Chuyến bay “hú hồn” trên phi trường nguy hiểm nhất thế giới ở Nepal

Ninh Linh |

Chị Hoàng Thúy Anh (46 tuổi, TPHCM) là người Việt Nam duy nhất trong đoàn 5 hành khách trên chuyến bay tới sân bay nguy hiểm nhất thế giới ở Nepal hồi tháng 3.

Chinh phục 109 quốc gia trên thế giới, đặt chân tới thảy 7 châu lục, nữ du khách Việt Nam mang nhiều xúc cảm khi ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng. Chuyến đi gần đây nhất tới sân bay Lukla ở Nepal, nơi có đường băng nguy hiểm nhất thế giới, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với chị Thúy Anh.

Chuyến độc hành

“Trong suốt hành trình chinh phục thế giới của mình từ trước đến nay, đây là chuyến đi thứ 3 khiến tôi thực sự có áp lực về việc sinh tử. Hai chuyến đi trước là tới 2 đầu cực của thế giới, Greenland và Antarctica, bản thân tôi cũng sợ không kém”, nữ du khách thốt lên.

Lên kế hoạch tới Nepal - Bhutan lần này, sân bay Lukla là một trong những điều chị muốn thử thách chính mình bởi sân bay này nằm giữa những núi đá dốc đứng của dãy Himalaya nổi tiếng châu Á. Khác biệt với những sân bay thường thấy khác, đường băng của Lukla chỉ dài 527m, độ dốc gần 12%, nằm ở độ cao khoảng 2.846m so với mực nước biển. Sân bay này được xem như cửa ngõ đến Everest, nằm ở Pasanglham, một vùng núi non hẻo lánh ở Nepal.

Đường băng tại Lukla, sân bay nguy hiểm nhất thế giới ở Nepal. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đường băng tại Lukla, sân bay nguy hiểm nhất thế giới ở Nepal. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nữ du khách Việt chia sẻ: “Nhưng điều đáng sợ nhất, tôi nghĩ không chỉ với cá nhân tôi, đoạn cuối của đường băng là dốc núi nằm ở độ cao 2.846m so với mực nước biển. Quả thực, ở độ cao như vậy, không khí ít và loãng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc máy bay gặp khó khăn khi phải hạ cánh, giảm tốc độ vì lực cản lớn. Thêm nữa, đường băng lại dốc đứng bên cạnh hẻm núi làm tim tôi “nhảy” ra khỏi lồng ngực”.

Theo quan sát của chị, khu vực quanh sân bay không có một chỗ nào trống và bằng phẳng để máy bay có thể hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp. Vì thế, thành công của chuyến đi đều phụ thuộc vào tài năng của phi công - chị Thúy Anh đánh giá.

Trước khi đi, chị đọc rất nhiều thông tin về sân bay nguy hiểm nhất thế giới này. Không chỉ địa hình, mối nguy hiểm tiềm ẩn từ thời tiết cũng có thể khiến những chuyến bay ở phi trường Lukla dễ gặp sự cố khi trời có sương mù đột ngột, mưa bão hay tuyết rơi. Trải qua hàng chục năm hoạt động, sân bay này ghi nhận nhiều vụ tai nạn hàng không, cướp đi sinh mạng của ít nhất 50 hành khách và thành viên phi hành đoàn.

Suốt 2 tháng trước khi bay, nữ du khách Việt không thể thoát khỏi những suy nghĩ về trải nghiệm sắp diễn ra ở sân bay này. Điều chị lo lắng đầu tiên là trời lạnh, vì thời điểm tới Nepal là vào cuối mùa Đông.

Chị tiết lộ: “Khi nghe khách hàng của mình kể về câu chuyện hai vợ chồng họ đi trekking núi Everest, tôi sợ thay. Đêm đầu tiên, người vợ giặt đôi tất, một tiếng sau đôi tất đóng băng. Vì thế suốt cả hai tuần sau đó, cô ấy không dám thay quần áo hay tắm rửa gì cả. Còn người chồng, mặc dù anh ấy đã đặt bình nước trong balo nhưng bình nước cũng đông đá.

Một người bạn khác kể lại chuyện đi leo núi Everest, nhưng vì lạnh đến tê cóng mà rớt mấy cái răng. Vì thế, trong chuyến đi này, tôi đã tận dụng những bộ quần áo của chuyến đi thám hiểm Nam Cực hồi năm ngoái”.

Điều lo lắng thứ hai là về độ cao. Chị Thúy Anh đã phải bay đến Bolivia, một quốc gia gần Mỹ, để xem khả năng chịu đựng của mình như thế nào. Trước chuyến bay đến Nepal, chị Thúy Anh không ngủ được 2 ngày. Việc mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chống chọi cái lạnh và độ cao. Tuy nhiên, chị tự động viên bản thân phải cố gắng uống nước thật nhiều để cơ thể không bị mất nước.

Chuẩn bị kỹ lưỡng đến như vậy nhưng trong lòng nữ du khách vẫn chưa an yên về chuyến đi này. Thậm chí, chị còn làm di chúc cho các chị em nếu có trường hợp xấu xảy ra...

Máy bay hoạt động tại khu vực sân bay Lukla sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió lớn, không khí loãng và những vách núi dựng đứng gần kề. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Máy bay hoạt động tại khu vực sân bay Lukla sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió lớn, không khí loãng và những vách núi dựng đứng gần kề. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trải nghiệm “hú hồn”

Chuyến bay tới sân bay Lukla - cửa ải đầu tiên của hành trình chinh phục đỉnh Everest - là hành trình do hãng hàng không Prabhu cung cấp. Hãng trực thăng này sẽ chở khách từ thành phố Kathmandu, Thủ đô Nepal, khởi hành lúc 6h15 sáng ngày 15.3. Thời tiết khi ấy là -5 độ C.

Trên chuyến bay chỉ có một phi công và 5 hành khách: 2 người leo núi, 1 hướng dẫn viên cho đoàn leo núi đến đỉnh núi Everest và 2 người còn lại là khách đi tour trong ngày, trong đó có chị.

Chuyến bay không hề có tiếp viên hàng không. Diện tích máy bay rất nhỏ, chỉ có 2 hàng ghế, chị ngồi hàng ghế đầu cùng phi công, 4 người khách kia ngồi hàng ghế sau. Chỉ khi tới gần giờ bay, các hành khách mới biết thông tin về phi công.

Theo tìm hiểu của chị, ngành hàng không của Nepal hiện nay đặt một tiêu chuẩn rất cao cho các phi công muốn lái tới Lukla. Họ phải hoàn thành 100 chuyến cất cánh và hạ cánh ở đường bay ngắn, có ít nhất một năm kinh nghiệm lái máy bay ở Nepal và thành công 10 chuyến đi tới Lukla dưới sự giám sát của các chuyên gia.

“Sau khi biết về kinh nghiệm làm việc của anh phi công, tôi đã bớt lo lắng hơn. Khi máy bay cất cánh, tôi có đọc kinh cầu nguyện cho mọi người trên chuyến bay đều bình an. Thời tiết hôm tôi bay có sương mù một chút. 20 phút đầu tiên khi máy bay cất cánh, sương mù che phủ thành phố bên dưới, nhưng làn sương mỏng nên máy bay trực thăng vẫn được phép bay. Sau đó, trời trong xanh trở lại”, chị Thúy Anh nhớ lại.

Tuy nhiên, có một quãng bay, máy bay vòng vòng không biết vì lý do gì khi gần mấy đỉnh núi. Các hành khách chắc hẳn đã được trải nghiệm một phen “hú hồn” như trong các bộ phim trinh thám vậy. Sau khi lắc lư, chao đảo vài lần, 10 phút sau, máy bay bắt đầu hạ cánh.

Chị thầm nghĩ: “Có lẽ những người trong cuộc đều “gan to”, nên ai cũng cười tươi khi “tai qua nạn khỏi". Các cánh cửa không hề đóng kín và có lỗ hở để thông gió”.

Bản thân chị không cảm thấy gì quá khác biệt khi máy bay lên cao, chỉ hơi khó thở một chút vì không khí quá loãng.

Khi xuống máy bay, chị không dám nhảy lên sung sướng sau một chuyến bay dài 5 - 7 tiếng, mà chỉ bước nhẹ nhàng. Bước xuống nơi an toàn, chị mới nhẹ lòng đá chân vài cái lên không trung cho hết lo lắng.

“Con đường chinh phục thế giới càng ngày càng khó khăn hơn đối với tôi, vì hầu hết những quốc gia di chuyển dễ dàng tôi đã đi qua. Bây giờ những quốc gia trong danh sách còn lại khá nguy hiểm. Nhưng những khó khăn cũng không cản được bước chân của tôi. Chỉ cần giữ tâm mình bình tĩnh, rồi mọi thứ sẽ vượt qua” - nữ du khách hào hứng.

Ninh Linh
TIN LIÊN QUAN

Say đắm Điện Biên mùa hoa ban nở

Hương Chi |

Tháng 3, những cánh rừng hoa ban bung nở tô điểm thêm cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất Điện Biên một thuở “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho một chuyến đi về nguồn đáng nhớ.

Vi vu Cát Bà ngày lạnh

Lê Tuyến |

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của đảo Cát Bà (Hải Phòng) vào mùa thấp điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột

An Đạt |

Cũng thương nhớ Buôn Ma Thuột, nhưng với tôi và nhiều người trẻ khác, “niềm thương” ấy không nóng bỏng và sống động như trong câu hát của Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan. Người trẻ có cách thương nhớ riêng, tìm được những bình yên riêng chỉ khi ở Buôn Ma Thuột.

"Đế chế" Thanh Mong Pharma: Vỏn vẹn 3 lao động, nữ CEO kiêm vai trò kế toán

Nhóm PV |

Thanh Mong Pharma có vốn điều lệ 1 tỉ đồng với quy mô 3 lao động, bà Lê Thị Thanh Mong là người đại diện pháp luật, kiêm giám đốc, đồng thời cũng chính là kế toán của công ty.

Đội “mưa gió”, người dân xếp hàng từ 2h sáng chờ làm thủ tục đất đai

Linh Trang - Hoàng Lộc |

Theo ghi nhận, khoảng 6h30p sáng ngày 8.4, mặc dù Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Hà Đông (Hà Nội) vẫn chưa đến giờ mở cửa làm việc nhưng rất đông người dân vẫn sẵn sàng đội mưa gió, xếp hàng từ sớm để làm thủ tục đăng ký đất đai.

Động thái của công ty dầu khí lớn thứ 3 Nga có thể làm chao đảo giá dầu

Khánh Minh |

Công ty dầu khí Gazprom Neft lớn thứ 3 ở Nga tuyên bố sẽ đạt mục tiêu cắt giảm sản lượng dầu vào cuối tháng 4.

Liverpool sẽ phải tiếc nuối về sự lãng phí cơ hội trước Man United

An An |

Thành tích đáng kể nhất của Man United mùa này có thể là việc ngăn cản Liverpool vô địch Premier League.

Công nhân cắn răng gửi con ở nhà trẻ tự phát

Nhóm PV |

Lệch múi giờ, chi phí gửi con ở trường tư quá cao so với thu nhập, băn khoăn có nên gửi con về quê cho ông bà chăm hay không... là nỗi niềm của đa số gia đình công nhân xa xứ đang làm việc tại các khu công nghiệp.

Say đắm Điện Biên mùa hoa ban nở

Hương Chi |

Tháng 3, những cánh rừng hoa ban bung nở tô điểm thêm cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất Điện Biên một thuở “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho một chuyến đi về nguồn đáng nhớ.

Vi vu Cát Bà ngày lạnh

Lê Tuyến |

Vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của đảo Cát Bà (Hải Phòng) vào mùa thấp điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột

An Đạt |

Cũng thương nhớ Buôn Ma Thuột, nhưng với tôi và nhiều người trẻ khác, “niềm thương” ấy không nóng bỏng và sống động như trong câu hát của Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan. Người trẻ có cách thương nhớ riêng, tìm được những bình yên riêng chỉ khi ở Buôn Ma Thuột.