Chuyện làng văn nghệ: Những kỷ niệm về cha tôi - họa sĩ Nguyễn Bích

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG |

Giờ đây bất kể ở đâu, bất kể đang làm gì, cứ chợt nhớ về người cha tài danh, hiền hậu mà cuối đời lại chịu nhiều đau đớn đến thế là nước mắt tôi lại trào ra. Cha tôi - Nguyễn Bích được nhiều người biết đến là một họa sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp vẽ tranh đả kích, biếm họa, một trong những người thành lập Báo Quân đội nhân dân.

Hòa bình lập lại, ông vẽ minh họa cho báo Văn nghệ, Thiếu niên tiền phong, sau này thêm báo Nhi đồng, cùng tranh truyện cho Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông vẽ trên nhiều chất liệu, tranh truyện đưa tên tuổi ông ra thế giới là tập truyện tranh “Sát Thát” được giải bạc của Đức. Cha tôi sinh ra và lớn lên ở phố Liên Trì (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tuổi thơ của tôi luôn hiện về trong những giấc mơ ở đó, mặc dù sau này gia đình tôi đã chuyển đi nơi khác sinh sống.

Con phố nhỏ, cụt Liên Trì chạy từ phố Nguyễn Du, gặp hồ Thiền Quang. Căn gác nhà của số nhà 35 Liên Trì đã theo cha tôi và chúng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mãi sau này, khi không còn ở đó nữa cha tôi không dám đi qua phố, bởi những kỷ niệm đầy ắp về tuổi thơ của cha, “Bố sợ đi qua phố cũ, nhớ lắm con ạ!”. Tôi hiểu điều đó và chính bản thân tôi mỗi khi có việc đi ngang qua tôi đều muốn khóc, kể cả trong những giấc mơ về quá khứ tôi đều nhớ về căn nhà đó. Căn gác nhỏ gia đình tôi ở chỉ khoảng 20m2. Mọi sinh hoạt của một gia đình đều diễn ra ở đó. Sát ban công nhỏ ông trồng mấy chậu hoa leo như hoa cầm cù và vài gốc cây thế. Bên trên ông treo mấy lồng chim hoàng yến, bạch yến. Đấy là góc thư giãn của ông sau những lúc vẽ.

 Họa sĩ Nguyễn Bích qua nét vẽ của họa sĩ Trần Tuy.

Cha tôi có năng khiếu vẽ bẩm sinh. Ông là họa sĩ tự học và thành tài, thành danh. Tôi có may mắn được ở gần cha tôi mỗi khi ông làm việc. Tôi cũng hay quan sát nên sự lao động của ông ngấm vào tôi từ nhỏ. Từ bé, lúc nào tôi cũng thấy ông làm việc. Ông là người yêu con. Tôi là con thứ ba trong 4 người con gái của ông và được ông yêu thương chăm sóc nhất vì tôi bé nhỏ, yếu đuối và hay ốm.

Tôi thường ngồi cạnh xem ông vẽ và thỉnh thoảng đóng góp cho ông, chẳng hạn khi ông vẽ tranh cổ động tôi bảo, “Vẽ cây mía phải có bẹ mía chứ bố”, thế là ông cười bảo, “Con biết quan sát đấy!”.

Cha tôi ít nói nhưng là người tinh tế và sâu sắc. Ai đã từng gặp và nói chuyện với ông đều bị cuốn vào câu chuyện và cảm nhận về kiến thức văn học, lịch sử của ông.

Bố tôi thân với hai họa sĩ Đặng Nhân và Zuy Minh. Tôi nhớ mỗi lần hai ông đến chơi là mọi người lại nói chuyện bằng tiếng Pháp bàn luận về văn học, nghệ thuật rất sôi nổi. Bố nói đi nói lại với bạn bè, trong nghệ thuật muốn đạt được cái đẹp phải có đủ 7 yếu tố, thứ nhất phải giản dị, thứ hai phải chân thực, thứ ba phải tự nhiên, thứ tư phải trong sáng, thứ năm phải nổi bật, thứ sáu phải đặc biệt và thứ bảy, ông nhắc đi nhắc lại, tranh phải đạt đến độ sang trọng nhưng phải để người ta cảm nhận được. Thể hiện được bảy điều này trong tranh là thành công của người họa sĩ. Cha tôi sống rất giản dị nên giàu lòng thương người. Ngày còn bé, thỉnh thoảng tôi lại thấy ông vội về lục trong tủ lấy bộ quần áo của ông gói lại rồi lại đi, một lát sau ông về, có hôm lại cầm bộ quần áo về. Tôi hỏi, “Bố cầm đi đâu?” thì ông bảo, thấy có người ở ngoài đường ăn mặc rách rưới quá định cho họ, khi trở lại đã đi mất rồi. Ánh mắt ông lúc ấy đượm buồn.

Ông không nghĩ đến bản thân mình là luôn dành tình cảm và quyền lợi nếu có cho anh em, bạn bè. Họa sĩ Trần Nguyên Đán nói lại: “Ngày trước bố cháu hay làm hộ chiếu cho chú đi nước ngoài và giúp chú bán tranh cho nhà sưu tầm người Ý. Chú vẫn còn giữ bút tích của bố cháu”. Còn họa sĩ Zuy Minh sau này sang định cư ở Canada vẫn thường xuyên viết thư về cho bố tôi.

Tôi có may mắn được làm mẫu cho bố vẽ. Tôi nhớ năm 1980 có triển lãm toàn quốc, ông đã vẽ chân dung tôi mặc áo vàng, đằng sau là cảnh nông trường, rừng núi trên chất liệu lụa và được nhà sưu tập nước ngoài mua.

Ông vẽ cho Nhà xuất bản Kim Đồng rất nhiều truyện tranh. Nét vẽ của ông khi vẽ về trẻ con rất đặc biệt, có phong cách riêng, nhìn là biết tranh của ông. Các thế hệ bạn đọc thiếu nhi rất thích. Người ta nói rằng, phải là người có tấm lòng nhân hậu, yêu trẻ con nên ông mới thể hiện được nét ngây thơ, hồn nhiên của trẻ con sinh động và đáng yêu như vậy.

 

 Truyện tranh “Sát Thát”, tranh của họa sĩ Nguyễn Bích, lời của Lê Vân.

Bố tôi cần mẫn làm việc, cần mẫn vẽ từ sáng đến tối. Khi nghỉ hưu, ông vẽ được nhiều tranh hơn. Ông vẽ tranh lụa chân dung vợ, con, vẽ cho bạn bè và khi ông bị đột quỵ cũng là lúc đang vẽ dở một bức chân dung cho bạn. Ông làm việc cho đến sức lực cuối cùng. Khi không vẽ được nữa ông ngồi lặng hàng giờ ngắm những bức tranh của mình.

Sinh - lão - bệnh - tử là quy luật của muôn đời, nhưng đối với người họa sĩ, không được cầm cây bút vẽ nữa la sự bất lực không thể tả được . Tôi đau đớn nhìn ông như bất động ngắm tranh. Dường như sự bất lực không được điểu khiển đôi bàn tay làm ông khó chịu. Ông là người không muốn phiền ai và không bao giờ chịu ngồi sau xe ai. Ông luôn nói, “Huyết áp của bố như thanh niên” và cả đời không bao giờ chịu đi khám bệnh.

Ông lấy niềm vui là vẽ minh họa cho sách, báo thiếu nhi làm lẽ sống hàng ngày, cháu ngoại là Nguyễn Thùy Anh làm bài thơ về bố là: “Ông mặt trời” đăng trên báo thiếu nhi ông cũng vẽ minh họa. Nét vẽ của ông về thiếu nhi hồn nhiên rất đặc trưng nên ai cũng nhận ra ông là người hiền hậu và yêu trẻ mới có thể có những nét vẽ ngây thơ trong sáng đến như vậy.

Cha tôi là nghệ sĩ đa tài, ngoài vẽ ông còn nặn tượng làm những con giống xinh xinh rất đẹp, nặn tượng Phật cho mẹ tôi thờ. Ông là người tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người. Vì ông không nghĩ đến bản thân mà luôn nghĩ đến người khác, nhường nhịn, chia sẻ. Sau này nhắc đến ông, nhiều người nói, “Anh Bích hiền quá, tốt bụng quá”. Thật sự tôi may mắn được làm con của bố tôi và sau này làm nghề được anh em bạn bè giới thiệu “con gái họa sĩ Nguyễn Bích” thì ai cũng nở nụ cười thân thiện. Đối với tôi, được tự hào về cha mình là may mắn và hạnh phúc mà không phải ai cũng có được.

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.