Chợ nổi Cái Răng có phải đang “chìm”?

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ |

Với người lần đầu đặt chân xuống thuyền để dập dềnh trên sông Cần Thơ đến chợ nổi Cái Răng như chúng tôi, hỏi về cảm nhận thì chắc chắn sẽ là rất thú vị. Nhưng với những người sinh ra, lớn lên ở miền Tây có tuổi thơ gắn với sông nước, gắn với ký ức về những buổi sáng tinh mơ theo ghe mẹ đi chợ, hoặc mưu sinh ở chợ, thì chợ nổi bây giờ đang... “chìm”.

Chợ nổi Cái Răng bây giờ có gì?

5h30 phút sáng, những chiếc thuyền của các công ty du lịch neo ở bến Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đã rục rịch xuất bến, đưa khách du lịch đi trải nghiệm chợ nổi Cái Răng. Cô hướng dẫn viên mặc áo bà ba đi cùng thuyền tận tình hướng dẫn khách mặc áo phao, rồi thuyết trình về những điểm đặc biệt ở chợ nổi bằng chất giọng ngọt ngào của người miền Tây. Mất 30 phút từ lúc thuyền nổ máy, di chuyển một đoạn sông và qua 3 chiếc cầu, bắt đầu xuất hiện những chiếc ghe của người dân tìm cách cập mạn.

Tấp được ghe chở đầy các loại trái cây vào mạn thuyền của chúng tôi, ông Đặng Văn Đẳng (50 tuổi, trú tại quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) “chào hàng” bằng cách mời dùng thử trái cây. “Ăn nếu thấy ngọt, thấy ngon thì mua, không thì cười cái chào mừng đến chợ nổi” – ông Đẳng cười nói. Trái cây ở ghe ông Đẳng bán khá rẻ, 7kg xoài xanh có giá 100.000 đồng; 3kg xoài Đài Loan (vỏ màu hồng) bán với giá 110.000 đồng; cam 25.000 đồng... Sau khi nếm thử gần như hết các loại trái cây, một vài du khách trên thuyền chọn mua vài kg xoài Đài Loan về làm quà, vì loại này nhìn bắt mắt, ăn cũng được mà giá vừa phải. Không chỉ có ghe bán trái cây, mà ngay trên sông còn có ghe bán nước giải khát các loại...

Thuyền chúng tôi di chuyển chậm lại khi gần đến chợ nổi Cái Răng. Suốt đoạn đường từ cầu Cái Răng đến chợ, các ghe không tranh giành mà thay nhau cập mạn, giới thiệu và bán cho du khách các sản vật. Do thuyền xuất bến sớm, nên phần lớn du khách chưa ăn sáng, bởi vậy khi xuất hiện ghe bán đồ ăn sáng, ai cũng có nhu cầu. Trên chiếc ghe nhỏ chật chội, nhưng cô Khánh Năm (48 tuổi, trú tại quận Cái Răng) vẫn đặt được bếp than để nấu nước bún và hủ tiếu. Ngay trên sông nước chòng chành, chúng tôi thưởng thức tô hủ tiếu hoặc bún riêu đặc sản với giá từ 25.000-35.000 đồng khá ngon miệng. “Ở đây, trái cây hay thức ăn gì giá cũng rẻ, lại ngon. Đặc biệt là được trải nghiệm mua sắm, thưởng thức sản vật ngay trên sông nước nên rất chi là thú vị” - anh Nguyễn Mạnh Hùng (35 tuổi, đến từ Hà Tĩnh) chia sẻ.

Thuyền di chuyển chậm, khi chúng tôi xong phần ăn sáng và mua sắm, thì vừa đến trung tâm chợ nổi Cái Răng. Có khoảng 20 chiếc thuyền lớn thả neo, đầu mũi mỗi thuyền có 1 hoặc vài cây gỗ (cây bẹo), phía trên cây treo lủng lẳng củ sắn, hoặc bắp cải, hoặc dừa... Hướng dẫn viên Võ Lê Anh Thư (19 tuổi, trú tại TP.Cần Thơ) giải thích rằng, các cây bẹo ở thuyền treo thứ gì thì trên thuyền sẽ bán thứ ấy. Những chiếc thuyền thả neo nằm yên trên sông, có chiếc phía trên chất đầy bắp cải, có thuyền đầy ắp dưa hấu trông rất bắt mắt. Cũng theo lời Anh Thư, có thể hình dung một chiếc thuyền ở chợ có 3 khoang: “Mỗi sáng thức dậy, người dân sẽ đứng ở khoang thứ nhất là mũi thuyền để hít thở không khí trong lành, rồi thắp nén nhang cầu những điều tốt đẹp. Khoang thứ 2 ở giữa thuyền, được chia làm 2, phía dưới làm nơi ở, phía trên chất trái cây, hàng hóa. Còn khoang cuối nôm na như gian bếp”. Nghĩa là, trên những chiếc thuyền neo ở chợ, có thể có cả gia đình sinh sống ở trên đó. Nay họ neo ở chợ để bán các mặt hàng, còn mai kia có thể di chuyển về một vùng quê nào đó để thu mua sản vật rồi lại trở về chợ. Nhưng đó là “có thể”, bởi thực tế những thuyền neo đậu lại chợ chủ yếu mang tính trình diễn...

Những chiếc thuyền buôn bán dưa hấu ở chợ nổi Cái Răng. Ảnh: H.Thơ.
Những chiếc thuyền buôn bán dưa hấu ở chợ nổi Cái Răng. Ảnh: H.Thơ.

Có một chợ nổi Cái Răng khác

Trên thuyền đi chợ nổi cũng như lúc trở về bến Ninh Kiều, chúng tôi may mắn ngồi cạnh “thổ địa” Nhã Uyên (41 tuổi), và được nghe kể về một chợ nổi Cái Răng “khác” cách đây 20 năm với nhiều chi tiết thú vị.

Nhà của chị Uyên cách chợ nổi bây giờ tầm 6km, trước mặt nhà có con rạch tên Xẻo Kè (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng). Vào những năm 1990 đến năm 2000, gia đình chị trồng đủ thứ rau củ ở vườn rồi đem ra chợ nổi để bán. Những ngày ghe nổi (ghe chở ít), chị Uyên thường thức dậy từ 4h sáng để theo mẹ đi chợ. Thời ấy chỉ những nhà có điều kiện mới sắm được máy cho ghe, còn lại chủ yếu chèo tay, nên mất khoảng 1 giờ đồng hồ ghe chở rau củ của gia đình chị mới đến chợ nổi.

Đến chợ lúc trời còn nhá nhem, nhưng các loại tàu thuyền, ghe đã chật kín, chỉ còn một luồng ở giữa sông với nước chảy xiết để các phương tiện lưu thông. “Lúc đó, ghe, thuyền chất đầy các loại rau, củ quả, các loại mắm muối ở nhiều tỉnh thành tụ họp đến kéo dài cả mấy cây số dọc con sông. Ghe của mình bán chủ yếu rau củ, có mấy mối quen là các thuyền lớn. Họ thu mua đầy thuyền là sẽ nhổ neo di chuyển về xứ nước mặn như bán đảo Cà Mau để bán, bán thứ ở đó thiếu và thu mua thứ họ có, rồi lại đưa về chợ nổi Cái Răng bán lại” – chị Uyên nhớ lại.

Sau khi bán hết rau củ trên ghe, mẹ chị Uyên sẽ ghé đến các ghe khác để mua những mặt hàng cần thiết, hoặc neo ghe vào bờ, lên chợ Cái Răng (chợ cạn) để mua ít phân bón, thuốc men... Và hầu như chuyến nào theo mẹ đi chợ, chị Uyên cũng được thưởng cho cái bánh, cây kẹo hoặc đồ ăn sáng mua từ các ghe bạn. Và cũng ở chợ nổi, ngoài việc mua bán, các ghe có thể đổi sản vật mình có lại sản vật mình cần, rồi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi.

Đặc biệt, vào những ngày áp Tết Nguyên đán, chợ nổi đông nghịt ghe, tàu, thuyền. Cả một quãng sông rộng, dài bị lấp kín đến nỗi mái chèo không buông xuống nước được. Lúc đó, để di chuyển, phải nắm vào mạn các phương tiện khác để kéo, đẩy ghe mình đi. Còn mặt hàng “hot” vào dịp đó, số 1 là phải kể đến dưa hấu. “Thời đó nếu không có dưa hấu là coi như không có Tết, nên chợ nổi lúc đó đầy ắp thuyền chở dưa từ các vùng khác về, nhìn rất bắt mắt” – chị Uyên kể thêm...

Chợ nổi trong ký ức của những “thổ địa” như chị Uyên rôm rả và sầm uất như vậy, nên bây giờ nhìn thấy chợ chỉ còn lác đác vài chiếc thuyền neo ở dòng sông này mang nặng hình thức “biểu diễn”, rõ ràng không tránh được tiếc nuối. Một lý do nữa, khiến chị Uyên thốt lên rằng chợ đang “chìm”, là bởi rác ở các thuyền du lịch, rác ở các ghe và thuyền neo ở chợ xuất hiện nhan nhản trên sông. Những khóm lục bình bây giờ cũng còn trôi, nhưng không còn lãng mạn nữa vì bao nhiêu túi nylon và rác rưởi bám víu, dập dềnh trên sông.

Các ghe cập mạn thuyền bán trái cây cho khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng.  Ảnh: H.Thơ
Các ghe cập mạn thuyền bán trái cây cho khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: H.Thơ

Tôi hỏi hướng dẫn viên Võ Lê Anh Thư về rác thải đầy rẫy trên sông, cô bảo rằng cứ mỗi sáng sớm, có ghe thu gom rác đến tận các phương tiện để lấy rác. Nhưng rõ ràng, không tránh khỏi việc nhiều phương tiện cũng như du khách thiếu ý thức vứt bừa xuống sông. Anh Thư mới 19 tuổi, bản thân cô không có cơ hội được trải nghiệm về một phiên chợ nổi khác như trong trí nhớ của chị Uyên, nên cô không trắc ẩn. Nhưng cô cũng mong muốn, chợ nổi sẽ không bị kéo chìm vì rác, và những chiếc thuyền treo cây bẹo ở trên sông sẽ bớt đi tính “trình diễn” để những đoàn du khách được cô hướng dẫn sẽ có những trải nghiệm thú vị.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.Cần Thơ, trong tháng 10.2019 này, ước tính có trên 612.000 lượt du khách đến địa phương, trong đó khách quốc tế lưu trú ước đạt 35.000 lượt. Du khách đến TP.Cần Thơ thường hứng thú với du lịch sinh thái và tham quan các địa điểm nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.