Chống đại dịch - những khoảnh khắc khó phai

Lao Động Cuối tuần |

Lời tòa soạn: Chống lại đại dịch là dấn thân vào một cuộc chiến không tiếng súng. Trực diện với cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 do virus Sars-CoV-2 gây ra ngay từ thời điểm khởi đầu - ngày 23.1.2020 (nhằm 29 Tết), với lòng yêu nghề, nghị lực phi thường, sức khỏe bền bỉ và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á đã cầm chiếc máy ảnh ra tuyến đầu ổ dịch: Thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi... hoặc ngay tại địa phương nơi cư trú, ghi nhận một cách trực quan cuộc chiến chống dịch COVID-19. Bằng nhiều phương tiện di chuyển: Xe máy, xe tốc hành, tầu lửa, máy bay... hành trình theo dấu COVID-19 khiến mọi không khỏi kinh ngạc khi thấy ống kính của anh có mặt tại hầu hết những điểm nóng, ở tận biên giới giáp ranh Trung Quốc, các tỉnh thành có ổ dịch trọng điểm từ Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu cho tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long... với hàng nghìn bức ảnh được ghi nhận.

Nhìn ở góc độ chuyên môn, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á đã tự nguyện cầm máy ảnh ra tuyến đầu khác gì một chiến sĩ?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khánh thành Bệnh viện dã chiến Phước Lộc của Bộ Công An ngày 30.8.2021. Ảnh: Nguyễn Á
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khánh thành Bệnh viện dã chiến Phước Lộc của Bộ Công An ngày 30.8.2021. Ảnh: Nguyễn Á

Mỗi bức ảnh Nguyễn Á bấm máy đều làm người xem xúc động, là lời tri ân đặc biệt gửi từ đáy lòng của toàn xã hội tới tất cả đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng - những người hùng thầm lặng đang ngày đêm trực tiếp chiến đấu với dịch bệnh. Đó là những cán bộ, chiến sĩ - bộ đội, công an không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng nhường doanh trại để tiếp nhận người cách ly, dựng hàng chục nghìn lều bạt “ăn lán, ngủ rừng”. Tinh thần trách nhiệm và nỗ lực quên mình của họ xứng đáng nhận được những mỹ từ tốt đẹp nhất, những lời tri ân sâu sắc nhất trong cuộc chiến phòng chống COVID-19, một đại dịch gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia mang tầm thế kỷ.

Ngày chào đời trong đại dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Á
Ngày chào đời trong đại dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Á
Lực lượng ANQP luôn nỗ lực. Ảnh: Nguyễn Á
Lực lượng ANQP luôn nỗ lực. Ảnh: Nguyễn Á
Ngày trở về nhà tạm biệt lực lượng làm nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Á
Ngày trở về nhà tạm biệt lực lượng làm nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Á
Vui vẻ trong khu cách ly. Ảnh: Nguyễn Á
Vui vẻ trong khu cách ly. Ảnh: Nguyễn Á
Hỗ trợ nhân dân. Ảnh: Nguyễn Á
Hỗ trợ nhân dân. Ảnh: Nguyễn Á
Bệnh nhân COVID-19 tập Yoga. Ảnh: Nguyễn Á
Bệnh nhân COVID-19 tập Yoga. Ảnh: Nguyễn Á
Hoàn thành hết ngày cách ly tập trung. Ảnh: Nguyễn Á
Hoàn thành hết ngày cách ly tập trung. Ảnh: Nguyễn Á
Các bác sĩ thăm và động viên bệnh nhân phi công 91. Ảnh: Nguyễn Á
Các bác sĩ thăm và động viên bệnh nhân phi công 91. Ảnh: Nguyễn Á
Người dân được trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Á
Người dân được trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Á

Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Lê Xuân Thăng nhận xét: Thâu đêm suốt sáng bám sát sự kiện, Nguyễn Á đã góp phần khẳng định một chân lý: Sức mạnh tuyệt đối của nhiếp ảnh vẫn luôn ở “Khoảnh khắc bấm máy quyết định không thể tái hiện”, đồng thời tài nguyên phong phú nhất để ống kính máy ảnh suốt đời theo đuổi, khai thác vẫn chính là đồng hành với “hiện thực cuộc sống” của nhân dân. Đây cũng chính là “con át”, hướng đi chủ đạo của Nhiếp ảnh Việt Nam đương đại?

Còn bản thân nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á chia sẻ: Tôi đã bắt đầu dấn thân vào “cuộc chơi lớn COVID-19” từ khi thế giới vẫn còn chưa hết bàng hoàng vì sự xuất hiện của nó. Có lẽ trong cuộc đời cầm máy đến nay, không ngờ là khoảng thời gian này lại quá đáng nhớ đến vậy. Tôi đã phải giấu gia đình, vì không muốn ai phải lo nghĩ. Mặt khác, tôi cũng vô cùng thận trọng, vì nếu nhiễm bệnh tôi sẽ không hình dung được gia đình sẽ lo lắng đến mức nào, thật không dám nghĩ tiếp. Hết khó khăn này đến khó khăn khác. Chưa bao giờ đi chụp ảnh mà tôi phải làm công văn xin phép nhiều đến như vậy, toàn những công văn xin tác nghiệp ở những điểm nóng nhất. Đi đến đâu ai cũng nhìn tôi trợn tròn mắt: Bộ không sợ à? Qua những gì đã thấy trong công cuộc chống dịch, tôi thấy thêm yêu cuộc đời này, và thấy mình phải sống có mục đích hơn, trân quý những tình cảm xung quanh hơn. Tất cả chúng ta đều phải thầm kính trọng và ngả mũ trước sự hy sinh thầm lặng cho đời, cho người của nhiều người trong đại dịch, và chính họ đã truyền cho tôi cảm hứng bất tận.

Xin trân trọng giới thiệu một số bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á tới bạn đọc.

(còn nữa)

Lao Động Cuối tuần
TIN LIÊN QUAN

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Đà Nẵng đón đoàn khách tiệc cưới hơn 450 người đến từ Ấn Độ

THUỲ TRANG |

Đám cưới của cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav diễn ra tại Đà Nẵng đúng dịp Tết Quý Mão với hơn 350 khách mời và đội ngũ 100 nhân viên sự kiện, đầu bếp từ Ấn Độ.

Xin đừng gọi “Thổ Châu” là “Thổ Chu”

Lục Tùng |

Kiên Giang - Không gọi danh xưng “Thổ Châu” là “Thổ Chu” vừa là tôn trọng lịch sử, vừa để tránh những ngộ nhận khó lường sau này.

Cận cảnh 4 cây nguyệt quế có giá lên đến 8 tỉ đồng ở An Giang

Tạ Quang |

An Giang – 4 cây nguyệt quế với chiều cao lên đến 7 m, được một nhà vườn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang định giá 2 tỉ đồng mỗi cây.