Chết vì mắc kẹt trên biển do dịch bệnh

Huyền Anh |

Liên Hợp Quốc ước tính, hiện có hàng trăm nghìn thuyền viên mắc kẹt trên biển do đại dịch COVID-19. Cơ quan này vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo cũng như đưa ra sáng kiến để bảo vệ quyền lợi của thuyền viên.

Tử vong trên biển

Thuyền trưởng Angelo Capurro bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 vào ngày thứ hai trên biển. Trong vòng 5 ngày, người thuyền trưởng 61 tuổi bị giam trong cabin của mình, không thể ra khỏi giường.

6 ngày sau, ông chết, được di chuyển khỏi con tàu chở hàng MV Ital Libera do tàu không có phương tiện quàn thi hài. Nhưng theo đó, không còn người làm quản lý cũng như khả năng bùng phát dịch COVID-19 trên con tàu.

Trong 6 tuần, con tàu mang cờ Italia bị mắc kẹt ngoài khơi thủ đô Jakarta của Indonesia vì không thể tìm thấy cảng nào có thể chấp nhận một bệnh nhân tử vong vì nghi mắc COVID-19 giữa lúc đại dịch đang hoành hành dù nhiều lần tàu đã cầu xin sự trợ giúp.

Cuối cùng, vào tháng này, thi thể của thuyền trưởng đã được đưa về quê hương Italia của ông. Tuy nhiên, gia đình của ông mong muốn được biết nguyên nhân chính xác cái chết của ông và cách thức điều trị, chăm sóc sức khỏe cho ông khi đang trên con tàu. Từ đây, trường hợp này khiến người ta một lần nữa quan tâm đến tình trạng của những thuyền viên trên biển trong cơn đại dịch.

"Tôi thậm chí không biết liệu chúng tôi có thể khám nghiệm tử thi hay không" - luật sư Raffaella Lorgna của gia đình thuyền trưởng cho biết.

Ông Capurro đã làm việc trên biển cả đời mình, cả trên các con tàu chở hàng và tàu du lịch. Vợ ông - Patricia Mollard (61 tuổi) - đã theo ông đi khắp nơi trên thế giới vì đặc thù công việc của ông. Cặp đôi đã sống ở La Spezia - một cảng ven biển Riviera của Italia - với con trai và con gái đã trưởng thành của họ cũng ở gần đó.

Ông Capurro bay từ Trieste, đông bắc Italia, hôm 27.3 để lên con tàu Ital Libera dự kiến trong hành trình đến Châu Á dự kiến dài 25 ngày. Một ngày trước đó, ông có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bay qua Doha và Johannesburg, ông đến cảng Durban của Nam Phi hôm 28.3. Đến ngày 1.4, con tàu Ital Libera lên đường đến Singapore.

Vị thuyền trưởng này có dấu hiệu mắc COVID-19 từ ngày 2.4. Ông ho không ngừng và bị đau ngực, đau cơ và khó thở, gia đình ông cho biết. Qua email, ông càng ngày càng tỏ ra thất thường và không mạch lạc. Trên điện thoại, ông cứ ho liên tục.

Đến ngày 7.4, ông nằm liệt giường, không thể dậy nổi. Một thuỷ thủ được phân công mang thức ăn và thuốc cho ông. Ông vừa là thuyền trưởng vừa phụ trách y tế, nên khi đổ bệnh, không có ai giúp được ông. Trong ngành vận tải biển quốc tế, nhiều tàu cũng không có nhân viên y tế chuyên trách trên tàu.

Ông Capurro đã tự uống paracetamol và có bình ôxy trên tàu để hỗ trợ thở. Nhận thấy sức khoẻ của ông xấu đi, bà Mollard cho biết bà đã liên hệ với hãng tàu Italia Marittima - chi nhánh của Tập đoàn vận tải biển Evergreen của Đài Loan (Trung Quốc). Evergreen cũng là chủ sở hữu Ever Given - con tàu trở nên nổi tiếng sau khi mắc kẹt ở kênh đào Suez hồi tháng 3.

Bà Mollard yêu cầu hỗ trợ y tế và đưa ông lên bờ để vào bệnh viện gần nhất, tuy nhiên yêu cầu của bà bị từ chối.

Ngày 11.4, ông Capurro được test nhanh COVID-19 nhưng vẫn âm tính. Bà Mollard cho hay, bà không tin kết quả này nên lại liên lạc với chủ tàu để yêu cầu đưa chồng bà lên bờ song lời khẩn cầu của bà không được hồi đáp.

Hôm sau, ông Capurro gọi điện cho con trai Angelo (38 tuổi) để bảo anh trấn an mẹ. Nhưng đến sáng hôm sau, ông qua đời.

Cuộc sống của thuyền viên ngày càng tệ do COVID-19

Lúc này, con tàu còn 3 ngày nữa mới đến Singapore. Bà Mollard lập tức liên lạc với Italia Marittima để khẩn cầu công ty này đề xuất tàu quân sự can thiệp hoặc giúp con tàu cập cảng.

Thông cáo của Italia Marittima nói rằng, công ty và Bộ Ngoại giao Ialtia đã khẩn cầu nhiều quốc gia cho phép đưa thi thể ông Capurro lên bờ nhưng hàng loạt quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines… đều đang áp dụng các biện pháp hạn chế, cấm tàu lên bờ và hồi hương thi thể.

Khi con tàu neo đậu ngoài khơi Jakarta, hai thành viên thuỷ thủ đoàn gồm chỉ huy cao nhất tàu và một thuyền viên cuối cùng cũng được phép lên bờ, theo Mollard. Không rõ hai thuyền viên này có mắc COVID-19 không cũng như mức độ bùng phát dịch trên tàu Ital Libera. Tuy nhiên, một thông báo từ Hapag-Lloyd - mối đối tác của Evergreen - xác nhận trong thuỷ thủ đoàn có người mắc COVID-19 song không nói rõ bao nhiêu. Do đó, "như một biện pháp an toàn, tàu được neo đậu tại cảng của Jakarta và trải qua một đợt cách ly 14 ngày", thông báo cho biết thêm.

Sau đó, một thuyền trưởng mới được cử lên tàu thay thế. Angelo Capurro nói rằng, bố anh có thể đã không chết nếu được lên bờ và chữa trị kịp thời.

Gia đình Capurro đã nộp đơn kiện lên văn phòng công tố La Spezia để yêu cầu điều tra cái chết của bố anh, đồng thời cáo buộc công ty theo các điều khoản về "tai nạn lao động tại nơi làm việc" và "không hỗ trợ". Văn phòng công tố đã yêu cầu đưa thi thể ông Capurro về Italia càng sớm càng tốt để khám nghiệm tử thi. Công tố viên sau đó đã ra lệnh đưa thi thể của thuyền trưởng về Italia càng sớm càng tốt để khám nghiệm tử thi.

Đến ngày 26.5, tức 6 tuần sau khi ông Capurro qua đời, Ital Libera cuối cùng được quay về Italia để đưa thi thể vị thuyền trưởng trao cho gia đình.

Hapag-Lloyd cho hay, con tàu được trở về sau khi áp dụng điều khoản về tình huống bất khả kháng, nghĩa là chủ tàu không thể hoàn thành hợp đồng. Nếu không được áp dụng điều khoản này, chủ tàu sẽ phải đền bù rất nhiều tiền cho bên thuê tàu và bên thuê tàu sẽ phải đền tiền cho khách. Con tàu về đến nơi vào ngày 14.7, gần 2 tháng sau khi ông Capurro qua đời.

Khi thi thể của thuyền trưởng Capurro được đưa lên cảng, con tàu rúc lên một hồi còi từ biệt. "Chúng tôi đã phải chờ đợi 2 tháng cho khoảnh khắc này. Và cuối cùng, ông đã có thể về đất mẹ, rời khỏi con tàu từng là cuộc sống của ông và cũng đã trở thành nơi ông trút hơi thở cuối cùng. Cuộc sống của những thuyền viên vốn đã rất khó khăn, nay với đại dịch COVID-19 thì càng tồi tệ hơn" - Mollard nói.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 200.000 thuyền viên mắc kẹt trên biển do các quốc gia áp lệnh hạn chế đi lại, thông thương vì đại dịch COVID-19. Ảnh: Liên Hợp Quốc (UN)
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 200.000 thuyền viên mắc kẹt trên biển do các quốc gia áp lệnh hạn chế đi lại, thông thương vì đại dịch COVID-19. Ảnh: Liên Hợp Quốc (UN)

Hồi chuông cảnh báo

Câu chuyện của ông Capurro không phải duy nhất trong giai đoạn đại dịch.

Kể từ tháng 3.2020, thi thể của ít nhất 10 thuyền viên chết trên biển đã bị mắc kẹt giữa sóng nước vì bị từ chối cho lên bờ. Vì thế, nhiều thuỷ thủ bây giờ không muốn xa gia đình để đi biển.

Năm ngoái, khi các quốc gia đóng cửa biên giới vì COVID-19, hơn 200.000 thuyền viên đã bị mắc kẹt trên biển trong nhiều tháng trời, thậm chí có người không nhìn thấy đất liền suốt 18 tháng, ITF ước tính.

Nhiều thủy thủ đoàn đã gia hạn hợp đồng thêm vài tháng để duy trì nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men để đi khắp thế giới, các công ty vận tải biển và liên đoàn lao động cho hay. Nhiều tháng trên biển không có thời gian nghỉ ngơi đã gây ra nhiều thiệt hại cho thủy thủ đoàn cùng với đó là những nguy cơ về sức khoẻ.

Theo một cuộc thăm dò của ITF vào tháng 3 năm nay, 67% trong số 593 thuyền viên được báo cáo có các dấu hiệu về những vấn đề sức khỏe tâm thần, trầm cảm và ý định tự tử. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu bản thân họ có đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hay không, chỉ 52% thuyền viên nói có.

Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), khoảng 80% hàng hóa thế giới được vận chuyển bằng tàu biển. Đại dịch COVID-19 đã khiến ngành vận tải biển rơi vào hỗn loạn. Việc cập các cảng bị hạn chế, tàu bay cũng không được hạ cánh khiến nhân công không thể luân chuyển từ nơi này sang nơi khác để hoán đổi thuỷ thủ đoàn.

Cơ quan Liên Hợp Quốc vào tháng 5 vừa qua cũng phải lên tiếng cảnh báo về số lượng thuyền viên mắc kẹt trên biển có thể gia tăng do đại dịch COVID-19 và vì các hạn chế đi lại của các nước. Liên Hợp Quốc lo ngại, tình trạng này có thể trở lại "mốc lịch sử" của cuộc khủng hoảng như hồi tháng 9.2020 với 400.000 thuyền viên mắc kẹt trên biển khắp thế giới.

"Những thuyền viên là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ cũng tuân theo các quy định nghiêm ngặt để phòng chống COVID-19 đối với việc đi lại và quá cảnh. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn thuyền viên bị từ chối hồi hương, hoán đổi thuyền viên, rời bờ và cuối cùng là buộc phải gia hạn hợp đồng, ở lại làm việc trên những con tàu" - Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) Kitack Lim cho hay.

Do đó, Liên Hợp Quốc đã đưa ra sáng kiến quan trọng để bảo vệ quyền của các thuyền viên giữa cơn khủng hoảng COVID-19. Theo các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền, các công ty hoạt động trong ngành hàng hải phải có trách nhiệm rõ ràng là tôn trọng quyền con người của thuyền viên trong tất cả các quyết định kinh tế. Ông Kitack Lim cho rằng, công cụ mới thể hiện một bước tiến quan trọng của ngành hàng hải khi quyền lợi của thuyền viên đảm bảo được đặt lên hàng đầu.

Huyền Anh
TIN LIÊN QUAN

Sớm tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên

Khánh Hoà - Hoàng Hoan |

Để giải cứu hàng nghìn thuyền viên mắc kẹt, bên cạnh việc đề xuất đưa các thuyền viên này vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cùng đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải biển cũng kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên.

Thuyền viên mắc kẹt vì dịch: ILO cảnh báo nguy cơ tai nạn hàng hải và kêu gọi hỗ trợ

Khánh Hoà |

Trong một báo cáo công bố cuối năm 2020, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề vi phạm quyền của thuyền viên khi không thể lên bờ và nguy cơ tai nạn hàng hải so sự mệt mỏi và các vấn đề sức khoẻ của thuyền viên khi mắc kẹt vì dịch COVID-19. Cảnh báo này mới đây lại được nhắc lại trong một sáng kiến ​​chung của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Văn phòng Nhân quyền LHQ, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Vướng dịch COVID-19, 1.500 thuyền viên kẹt đường về quê hương

KHÁNH HOÀ - THUỲ LINH |

Hết hợp đồng phải lên bờ mà muốn hồi hương thì phải nằm chờ và không biết chờ đến bao giờ là tình trạng mà anh Lường Ngọc Hợp một trong 1.500 thuyền viên Việt Nam đang phải đối mặt do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chính sách đóng cửa của nhiều quốc gia cùng quy định siết chặt của một số địa phương khiến đường về nhà của những người lao động đặc thù này trở nên xa quá.

Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu 7 thuyền viên bị đắm tàu giữa đêm

Đặng Luân |

Ngày 16.6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng có báo cáo nhanh số 2 về việc tàu HP 90863 TS gặp nạn trên biển ngày 15.6.

Cứu sống các thuyền viên trên con tàu bị chìm do bão số 2 gần Bạch Long Vĩ

Vũ Long |

Tàu cá TH91677 khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão số 2 đã bị sóng đánh chìm. 7 người trên tàu đã may mắn được cứu sống.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Sớm tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên

Khánh Hoà - Hoàng Hoan |

Để giải cứu hàng nghìn thuyền viên mắc kẹt, bên cạnh việc đề xuất đưa các thuyền viên này vào danh sách ưu tiên trên các chuyến bay cứu trợ, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cùng đại diện nhiều doanh nghiệp vận tải biển cũng kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng thuyền viên.

Thuyền viên mắc kẹt vì dịch: ILO cảnh báo nguy cơ tai nạn hàng hải và kêu gọi hỗ trợ

Khánh Hoà |

Trong một báo cáo công bố cuối năm 2020, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề vi phạm quyền của thuyền viên khi không thể lên bờ và nguy cơ tai nạn hàng hải so sự mệt mỏi và các vấn đề sức khoẻ của thuyền viên khi mắc kẹt vì dịch COVID-19. Cảnh báo này mới đây lại được nhắc lại trong một sáng kiến ​​chung của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Văn phòng Nhân quyền LHQ, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Vướng dịch COVID-19, 1.500 thuyền viên kẹt đường về quê hương

KHÁNH HOÀ - THUỲ LINH |

Hết hợp đồng phải lên bờ mà muốn hồi hương thì phải nằm chờ và không biết chờ đến bao giờ là tình trạng mà anh Lường Ngọc Hợp một trong 1.500 thuyền viên Việt Nam đang phải đối mặt do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chính sách đóng cửa của nhiều quốc gia cùng quy định siết chặt của một số địa phương khiến đường về nhà của những người lao động đặc thù này trở nên xa quá.

Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu 7 thuyền viên bị đắm tàu giữa đêm

Đặng Luân |

Ngày 16.6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng có báo cáo nhanh số 2 về việc tàu HP 90863 TS gặp nạn trên biển ngày 15.6.

Cứu sống các thuyền viên trên con tàu bị chìm do bão số 2 gần Bạch Long Vĩ

Vũ Long |

Tàu cá TH91677 khi di chuyển vào đảo Bạch Long Vĩ tránh bão số 2 đã bị sóng đánh chìm. 7 người trên tàu đã may mắn được cứu sống.