Chiến binh áo blouse trắng ở tâm dịch Đà Nẵng

Thuỳ Trang |

Bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy - luôn tâm niệm mỗi nhân viên y tế đang chống dịch tại Đà Nẵng là những người lính. Họ dù chưa cầm súng ra chiến trường nhưng đây là trận chiến dù cam go thế nào thì họ cũng quyết tâm phải thắng. Trong khi đó, nhiều y bác sĩ từ Hải Phòng, Hà Nội, Bình Định đổ về Đà Nẵng chi viện cũng chỉ nhất thể một lòng sẽ ở lại cho đến khi trả lại bình yên cho thành phố sông Hàn.

Chiến đấu với mọi vũ khí trong tay

Bác sĩ Trần Thanh Linh là người có biệt danh “bác sĩ 91” do anh từng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân phi công người Anh với hành trình hồi phục kì diệu. Thế nhưng khi đến Đà Nẵng, anh lại được tặng danh xưng mới là bác sĩ Linh CR - tức Chợ Rẫy. Nguyên do là bởi, với nhiệm vụ đến Đà Nẵng là điều trị cho bệnh nhân COVID-19, phải mặc đồ bảo hộ mà Khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có gần 50 y bác sĩ đến từ 3 đơn vị khác nhau. “Mọi người phải viết tên bên ngoài bộ đồ bảo hộ. Ban đầu, nhiều người chưa quen biết nhau nên cứ nhầm lẫn, giờ thì thấy chữ CR là biết bác sĩ ở Chợ Rẫy, chữ ĐN là bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng” - anh Trần Hữu Chinh, bác sĩ Hồi sức tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, lý giải.

Ngày nhận nhiệm vụ đi Đà Nẵng, bác sĩ Linh CR nghĩ chỉ có bệnh nhân 416 đang đợi mình. Nhiều người cũng nghĩ, “lại thêm một bệnh nhân 91 thứ 2 và cần một bác sĩ 91 điều trị". Thế nhưng nay, số bệnh nhân mắc COVID-19 có bệnh nền nặng đã trên dưới 50 ca. Nhiều ca bệnh trong số đó đã tử vong khiến mỗi ngày ở tâm dịch, các y bác sĩ chẳng khác nào đang ở chiến trường.

Mỗi ngày, Đà Nẵng có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh là động lực lớn với những “chiến binh áo trắng“. Ảnh: Thùy Trang
Mỗi ngày, Đà Nẵng có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh là động lực lớn với những “chiến binh áo trắng“. Ảnh: Thùy Trang

Khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có 14 bệnh nhân thì có đến 8 bệnh nhân mắc COVID-19 có bệnh lý nền và đang diễn biến nặng. Vậy nên, không ít lần các y bác sĩ đang ăn cơm nhưng nghe tiếng máy móc kêu lên liên hồi, tiếng các điều dưỡng gọi là mấy anh em chạy vào cấp cứu bệnh nhân.

Tính đến thời điểm này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có 5 đội y bác sĩ chi viện vào Đà Nẵng với 6 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 3 kỹ thuật viên. Vất vả, khó khăn nhưng trong mọi lời chia sẻ, chẳng bao giờ nghe các bác sĩ than mệt nhọc hay nhớ nhà. Bác sĩ Linh CR tâm sự, họ lao vào trận chiến là nhiệt huyết, là tinh thần trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. Bởi vậy, các y bác sĩ đến từ Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy khi lên đường ít ai đặt ra mốc thời gian trở về. “Chúng tôi vẫn động viên nhau thế này, cứ cố gắng làm đúng quy trình về phòng hộ, nguyên tắc lúc thực thi nhiệm vụ và quan trọng nhất là phía sau mình còn rất nhiều người” - bác sĩ Linh nói.

Mong sớm ngày trả lại bình yên cho Đà Nẵng

Không chỉ có các chuyên gia hàng đầu từ BV Chợ Rẫy, Bạch Mai nhận định tình dịch bệnh diễn biến phức tạp với số ca mắc lên đến hàng trăm, UBND Đà Nẵng đã có văn bản gửi các tỉnh để xin tiếp ứng nhân lực y tế cho cuộc chiến lâu dài. Bất ngờ thay, gần như ngay lập tức, "người anh em" Hải Phòng đã đáp lời. 33 y bác sĩ đã xung phong lên đường chỉ một ngày sau đó với tinh thần, dù là nhiệm vụ gì, họ cũng sẽ sẵn sàng tiếp nhận.

Chị Nguyễn Thanh Thuỷ - nữ điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp, Hải Phòng chia sẻ, chị chẳng ngờ chuyến đi đầu tiên đến Đà Nẵng lại là đến để chống dịch. “Đây là lần đầu tiên, tôi đi công tác xa và lại là một chuyến đi tình nguyện. Nhiều người thân gia đình biết chuyện còn nhắn nói tôi quyết định vậy “gan” lắm. Dù vậy, có chồng ủng hộ, xung phong chăm sóc 2 con ở nhà nên tôi yên tâm ở đây công tác” - chị Thuỷ nói.

Bệnh nhân viết lời cám ơn y bác sĩ sau khi thoát cửa tử. Ảnh: Trần Thanh
Bệnh nhân viết lời cám ơn y bác sĩ sau khi thoát cửa tử. Ảnh: Trần Thanh

Cùng tiếp sức cho Đà Nẵng còn có đoàn y bác sĩ đến từ Bình Định. Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, điều dưỡng Nguyễn Công Huấn công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho hay, quyết định lên đường chi viện cho Đà Nẵng là lựa chọn tiếp bước theo truyền thống gia đình. Cha của anh Huấn trước kia từng là lính chiến đấu tại chiến trường Campuchia. “Tất cả nơi nguy hiểm nhất cha tôi đều đặt chân tới thì nay khi bất kì nơi nào đất nước cần, tôi cũng muốn góp sức mình như cha đã từng” - anh Huấn nói.

Với tinh thần và quyết tâm cao độ đó, các nhân viên y tế ở mọi miền đã bước vào tâm dịch Đà Nẵng với hừng hực khí thế. Họ hồi hộp không phải vì lo lắng mà vì mong chờ được nhận nhiệm vụ càng sớm càng tốt. Nhiều y bác sĩ đoàn Hải Phòng còn “xuống tóc” để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài. Với họ, được kề vai sát cánh với những người đồng nghiệp, chia sẻ gánh nặng những ngày qua là điều mong mỏi lớn nhất. Còn ngày trở về, dù có xa xôi cũng là điều đã nằm trong dự định. “Trả lại bình yên cho Đà Nẵng cũng là bình yên cho cả đất nước. Chúng tôi sẽ về với gia đình khi nào Đà Nẵng đẩy lùi được dịch bệnh” - chị Thuỷ tâm sự.

Còn với bác sĩ Linh CR, anh chia sẻ: “Nếu sự hy sinh những niềm riêng của chúng tôi có thể cứu sống được nhiều bệnh nhân, giúp Đà Nẵng chống dịch thành công, mang lại sự yên tâm cho cộng đồng thì chúng tôi cũng thoả lòng”.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện nhiều thủ đoạn "đột nhập" vào vùng dịch Đà Nẵng

Hữu Long |

Đà Nẵng phát hiện một số trường trường hợp xe chở khách trá hình đưa người ngoại tỉnh vào thành phố. Cũng có một số trường hợp vào Đà Nẵng bằng cách ngồi trên xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu...

Người dân Quảng Ngãi kẹt lại ở Đà Nẵng vui mừng được trở về nhà

Hữu Long |

Hàng trăm người dân Quảng Ngãi bị kẹt lại tại thành phố Đà Nẵng được ngành chức năng tạo điều kiện cho về quê.

Bà chủ trọ Đà Nẵng giảm tiền thuê nhà, hỗ trợ thực phẩm cho người thuê

Hải Minh |

Chia sẻ với khó khăn của những người công nhân trong mùa dịch COVID-19, bà chủ trọ tốt bụng Vũ Thị Nhu đã giảm tiền nhà cho tất cả những công nhân đang thuê trọ.


Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát hiện nhiều thủ đoạn "đột nhập" vào vùng dịch Đà Nẵng

Hữu Long |

Đà Nẵng phát hiện một số trường trường hợp xe chở khách trá hình đưa người ngoại tỉnh vào thành phố. Cũng có một số trường hợp vào Đà Nẵng bằng cách ngồi trên xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu...

Người dân Quảng Ngãi kẹt lại ở Đà Nẵng vui mừng được trở về nhà

Hữu Long |

Hàng trăm người dân Quảng Ngãi bị kẹt lại tại thành phố Đà Nẵng được ngành chức năng tạo điều kiện cho về quê.

Bà chủ trọ Đà Nẵng giảm tiền thuê nhà, hỗ trợ thực phẩm cho người thuê

Hải Minh |

Chia sẻ với khó khăn của những người công nhân trong mùa dịch COVID-19, bà chủ trọ tốt bụng Vũ Thị Nhu đã giảm tiền nhà cho tất cả những công nhân đang thuê trọ.