Cha Lạc Long Quân và kinh đô Rồng bên hồ Dâm Đàm

Ghi chép của Minh Thi |

Sách Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ chép: Miếu Lạc Long nằm ở cách cửa Bắc của kinh thành chính hướng bên ngoài 1 dặm, thuộc vùng ven bờ hồ Trúc Bạch tại thôn Yên Ninh, huyện Vĩnh Thuận. Thời Ngoại kỷ, Lạc Long Quân thường ở Thủy cung, đi chơi hồ Động Đình gặp Âu Cơ mà cưới làm vợ, sinh ra trăm trai. Một hôm Long Quân nói với nàng Âu rằng: Ta là vua rồng, nàng là tiên nữ. Nước lửa tương khắc, khó thể ở lâu. Bèn phân 50 người con theo cha về biển, 50 người con theo mẹ lên núi, cho con trưởng Hùng Vương lên ngôi vua. Nay miếu ở trên hồ Trúc Bạch chính là kinh đô xưa của Long Quân vậy.

Truyền thuyết Việt kể mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, về đất Phong Châu, xây dựng nước Văn Lang, lập kinh đô ở Việt Trì. Nhưng còn cha Lạc Long Quân với một nửa đàn con Bách Việt thì đi đâu? Đoạn trích trên đã đem lại một thông tin hết sức bất ngờ: Kinh đô Rồng của cha Lạc Long Quân nằm ở đất Thăng Long, bên bờ hồ Trúc Bạch, xưa là hồ Dâm Đàm (hồ Tây).

1. Sự hiện diện của Lạc Long Quân như một vị thủy thần hồ Tây đã được ghi nhận trong sách Lĩnh Nam chích quái. Truyện Hồ Tinh kể: “Long Quân ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là đầm Xác Cáo, tức Tây Hồ ngày nay”.

Vùng phía Bắc và Đông hồ Trúc Bạch xưa được gọi là gò Hồi Long (gò rồng). Ngôi miếu Lạc Long bên hồ trước đây thời Pháp mở đường đã chuyển về đầu dốc Hàng Than. Nay ngôi đền này gọi là đền Đức Vua. Trên cổng đền có chữ đề “Bát Hải vọng từ”. Đức Vua cha Bát Hải của Thoải phủ (Thủy phủ) trong tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt là cha rồng Lạc Long Quân.

Câu đối “Bách noãn nhất bào” ở đình Nghi Tàm. Ảnh: Minh Thi
Câu đối “Bách noãn nhất bào” ở đình Nghi Tàm. Ảnh: Minh Thi
Câu đối “Bách noãn nhất bào” ở đình Nghi Tàm. Ảnh: Minh Thi

Cũng ở ven hồ Trúc Bạch còn có một ngôi đền lớn, thờ vị thủy thần tên là Uy Linh Lang Đại vương. Đền này trước thuộc phường Yên Hoa, sau đổi thành phường Yên Phụ. Về sự tích Uy Linh Lang Đại vương trong sách Tây Hồ chí có chuyện “Bảy cây gạo của họ Lạc” như sau: “Bảy cây gạo ở bờ hồ góc phía Tây Bắc, nay thuộc ở phía ngoài đê của Nhật Chiêu. Lúc bà phu nhân họ Lạc, vợ của vua Diệu Đế, sinh Uy Linh thấy là một bọc có bảy trứng, cho là lạ, bèn vứt đi. Sau đó hóa thành bảy con rồng bay lên trời. Nghe chuyện, phu nhân sai trồng cây ở nới ấy để nhớ. Sắc phong tước vương, tặng thêm hai chữ Uy Linh để thờ. Miếu thờ nay do ấp Tây Hồ phụng sự”.

Nguyễn Huy Lượng (1750 - 1808) trong bài Tụng Tây Hồ phú có ca ngợi 7 cây gạo ở Nhật Chiêu như một biểu tượng của Tây Hồ cổ tích: "Chốn bảy cây còn mấy gốc lăng vân, chẳng tùng bách cũng khoe hình thương lão".

Sách Tây Hồ chí còn cho biết: “Đền Uy Linh Vương ở ấp Tây Hồ trên Bãi Rùa. Vương cũng là con của Diệu Đế do bà phi họ Lạc sinh ra, nhưng không trong số phân đi lên rừng xuống nước. Vương khi ấy hóa thành bảy con rồng bay lên trời. Nghe tin, vua sắc phong vương, ban thêm mỹ tự để thờ. Ngôi đền này là ngôi đền cổ nhất, thứ là đền Yên Phụ, thứ nữa là đền Quảng Bố”.

Ngày nay, di tích thờ thần Uy Linh Lang nằm ở bờ Đông của Hồ Tây, như đình An Trì bên hồ Trúc Bạch, đình Yên Phụ là gò Rùa của Hồ Tây và đình Nhật Tân, xưa là điện Nhật Chiêu. Thần tích Uy Linh Lang ở các ngôi đình này kể:

“Vương vốn là chính phái họ Hồng Bàng, là thứ tông của Bách Việt. Xưa Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra một trăm người con trai. Mỗi người chia một nửa, làm riêng hai nhà lên núi xuống nước mà cai quản mỗi phương, quyền chưởng muôn dân. Đại vương là giống giao long, là trưởng của Xích Giáp, hiệu là Uy Linh Lang, cùng với 6 người được nhận phong ở đó là Bạch Giáp, Hoàng Giáp, Hắc Giáp, Thanh Giáp, Chu Giáp, Tử Giáp. Về sau anh linh ngày càng hiển hách, giúp vật hộ dân, nhiều lần hiển ứng, tôn thêm long trật... Sau này, vì có công dẹp giặc Nguyên, ông được gia phong làm Dâm Đàm Đại vương”.

Đền Đức Vua Bát Hải ở đầu dốc Hàng Than. Ảnh: Minh Thi
Đền Đức Vua Bát Hải ở đầu dốc Hàng Than. Ảnh: Minh Thi

7 vị thủy thần hồ Dâm Đàm được thờ đầy đủ tại điện Nhật Chiêu, tức đình Nhật Tân ngày nay, là nơi bọc trứng của bà Diệu Đế Lạc phi nở thành 7 con rồng mà bay lên trời trên bãi sông Hồng. Cái tên Nhật Chiêu xuất phát từ sự tích này, do khi bọc trứng bị vứt bên bãi sông, đến đêm có ánh sáng chiếu rọi và nghe tiếng vang vào tới tận kinh thành. Lễ hội đình Nhật Tân là một trong những lễ hội lớn nhất Thăng Long xưa, với đoàn rước giá kiệu cùng múa rồng kéo dài từ đình làng qua cung Nhật Chiêu rồi ra đến bờ sông Hồng. Lễ hội này còn có tục “phóng noãn” khá đặc biệt. Vào trước ngày hội chính, đêm ngày 9.2 âm lịch, làng tổ chức lễ rước và thả 7 quả trứng gà ở giữa ngã sông Hồng. Hôm sau trong ngày chính hội, sẽ rước các ngai kiệu thần ra bến sông và nước thờ được múc ở chính nơi đã thả trứng đêm trước.

2. Nguyên bản trong sự tích thì Uy Linh Lang là ở thời Hồng Bàng mở nước. “Vương là thứ tông trong Bách Việt” có nghĩa là Vương là dòng rồng xuống biển. Theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả, những người theo Lạc Long Quân xuống biển được gọi là các “thủy thượng linh thần” hay các Linh Lang. Uy Linh Lang là “trưởng Xích giáp”. Giáp là một đơn vị phân chia hành chính nên Trưởng Xích giáp nghĩa là vị quân trưởng của phương Xích, tức là phương màu Đỏ, chỉ phía Nam ngày nay.

Xích phương còn được thể hiện qua hình ảnh Hoa Đào rực rỡ, là “đặc sản” vùng đất Nhật Tân. “Hoa” đồng âm với “hỏa”. Đào là màu đỏ hay Hồng. Vùng đất Nhật Tân trồng hoa đào là để tưởng nhớ tới vị Trưởng Xích giáp Uy Linh Lang từ thời Hồng Bàng mở nước.

Đào Hoa trang cũng là vùng đất được nói tới trong sự tích đức Vua cha Bát Hải Động Đình ở đất Đào Động tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả cho biết, Lạc Long Quân hóa tiên về biển làm Động Đình Đế quân. Đào Hoa trang còn là chỉ Hoa Hạ, triều đại lịch sử lập quốc ở phương nóng bức, rực ánh mặt trời, mà truyền thuyết Việt gọi là nước Hồng Bàng (Hồng bang). Lạc Long Quân là vị vua khởi đầu nhà Hạ - Hồng Bàng ở vùng ven biển Động Đình.

So sánh vị trí thờ phụng cùng sự tích các vị thủy thần hồ Dâm Đàm, có thể nhận ra rằng Uy Linh Lang Đại vương cũng chính là Lạc Long Quân hay vua cha Bát Hải Động Đình. 6 vị “Giáp” anh em hóa rồng là các vị Tôn quan trong công đồng Thoải phủ, được Lĩnh Nam chích quái chép là “lục bộ thủy phủ” của Long Quân trong Truyện Hồ Tinh.

Cung Nhật Chiêu, nơi 7 cây gạo có rồng bay. Ảnh: Minh Thi
Cung Nhật Chiêu, nơi 7 cây gạo có rồng bay. Ảnh: Minh Thi

Hồ Dâm Đàm của thời điểm 4.000 năm trước chắc chắn là một vùng nước mênh mông không bờ (theo nghĩa của từ Dâm Đàm), thông với sông Nhị. Cửa biển Bát Hải Động Đình của thời điểm này nằm không xa đất Thăng Long. Do đó hồ Dâm Đàm có thể chính là “Ngũ Hồ” (vùng hồ ở giữa kinh đô) của “Thủy quốc Động Đình”. Động Đình là nơi Kinh Dương Vương gặp Thần Long Nữ mà sinh ra Lạc Long Quân. Sách Tây Hồ chí kể thành chuyện bà Lạc phi, vợ của vua Diệu Đế, sinh ra Uy Linh Lang và 6 vị thủy thần hồ Dâm Đàm.

Ven hồ Tây còn có một số truyền tích nói tới địa danh Động Đình. Một trong những vị thủy thần thờ ở làng Nghi Tàm có tên là Động Đình Vương ở thời Hùng Vương. Sách Tây Hồ chí kể vị Vương này khi trị thủy ở sông Hồng và bến Lâm Ấp hương Long Đỗ (khu vực ven hồ Tây) đã nói: “Đầm này là lầu rồng của Thủy quốc”. Thông tin này một lần nữa xác nhận hồ Dâm Đàm chính là kinh đô của Thủy quốc Động Đình của Lạc Long Quân.

3. Ở đình Quảng Bá, một trong những nơi thời Uy Linh Lang Đại vương, có đôi câu đối tại chính điện:

Bách noãn dựng nhất bào, dục tú chung anh long chủng hóa

Đoài hồ linh thất giáp, phong công tuấn đức phượng sơn tề.

Dịch nghĩa:

Một bầu chứa trăm trứng, dưỡng đẹp đúc anh hóa chủng rồng

Bảy giáp thiêng Tây hồ, công dày đức hậu sánh non phượng.

Vế đối đầu xác nhận các thủy thần ở hồ Tây là trong trăm con của Lạc Long Quân đã hóa rồng tại vùng này. Vế đối sau cho biết đình thờ Uy Linh Lang cùng với 6 vị thủy thần như sự tích ở đình Nhật Tân. Cụm từ "sánh non Phượng" so sánh việc 7 con rồng bay trên sông Nhị với tích “Phượng gáy Kỳ Sơn”. Điển tích kể khi Chu Văn Vương ở Kỳ Sơn thấy có phượng hoàng năm sắc bay đến đậu và gáy lớn trên núi. Đây là điềm báo hiệu sự khởi đầu của vương triều nhà Chu từ Chu Văn Vương.

Vùng “kinh đô của Long Quân” phía Bắc hồ Trúc Bạch xưa thuộc phường Yên Hoa. Nay tại đây còn dấu tích tại đình Yên Hoa (đình An Trì), là nơi ngụ cư (ấp phong) của Uy Linh Lang Đại vương theo thần tích. Đình An Trì từng là di tích lớn đã được ghi trong các sách về Thăng Long xưa. Thời Pháp đình bị chiếm đóng làm trại lính, sau này trở thành trường phổ thông Mạc Đĩnh Chi. Gần đây đình mới được khôi phục lại. Trong đình còn giữ được 2 tấm bia cổ từ thời Lê Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738) và Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763).

“Bản đồ thành Thăng Long cuối thời Lê” do Sở Cuồng Lê Dư vẽ có chỉ ra vị trí của đền Uy Linh Lang ở phía Bắc hồ Trúc Bạch. Ảnh: Minh Thi
“Bản đồ thành Thăng Long cuối thời Lê” do Sở Cuồng Lê Dư vẽ có chỉ ra vị trí của đền Uy Linh Lang ở phía Bắc hồ Trúc Bạch. Ảnh: Minh Thi

Trong các địa danh liên quan đến Uy Linh Lang ở ven hồ Tây rất hay gặp các từ An - Yên, như Yên Phụ, An Trì, An Thọ, Yên Thái, Yên Thành, Yên Ninh, Yên Khang... Có thể nói An thành là tên kinh đô của Lạc Long Quân. Tên gọi này một lần nữa trùng với thông tin của nhà Hạ trong Hoa sử. Kinh đô của vua Khải, vị vua đầu nhà Hạ, có tên là An ấp. An là biến âm của “ấm”, chỉ vùng nhiệt đới. Do đó An - Hoa - Hạ - Đào - Xích - Hồng đều là những từ cùng một nghĩa, chỉ phương Nam nay, vùng nóng bức, mùa hè.

Tấm bia năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738) ở đình An Trì. Ảnh: Minh Thi
Tấm bia năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738) ở đình An Trì. Ảnh: Minh Thi

An Ấp, kinh đô đầu tiên của nhà Hạ được cổ sử ghi nhận, là vùng đất giữa hồ Dâm Đàm và sông Nhị. Rồng bay lên trên sông Nhị là hình ảnh khởi đầu của thời đại Hồng Bàng từ Uy Linh Lang - Lạc Long Quân. Trong hệ tọa độ xưa là Hà đồ, con số 7 dùng để chỉ hướng Xích đạo. Do đó “Thất long” nghĩa là Rồng của Xích phương hay của triều Hạ - nước Hồng Bàng, đã “thăng thiên” ở bãi Nhật Chiêu. Đất Thăng Long văn vật quả đúng là kinh đô rồng từ 4.000 năm trước.

Ghi chép của Minh Thi
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ đề nghị cá nhân, đơn vị cung tiến cây xanh tại đền thờ Vua Hùng

Thành Nhân |

Để thể hiện sự chung sức đồng lòng, sự thành kính của lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ, lãnh đạo các quận, huyện, doanh nghiệp. UBND TP.Cần Thơ đề nghị các cá nhân, đơn vị này cung tiến cây xanh trồng lưu niệm trong khuôn viên Đền thờ Vua Hùng tại TP.Cần Thơ.

Dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng

Theo TTXVN |

Chiều 11.2 (tức 30 Tết), tại Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, cầu mong tổ tiên phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại, trường tồn.

Sáng tỏ gốc tích các vua Hùng qua Ngọc phả Hùng Vương

Minh Thi |

Năm 2018, loạt bài viết “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” của nhà báo Hoàng Hải Vân đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi, phản biện xung quanh những vấn đề liên quan đến các kết luận của thiền sư về lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, có thể do chưa có đầy đủ tư liệu, thiền sư Lê Mạnh Thát đã chưa đi sâu vào phân tích và nghiên cứu một chủ điểm quan trọng, đó là lịch sử dân tộc thời kỳ Hùng Vương.

Hiểu thêm về các Vua Hùng

hoàng khôi |

Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Biểu tượng Vua Hùng là có thực, cụ thể và rất thiêng liêng. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng, về các đời vua còn nhiều điều khó giải thích nhưng dân gian xưa nay cũng mặc nhiên ít ai nghi ngờ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Cần Thơ đề nghị cá nhân, đơn vị cung tiến cây xanh tại đền thờ Vua Hùng

Thành Nhân |

Để thể hiện sự chung sức đồng lòng, sự thành kính của lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ, lãnh đạo các quận, huyện, doanh nghiệp. UBND TP.Cần Thơ đề nghị các cá nhân, đơn vị này cung tiến cây xanh trồng lưu niệm trong khuôn viên Đền thờ Vua Hùng tại TP.Cần Thơ.

Dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng

Theo TTXVN |

Chiều 11.2 (tức 30 Tết), tại Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, cầu mong tổ tiên phù hộ cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại, trường tồn.

Sáng tỏ gốc tích các vua Hùng qua Ngọc phả Hùng Vương

Minh Thi |

Năm 2018, loạt bài viết “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” của nhà báo Hoàng Hải Vân đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi, phản biện xung quanh những vấn đề liên quan đến các kết luận của thiền sư về lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, có thể do chưa có đầy đủ tư liệu, thiền sư Lê Mạnh Thát đã chưa đi sâu vào phân tích và nghiên cứu một chủ điểm quan trọng, đó là lịch sử dân tộc thời kỳ Hùng Vương.

Hiểu thêm về các Vua Hùng

hoàng khôi |

Trong đời sống tâm linh của người Việt, vua Hùng có vị trí quan trọng đặc biệt. Biểu tượng Vua Hùng là có thực, cụ thể và rất thiêng liêng. Truyền thuyết các Vua Hùng gắn với câu chuyện về bọc trăm trứng, về các đời vua còn nhiều điều khó giải thích nhưng dân gian xưa nay cũng mặc nhiên ít ai nghi ngờ.