Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Thay đổi từng môn, học sinh hết “ám ảnh” học thuộc lòng

đặng chung |

Một thời gian dài, để qua các kỳ thi, học sinh không còn cách nào khác ngoài việc học thuộc lòng sự kiện môn Lịch sử, công thức Toán học hay văn mẫu. Những ngày qua, ngay sau khi dự thảo các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa ra, với nhiều thay đổi lớn, phụ huynh kỳ vọng việc học thuộc lòng sẽ không còn là nỗi ám ảnh với các thế hệ học trò.

Học Văn để biết nghe, nói, đọc, viết

Cuối năm 2017, câu chuyện Lê Uyên Phương (du học sinh ở Hà Lan) phản ứng về việc sau 12 năm học môn Tiếng Việt và Ngữ văn trong nhà trường nhưng khả năng viết, diễn đạt, lập luận hết sức kém cỏi... nhận được sự quan tâm của dư luận.

Phương Uyên cho rằng cách dạy và học môn Văn trong trường phổ thông của Việt Nam quá nặng kiến thức hàn lâm, rập khuôn, hạn chế việc học sinh thể hiện ý kiến của mình, học sinh trả bài theo văn mẫu. Kết quả của việc này, học sinh qua 12 năm học Văn trong trường phổ thông vẫn lúng túng khi viết một lá đơn, viết sai chính tả, thậm chí không tả đúng một con mèo. Từ câu chuyện của du học sinh Phương Uyên, một lần nữa đặt ra vấn đề học môn Văn để làm gì?

Trong chương trình môn Ngữ văn mới, Ban soạn thảo đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên: Học Văn để có năng lực sử dụng ngôn ngữ cả về bốn mặt đọc, nghe, nói, viết, để tư duy và giao tiếp. Nhằm tránh tình trạng học thuộc lòng văn mẫu, theo chương trình mới, học sinh được thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và khuyến khích các bài viết thể hiện quan điểm riêng, sáng tạo.

Một trong những điểm khác biệt so với chương trình cũ là nhóm soạn thảo chỉ quy định học bắt buộc đối với 6 tác phẩm (“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu và “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh).

Tất cả các văn bản còn lại, trong đó có nhiều tác phẩm trước đây từng có trong chương trình SGK sẽ được đưa vào phụ lục để các tác giả và giáo viên chủ động lựa chọn văn bản cho SGK và dạy học trên lớp, nhưng phải hướng đến việc phát triển năng lực, phẩm chất HS.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, đề thi môn Ngữ văn trước đây chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong SGK. Nhưng lần này, đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học, chứ không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.

Lịch sử: Sẽ không còn cảnh học thuộc lòng như máy?

Trong số những môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Lịch sử cũng có sự thay đổi mạnh mẽ và hợp lý hơn. Theo GS. Phạm Hồng Tung (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển), môn Lịch sử sẽ không có vùng cấm.

Môn Lịch sử ở tiểu học sẽ chủ yếu dạy những câu chuyện, có chủ đề gần gũi cuộc sống. Đây cũng là hướng thiết kế các môn tích hợp Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý ở bậc tiểu học. Môn Lịch sử và Địa lý được tổ chức dạy và học từ lớp 4. Việc tích hợp này sẽ giúp người học biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Giáo viên sẽ dạy Lịch sử theo hướng kể chuyện, dạy Địa lý theo cách khai thác tri thức tài liệu.

Ở cấp THCS, toàn bộ chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cơ bản, cốt lõi. Học sinh sẽ được học lịch sử thông qua các câu chuyện kể, phim tài liệu, thăm bảo tàng...

Bậc THPT, môn Lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá. Điều này có nghĩa, học sinh sẽ không phải học thuộc lòng môn Lịch sử.

Toán gắn thực tiễn, nâng cao hoạt động định hướng nghề nghiệp

Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GDĐT), ở chương trình phổ thông mới, môn Toán là môn học bắt buộc. Tuy nhiên nội dung sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế.

Cụ thể, môn Toán có tới 21% tổng thời lượng chương trình phổ thông dành cho nội dung ứng dụng. Các vấn đề liên quan đến tài chính sẽ được đề cập giúp học sinh biết vận dụng kiến thức toán học trong giải quyết một số vấn đề về đầu tư hay lãi suất và vay nợ của tổ chức tín dụng... Các dạng bài tập lắt léo, phục vụ thi cử sẽ bị loại bỏ.

Trong chương trình mới, thay vì là môn tự chọn như hiện nay, Tin học trở thành môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Môn học này sẽ chú trọng đến thực hành, tăng cường giáo dục STEM, để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp. Các em sẽ được học và làm quen với với thực hành tạo trang web, lập trình điều khiển robot… những ngành nghề đang hot trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Ở môn Nghệ thuật, hứa hẹn học sinh bậc trung học phổ thông sẽ được học thiết kế thời trang, đồ họa, thiết kế trang web, chế tác thủ công... Các môn khoa học tự nhiên sẽ được thiết kế theo hướng ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống và bám sát bản chất môn học. Các kiến thức quá khó, hàn lâm sẽ được lược bỏ. Môn Đạo đức, Giáo dục công dân cũng được điều chỉnh. Học sinh sẽ được dạy cách tiêu tiền, tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, Chương trình phổ thông mới lần đầu tiên đưa vào chương trình hoạt động trải nghiệm, thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, chương trình này được gọi là hoạt động trải nghiệm; tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, kỹ năng sống, quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Cấp THCS và THPT gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng, giúp học sinh tự chọn ngành nghề phù hợp tương lai.

Phụ huynh kỳ vọng, học sinh “khấp khởi” mừng

Trong tháng 1.2018, Dự thảo các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân. Những ngày qua, dù mới chỉ được thành viên trong ban soạn thảo phác họa một số thay đổi trong các môn học, phụ huynh và học sinh chia sẻ niềm phấn khởi, đặt nhiều kỳ vọng.

Vũ Hàn Duy Anh (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Đại học Sư phạm Hà Nội) tỏ ra tiếc nuối vì không kịp được học chương trình mới bởi thấy có quá nhiều điểm ưu việt.

Còn anh Nguyễn Văn Toàn (Thanh Trì, Hà Nội) đặt kỳ vọng rất lớn vào Chương trình giáo dục phổ thông mới, dù biết từ lý thuyết đến thực tiễn vẫn còn một khoảng cách khá xa: “Nhìn vào dự thảo các môn học trong chương trình mới, phụ huynh chúng tôi có quyền hy vọng tương lai con em mình sẽ không phải học quá nhiều kiến thức mà chưa biết sẽ vận dụng vào việc gì. Kỳ vọng các cháu sẽ không thấy đi học là một nỗi sợ hãi, áp lực nữa”.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành giáo dục ở Trường ĐH Newcastle (Australia), việc đổi mới theo hướng giảm tải cho học sinh, tăng quyền tự chủ cho giáo viên, lấy học sinh làm trung tâm là đúng đắn. Tuy nhiên điều khiến anh lo lắng nhất là không biết người thầy có đáp ứng được những đổi mới của chương trình hay không?

Theo Nghị quyết của Quốc hội, chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 chương trình, sách giáo khoa mới được áp dụng đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT. Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, trong thời gian này, ngành giáo dục cần gấp rút chuẩn bị các điều kiện, như bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, chuẩn bị cơ sở vật chất… thì mới mong những điểm ưu việt trong chương trình phổ thông mới đi đến đích.

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Những giọt nước mắt chiều cuối năm

Thùy Linh- Đức Mạnh |

30 Tết - Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai vẫn hối hả người ra kẻ vào. Các y bác sĩ chạy đôn chạy đáo, khẩn trương cấp cứu, dùng hết khả năng của mình, kéo những người bệnh trở về từ cõi chết. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt những người nhà bệnh nhân.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Nhiều cung đường, địa điểm tham quan của Thủ đô vắng vẻ chiều 30 Tết

Hải Danh - Bùi Thơm |

Hà Nội - Chiều 30 Tết, các tuyến đường, địa điểm tham quan du lịch tại Hà Nội bình yên, vắng vẻ và không còn kẹt xe như những ngày trước đó.

Interactive: Vì sao nhiều người kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết?

Nhóm PV |

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất và rất lâu đời đối với người Việt. Do đó, các phong tục truyền thống về ngày Tết cổ truyền của người Việt cũng có rất nhiều. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các phong tục, nét đẹp ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.