Cha mẹ đừng quá hoang mang khi trẻ bị tăng động giảm chú ý

đức vân |

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu. 

Việc chăm sóc trẻ mắc rối loạn này thường gây nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh. Dưới đây là những hướng dẫn rất cụ thể, thiết thực của ThS Đào Thị Thủy - Điều dưỡng trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) nhằm giúp cho các bậc cha mẹ không hoang mang, lo lắng và nắm được cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý.

Gia đình là yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ

Thưa ThS Đào Thu Thủy, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có những biểu hiện như thế nào?

- Quan sát ở nhà, nơi công cộng, ở trường/lớp trẻ thường xuyên có những biểu hiện sau: Thứ nhất là trẻ tăng hoạt động: Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên. Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ ngồi ở nơi cần ngồi yên. Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi. Khó khăn khi phải chờ đợi hoặc phải xếp hàng chờ theo thứ tự.

Thứ hai là giảm chú ý với các biểu hiện như dễ mất tập trung do tác động bên ngoài. Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót. Ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ dùng, đồ chơi. Thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác. Trẻ không duy trì chú ý được lâu so với trẻ bình thường cùng tuổi.

Nếu các biểu hiện kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi, cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và quan hệ của trẻ ở gia đình, trường học, trẻ có thể bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý.

Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Đầu tiên là do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh. Thứ nữa là do môi trường, nếu môi trường sống không ổn định: Ồn ào, đông đúc, lộn xộn... hoặc trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều, gây ra rối loạn trên ở trẻ. Hoặc một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường. Cũng có thể do nhiều yếu tố kết hợp với nhau gây nên.

Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý - cha mẹ cần làm gì? Ai có thể giúp đỡ trẻ?

- Khi nghi ngờ trẻ bị tăng hoạt động giảm chú ý, nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn. Trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi... để xác định thêm tình trạng của trẻ. Những chuyên gia khác cùng giúp đỡ trẻ như hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt. Tôi xin nhấn mạnh, vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc tạo môi trường, giáo dục trẻ, tìm sự trợ giúp, chia sẻ.

“Sự kết hợp giữa trẻ - gia đình - giáo dục là vô cùng cần thiết”

Bà có thể chia sẻ các phương pháp giúp đỡ trẻ một cách tốt nhất?

- Trước hết cần tăng tập trung chú ý: Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập; Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói; Nói rõ ràng yêu cầu của bạn với trẻ; Bảo trẻ nhắc lại những gì mà bạn muốn; Tránh quá nhiều việc, nhiều thứ cùng lúc làm trẻ mất tập trung; Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi phải tư duy.

Thứ nữa là cần tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành tốt công việc, học tập như lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện. Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức. Tránh chơi game, không chơi trò chơi bạo lực. Không nên kéo dài quá lâu một công việc. Đồng thời, các bậc cha mẹ, người thân và những người xung quanh phải chấp nhận một số hạn chế của trẻ, tránh chế diễu trẻ. Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng. Cần có thái độ luôn kiên trì, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.

Phụ huynh phải liên hệ với giáo viên, nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu để giáo viên giúp đỡ. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể. Phát huy những khả năng của trẻ (thể thao, văn nghệ...). Đối với trẻ tăng động giảm chú ý, sự kết hợp giữa trẻ - gia đình - giáo dục là vô cùng cần thiết.

Liệu pháp hành vi cũng rất quan trọng. Người lớn cần nhận biết tình huống, sự kiện làm trẻ có vấn đề, từ đó tạo môi trường tốt. Giải thích cho trẻ hiểu những việc cần phải làm. Hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra trẻ trong học tập, công việc. Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và khen thưởng động viên kịp thời. Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như thời gian tách biệt, trả giá hành vi... có giải thích lý do. Tránh đánh mắng trẻ.

Phương pháp giáo dục đặc biệt giúp trẻ tăng khả năng học tập, phối hợp chặt chẽ với giáo viên. Các phương pháp khác như vui chơi, sinh hoạt nhóm, văn nghệ, thể thao, lao động... cũng nên được chú ý đến, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ.

Xin cảm ơn bà!

đức vân
TIN LIÊN QUAN

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Dự báo thời tiết 22.1: Mùng 1 Tết Bắc Bộ mưa vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 22.1.2023, miền Bắc sáng sương mù có mưa nhỏ vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt với nhiệt độ cao nhất khoảng 20 - 24 độ C. Đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 15-19 độ C.

Thiêng liêng khoảnh khắc ra đời của những thiên thần nhỏ đêm Giao thừa

Thùy Linh- Đức Mạnh |

Vào đúng thời khắc Giao thừa, những em bé đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023 đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khoảnh khắc những người mẹ được ôm vào lòng những thiên thần nhỏ mà mình đã "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày" thật thiêng liêng, tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa tục xin chữ ngày đầu năm mới

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Táo Giao thông Chí Trung chia sẻ về áp lực khi Táo Quân 2023 lên sóng

Nhóm PV |

Trò chuyện trong ngày đầu tiên của năm mới, "Táo Giao thông" Chí Trung đã có những chia sẻ về Táo Quân 2023 cũng như hành trình 20 năm anh gắn bó với gia đình Táo.

Những cầu thủ tuổi Mão tài năng của bóng đá Việt Nam

Thanh Vũ |

Đội tuyển Việt Nam và bóng đá Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tuổi Mão xuất sắc làm rạng danh bóng đá nước nhà.