Chủ tịch Hồ Chí Minh với sứ mệnh dẫn đường cứu nước đến thắng lợi

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ lỗi lạc, kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã có sứ mệnh to lớn, dẫn dắt đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.

Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế, dân tộc và thời đại. Thắng lợi công cuộc giải phóng ở Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Đó là tác động trở lại của cách mạng Việt Nam với thế giới, dấu ấn của Hồ Chí Minh với thời đại.

Hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân

Vào giữa thế kỉ 19, đế quốc Pháp đã tấn công, xâm chiếm, biến nước ta, từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam nổi lên liên tiếp nhưng sau đó đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man, bước vào con đường bế tắc “ở trong tình hình đen tối như không có đường ra”. Giải phóng dân tộc là yếu tố căn bản của xã hội Việt Nam và điều này thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Trong thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành đã tiếp nhận truyền thống yêu nước và lòng nhân ái từ gia đình, quê hương, đất nước. Người đã chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân, sự áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến. Thời thơ ấu sống tại quê hương Nam Đàn, Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng, Người học chữ Hán và thấm nhuần tinh thần yêu nước từ các phong trào chống Pháp, tinh thần nhân nghĩa, khí phách và lòng trung thành của các nhà Nho yêu nước.

Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, đất nước, am hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý, là cơ sở quan trọng để tiếp thu chân lí cách mạng, là nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai. Tại đây, Người có cơ hội bổ sung kiến thức về Nho học, tiếp thu văn hóa phương Tây và suy nghĩ về một hướng đi mới, khác với lớp cha anh. Người từng chia sẻ quyết định này với nhà báo A. Lui Stơrông rằng: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh tôi, lúc này thường tự hỏi ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người cho là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ”.

Ra đi... Để trở về cứu nước

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy. Trong những trường học cho người bản xứ, người Pháp dạy người như con vẹt.

Chúng không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và cà Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”. Đó là mục tiêu trực tiếp chặng đầu cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành.

Để “trở về giúp đồng bào”, trước hết cần phải hiểu thật rõ kẻ thù áp bức dân tộc mình, đặc biệt là trên mảnh đất đã sản sinh ra nó. Đồng thời, phải tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn theo đường hướng mới. Sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành với những người sang Pháp hồi ấy là ở chỗ đó.

Cuộc hành trình trên khắp các châu lục là một phần quan trọng, là cơ sở thực tiễn trong quá trình hình thành nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và Đảng Xã hội Pháp. Tuy nhiên, như sau này Người nói: “Tôi biết rất ít về các vấn để chính trị, nhưng tôi muốn Tổ quốc tôi được giải phóng... Vì vậy, tôi tham gia Đảng Xã hội. Tôi biết rất ít về Cách mạng Tháng Mười và về Lênin; về cảm tính tôi thấy mình có mối tình đoàn kết với cuộc Cách mạng Nga và người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy”.

Sau khi được biết Quốc tế thứ ba ủng hộ và giúp đỡ các dân tộc thuộc địa trong công cuộc giải phóng và đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L'humanité ngày 16 và ngày 17.7.1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc nhận ra một tổ chức quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn. Vì vậy, Luận cương của Lênin đã giải quyết trọn vẹn một vấn đề cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc quan tâm là vấn đề bằng con đường nào giải phóng cho các dân tộc thuộc địa.

Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng để tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều. Vì trong suốt tiến trình thực tế hóa đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, và phải tìm được những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng.

Tháng 6.1923, trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người phác họa công việc của mình, mong muốn sớm trở về Tổ quốc: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Tuy nhiên, con đường ấy còn nhiều gian truân. Người đã trải qua nhiều công việc, hoạt động ở nhiều quốc gia. Đầu năm 1930 tại Hương Cảng, Hồng Kông (Trung Quốc), Người đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người quan tâm đến truyền thống dân tộc, nhưng không vì thế mà xa rời lập trường giai cấp. Điều này được thể hiện qua luận điểm: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Người luôn kiên trì học tập lí luận và thường xuyên lập kế hoạch về nước thực thi con đường cứu nước của mình, bắt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở trong nước.

Nét đặc sắc nhất cuộc hành trình cứu nước 30 năm là không bao giờ Người xa rời mục tiêu về nước cứu đồng bào. Khi ở Liên Xô dự Đại hội lần thứ 6 Quốc tế Thanh niên, Người nói với nhà văn Erebea: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc”. Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh kết thúc hành trình cứu nước, về vùng rừng núi Cao Bằng, địa đầu Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo dân tộc thực hành đường lối cứu nước mới, mở ra giai đoạn mới trong công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.

Tìm được con đường cứu nước là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng tuyên truyền và vận động quần chúng phù hợp với điều kiện cụ thể rồi đưa về áp dụng trong thực tế là việc khó gấp bội phần. Sau những thất bại của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế, dân tộc và thời đại.

Trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ, Người đã tìm thấy con đường cứu Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến. Đây không phải là việc đơn giản mà là việc lựa chọn một mô hình con đường, là sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quan điểm vào hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam, một đóng góp đầy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Học sinh Hà Nội vinh dự được kết nạp Đảng vào kỉ niệm ngày sinh nhật Bác

Vân Trang |

Vinh dự, xúc động và tự hào - đó là tâm trạng của em Ngô Thị Hồng Bích và em Nguyễn Nam Anh - học sinh lớp 12, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi.

Công ty Than Hạ Long tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Minh Hạnh - Huy Du |

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19.5.1890 – 19.5.2023), Công ty Than Hạ Long tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Công diễn vở ''Nợ nước non’’ mừng sinh nhật Bác Hồ

LÊ QUANG VINH |

Trong 2 tối 19 và 20.5.2022, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Cải lương Việt Nam công diễn vở ''Nợ nước non’’ - chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, vừa ra mắt bạn đọc.

Toàn cảnh đại án apatit khiến dàn nguyên lãnh đạo chủ chốt Lào Cai xộ khám

An Trịnh |

Vụ án sai phạm của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lilama (Công ty Lilama), Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) đã kéo theo hơn 10 bị can là nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Lào Cai và doanh nghiệp xộ khám.

Vỡ tường trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long do bồn sắt nổ

HOÀNG LỘC |

Bồn sắt nổ vang trời, làm vỡ tường trụ sở mới của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân do dùng hàn xì gió đá để cưa bồn.

Công viên 1.600 tỉ đồng xây 13 năm chưa xong, chủ đầu tư đã đưa đi thế chấp

Quang Dân |

Đã 13 năm kể từ ngày được Cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án xây dựng Công viên 1.600 tỉ đồng của Công ty VNT vẫn nằm trên giấy. Thế nhưng, bất ngờ là một phần nguồn thu (hiện tại và hình thành trong tương lai) từ việc khai thác, kinh doanh dự án đã được chủ đầu tư đem đi thế chấp ngân hàng.

Quán cà phê vườn xanh tươi như một góc Đà Lạt giữa TPHCM

Yến Nhi |

Được bao phủ bởi sắc xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất phố núi Đà Lạt giữa TPHCM, là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Người lao động ở Đà Nẵng mưu sinh giữa trưa nắng gắt

Nguyễn Linh |

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ, các tỉnh miền Trung thời gian tới tiếp tục có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 36-39 độ C. Tuy nhiên, người dân Đà Nẵng vẫn phải gồng mình mưu sinh để kiếm sống.

Học sinh Hà Nội vinh dự được kết nạp Đảng vào kỉ niệm ngày sinh nhật Bác

Vân Trang |

Vinh dự, xúc động và tự hào - đó là tâm trạng của em Ngô Thị Hồng Bích và em Nguyễn Nam Anh - học sinh lớp 12, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi.

Công ty Than Hạ Long tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Minh Hạnh - Huy Du |

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19.5.1890 – 19.5.2023), Công ty Than Hạ Long tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Công diễn vở ''Nợ nước non’’ mừng sinh nhật Bác Hồ

LÊ QUANG VINH |

Trong 2 tối 19 và 20.5.2022, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Cải lương Việt Nam công diễn vở ''Nợ nước non’’ - chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, vừa ra mắt bạn đọc.