Chống dịch bằng cả những vần thơ

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Trong Tuần lễ sách của Hungary diễn ra tại thủ đô Budapest đầu tháng 9.2021, tập thơ “Bông hồng và chiếc bình cổ” của nhà thơ Việt Nam Vũ Trọng Thái đã vinh dự góp mặt. Chúng ta cùng trò chuyện với nhà thơ để hiểu cơ duyên nào khiến thơ ông “vượt biên” trong thời đại dịch, để đến với đất nước của dòng Danube xanh...

Thưa nhà thơ, khi giới thiệu tập thơ BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ tới với bạn đọc Hungary nói riêng và châu Âu nói chung giữa mùa đại dịch, ông muốn gửi tới bạn đọc quốc tế thông điệp gì từ Việt Nam?

- Nói muốn gửi thông điệp gì từ Việt Nam đến bạn đọc quốc tế qua tập thơ của mình, thì nghe có vẻ to tát quá; nhất là với tôi cũng chỉ là một người viết bình thường như bao tác giả khác mà thôi. Nhưng dù muốn hay không muốn thì tập thơ BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ cũng đã mang một điều gì đó đến với độc giả nơi cuốn sách ra đời. Với tập thơ của mình, tôi cũng muốn góp thêm một minh chứng cho bạn bè quốc tế hiểu thêm đúng Việt Nam là đất nước của thi ca nhạc hoạ. Trong chiến tranh gian khổ, ác liệt, giữa cái chết luôn cận kề thì những câu thơ vẫn vút lên giữa khói bom, lửa đạn; cũng như trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành cả thế giới, Việt Nam cũng đang rất tích cực chung tay cùng cộng đồng các nước chống dịch và chống dịch cả bằng những vần thơ. Những câu thơ ngợi ca, những câu thơ động viên, chia sẻ và cả những câu thơ lên án con virus chết người. Đó, chính là tinh thần lạc quan; là tình yêu cuộc sống của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

Vì sao ông quyết định đưa đứa con tinh thần của mình ra với bạn đọc quốc tế?

- Trong năm 2020 tôi có một số bài thơ được đăng trên các tạp chí và sách của Hàn Quốc, Rumani, Ấn Độ. Qua sự động viên và khuyến khích của bạn văn trong nước, và cả sự khích lệ gián tiếp của nhà thơ Sandor Halmosi (Hungary) khi ông trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Karc FM trong ngày thơ ca Hung (11.4.2020), tôi đã nghĩ tại sao lại không mạnh dạn tập hợp một số bài thơ phù hợp thành tập để được lan toả và giới thiệu với bạn đọc quốc tế; và thế là BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ đã được xuất bản tại Hungary vào tháng 9 năm 2021 với sự giúp đỡ tận tình Ban Đối ngoại - Hội nhà văn Việt Nam và nhà thơ Sandor Halmosi (Hungary).

Điều gì khiến ông tự tin nhất về tập thơ của mình?

- Tập thơ BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ gồm 35 bài và được viết bằng phong cách dung dị và mộc mạc, đặc biệt là với tình cảm chân thành như chính con người tác giả. Với cách thể hiện từ thể loại thơ lục bát truyền thống đến thơ tự do hay thơ bốn chữ, năm chữ, theo các chủ đề đa dạng về tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu lứa đôi; trách nhiệm trước cuộc sống, trước thiên nhiên và môi trường; và cả trước thảm hoạ đại dịch COVID; rồi cái nhìn nhân bản của nhà thơ với con người, với xã hội hay là tiếng nói lên án cái ác; hay thể hiện quan điểm về nhân sinh quan cuộc sống, nhằm hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà mỗi chúng ta hằng mong muốn. Cũng không quá chủ quan để nói rằng đa dạng đề tài và cập nhật theo dòng chảy cuộc sống là điểm khá mạnh của tôi. Có lẽ do được đi nhiều chăng? Cũng từ những suy nghĩ ấy mà tôi đã tập hợp các bài thơ được viết trong khoảng chục năm gần đây thành tập BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ để xuất bản tại Hungary.

Ông biết những gì về đất nước Hungary? Việc một nhà thơ Hungary, một giáo sư danh dự của Viện Hàn lâm văn học-nghệ thuật Pháp, đồng thời là nhà  sáng lập Nhà Xuất bản AB ART  - ông Attila Balazs đã đích thân dịch và viết lời đề tựa, mang lại cho ông cảm xúc gì?

- Tôi chưa một lần được đặt chân đến Hungary, một đất nước xinh đẹp mà tôi mới chỉ được biết đến qua phim ảnh và sách vở. Đó là đất nước của “Những ngôi sao thành Eger”; của Gardonyi Geza với những câu thơ cháy bỏng: “Vì tình yêu lồng lộng/ Tôi xin hiến đời tôi/ Vì tự do muôn đời/ Tôi hy sinh tình ái”; là nơi có thành Budapest huyền ảo và lãng mạn với lối kiến trúc cổ kính và phong cách hữu tình, nên thơ soi bóng trên dòng sông Danube trong xanh và huyền ảo, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao nhiêu tác phẩm thi ca nhạc họa...; đặc biệt, dòng sông Danube trữ tình chảy qua nhiều quốc gia vốn đã đẹp nổi tiếng qua bản nhạc The blue Danube (Sông Danube xanh) song không ở đâu sông Danube lại đẹp như ở Budapest. Tôi luôn thầm ước một ngày nào đó mình được đặt chân trên đỉnh đồi Janos để ngắm tháp Elisabeth. Ước mơ đó chưa thành hiện thực, nhưng một điều an ủi lớn với tôi là đứa con tinh thần của mình đã được “hạ sinh” ở đó.

Khi được biết chính nhà thơ Attila Balazs đích thân chuyển ngữ cho tập thơ và viết lời tựa, tôi thật sự bất ngờ và hết sức xúc động về thâm tình này của ông dành cho tôi. Tôi đã không thể nói được thành lời mà cứ lâng lâng niềm cảm xúc hạnh phúc bất tận chen lẫn niềm tự hào khi đứa con tinh thần của mình được một “bà đỡ” có thương hiệu đã ưu ái chăm chút và nâng niu nó. Có lẽ mọi lời cảm ơn cũng không thể nói hết tình cảm của tôi lúc này đối với Attila Balazs.

Ông có cho rằng, sáng tác thơ ca là một loại lao động cực kỳ nặng nhọc và không ít đau khổ?

- Thì người ta chẳng đã nói những người cầm bút sáng tác văn học là những người bị “giời đày” đó thôi. Người ta còn dùng hình ảnh “con tằm rút ruột nhả tơ” để nói về cái công việc tưởng rằng chả có tí gì là vất vả, nặng nhọc cả.

Vất vả thế, nhưng thơ viết ra thì đâu đã chắc được nâng niu, ngược lại đôi khi còn bị rẻ rúng, thờ ơ. Rồi khi viết được một câu thơ tâm đắc, làm được một bài thơ ưng ý..., khi gửi đi lại chưa chắc đã được sử dụng vì nhiều lý do khác nhau; hoặc được sử dụng nhưng có khi lại không tránh được lưỡi kéo của người biên tập. Tôi có bài thơ XÓT XA viết về nỗi đau của một người mẹ có hai đứa con ở hai bên chiến tuyến trong chiến tranh và đều đã chết vì súng đạn của mỗi bên. Bài thơ có hai câu kết đắt nhất thì lại bị cắt xoẹt đi vì người ta cho là “nhạy cảm” quá. Đấy, đau khổ là đấy chứ còn ở đâu nữa?

Sau sự kiện đáng nhớ này trong cuộc đời sáng tác, ông sẽ tiếp tục lao động chữ nghĩa như thế nào?

- Tính đến nay tôi đã có 8 đầu sách gồm 7 tập thơ và 1 tập truyện ký. Với BÔNG HỒNG VÀ CHIẾC BÌNH CỔ, tôi coi đây như là một “cú hích” tạo thêm động lực cho tôi trong công việc sáng tác và xuất bản sách cả trong và ngoài nước. Với việc sáng tác văn học, tôi đã tìm thấy niềm vui của mình trong đó và tôi sẽ còn tiếp tục cho đến khi không còn cảm hứng sáng tác để có thể viết được nữa. Trước mắt, tôi đã có một tập truyện ngắn, một tập ký gối đầu chờ xuất bản.

Và cũng biết đâu sau sự kiện đáng nhớ này thì tôi sẽ có thêm nhiều cơ hội để có thể kết nối với bạn văn chương của đất nước xinh đẹp này. Chẳng hạn trong dịp ở nhà giãn cách chống dịch COVID vào tháng 4 năm ngoái, tôi đã viết được truyện ngắn SÔNG DANUBE XANH (đã đăng trên tạp chí Cửa Biển); biết đâu một ngày nào đó truyện lại được có mặt trong một tạp chí nào đó của Hungary thì quả là một cái duyên sâu đậm.

Xin cảm ơn ông!


Kiều Bích Hậu (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thanh bình là phúc của dân tộc"

Lê Thanh Phong |

Gõ cửa nhà thơ Nguyễn Duy sáng mùng một Tết Tân Sửu 2021, lại bày ra chén rượu, lại thơ. Những bài thơ Nguyễn Duy viết về Tết năm xưa, nay vừa rượu, vừa nghe ông đọc nhâm nhi, buồn và thấm.

Ngắm tranh của một nhà thơ

Việt Văn |

“Người thổi sáo”, triển lãm cá nhân hội họa đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với 60 tác phẩm vừa khai mạc sáng 7.1 tại Trung tâm Art Space thuộc Trường Đại học Mỹ thuật (42 Yết Kiêu, Hà Nội), với một không gian sang trọng để người xem có thể thưởng thức tốt nhất những bức tranh của một nhà thơ tài hoa vẽ thay vì xem tranh của một họa sĩ.

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhân triển lãm "người thổi sáo"

Lê Thiết Cương (thực hiện) |

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, bắt đầu vẽ ở tuổi 48 (năm 2005). Ông tổ chức triển lãm chung lần đầu tiên với các nhà văn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 với tên gọi “Nhà văn vẽ’’. Sau đó ngừng vẽ cho tới năm 2012, ông vẽ trở lại và tham dự triển lãm nhiều lần với nhóm họa sĩ G39. Triển lãm ‘’Người Thổi Sáo’’ là triển lãm cá nhân đầu tiên ông. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.