủi ro lây nhiễm...