Cây khèn giúp người chuyện trò cùng muông thú

Bài và ảnh Hữu Vi |

Chỉ với 6 chiếc ống trúc ghép lại, người H’Mông đã tạo ra một thứ nhạc cụ độc đáo. Khèn H’Mông không chỉ là một nhạc cụ, người ta còn tin rằng, nó có thể giúp con người liên lạc với thế giới tâm linh và chuyện trò cùng muông thú.

Sáu anh em mồ côi

Âm nhạc truyền thống dường như đang bị đại bộ phận người trẻ quay lưng, thế nhưng đối với các bạn trẻ người H’Mông ở miền núi Nghệ An, điều này có vẻ như lại không như vậy. Họ vẫn nghe nhạc H’Mông, hát những làn điệu dân ca truyền thống và tiếng khèn vẫn vang lên trên những bản nhỏ. Bất cứ người H’Mông nào ở vùng núi cao, nhất ở ở huyện Kỳ Sơn đều coi cây khèn như một vật thiêng. Đàn ông trường thành thường sắm một vài cái khèn, nhỏ to tùy lúc vui hay buồn đều đem ra thổi. Tiếng khèn thường vang lên trong những ngày hội xuân, lúc rỗi việc nương rừng. Trong đám tang, tiếng khèn là thứ nhạc âm đặc biệt quan trọng, phải có cái khèn mới làm được đám tang. Nếu không có người thổi khèn cũng không mổ lợn, bò cúng ma. Vì tiếng khèn là lời nói và người chết theo theo những bài khèn đó mà ăn cơm sáng, cơm chiều và về cõi trời. Không có tiếng khèn ma sẽ không hiểu được lời nói của người.

Chiếc khèn H’Mông có một số câu chuyện liên quan đến sự tích về nó. Trong suốt một buổi chiều, già bản Xồng Pà Nhìa ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An) kể rằng:

Chẳng còn ai nhớ sáu anh em nhà nọ thuộc dòng họ gì nữa. Chỉ biết rằng họ không còn cha mẹ. Vì mô côi nên mấy anh em thương yêu nhau như ngón chân, ngón tay. Một lần đi rẫy về cả sáu người cùng lội qua một khúc suối lớn. Lúc ấy đang mưa gió và nước lũ đổ về. Đến giữa quãng thì tất cả đều bị lũ cuốn đi. Bốn người trong số họ chết đuối. Những bụi nứa bên sông thì ngổn ngang xác người chết đuối.

Sau khi tìm được cái ăn, hết cơn đói, hai anh em sống sót than thân trách phận đã mồ côi trời còn chia cắt ruột rà khiến âm dương li biệt. Họ lấy xương người dạt vào bờ sông mài làm dao cắt nứa khoét ống sáo thổi lên vang động khắp núi rừng. Sau đó hai người nghĩ về những người anh em xấu số của mình mà xót xa lòng. Họ bàn nhau đi kiếm sáu ống sáo ghép lại, cây lớn ngắn nhất là ống sáo anh cả. Cây nhỏ nhất là em út. Sáu cây sáo tạo thành  một loại nhạc cụ được đặt tên mới là chiếc khèn, khi ngân lên có tiếng bổng tiếng trầm, tiếng to tiếng nhỏ. Cây sáo giúp họ chuyện trò được với những người anh em đã mất đang ở cõi trời.

Nghe thấy tiếng sáo, tiếng khèn, tất cả các con vật ở rừng cũng hiểu được tâm sự của hai anh em. Chúng tìm đến thăm hai người và để nghe họ thổi nhạc. Sau rồi các loài vật thèm muốn những nhạc cụ của hai anh em. Lúc này hai người mới nói với chúng rằng ai giúp họ vượt sông sẽ thưởng cho ống sáo hay nhất. Trong số các loài vật trong rừng chỉ có vượn và diều hâu dũng cảm nhận lời. Vượn lần lượt cõng từng người bơi qua sông, còn diều hâu thì bay phía trước để dẫn đường và hỗ trợ ở những quãng khó khăn.

Sang sông rồi hai anh em người H’Mông mừng rỡ đi tìm bản mường của mình. Họ cũng không quên công ơn của vượn và diều hâu. Vượn được tặng ống khèn kêu hay nhất còn diều hâu công cán ít hơn nên chỉ được cái ông khèn bình thường. Chính vì thế mà ngày nay tiếng hót của loài vượn còn hay hơn tất cả các loài chim muông.

Biểu diễn khèn.
Biểu diễn khèn.

“Vật thiêng” của cộng đồng

Chính vì được biết câu chuyện của già bản Xồng Pà Nhìa nên khi đến những bản H’Mông, tôi thường lắng tai tìm tiếng khèn. Thế rồi trong một buổi chiều cuối ngày đến bản Phà Nọi xã Mường Típ (Kỳ Sơn) vốn đông vui, đời sống cũng khấm khá nhất xã và biết ngay rằng, bản nhỏ này chẳng mấy khi ngớt tiếng khèn, tiếng sáo.

Quả vậy, khi chúng tôi vào bản cũng vừa đến giờ bầy trẻ dắt trâu từ bãi chăn thả ven những ngọn đồi về bản. Từ căn nhà gỗ bên đường cái vọng ra thứ tiếng nhạc lúc tỉ tê tâm tình lúc lại ngân lên hồn nhiên. Khi nhòm qua khe cửa thấy một người đàn ông  tay cầm khèn ngồi thổi. Nép vào vai anh là hai chú bé con, đứa khoảng lên hai, đứa lên bốn.

Nhà có khách lạ, ông bố ngừng bặt tiếng nhạc, ngó lên cất lời chào bằng một giọng tiếng Kinh lơ lớ. Anh là Và Bá Dì, năm nay 26 tuổi, thế mà tôi nom anh già dặn hơn cái tuổi của mình. Anh là một trong hai người thổi khèn giỏi nhất bản. Dì cho biết chiều nay mấy đứa trẻ nhà anh quấy khóc nên ông bố trẻ phải dỗ chúng bằng tiếng khèn. Sau này khi hỏi chuyện những người dân ở xã Na Ngoi mới biết rằng, Và Bá Dì ở bản Phà Nọi là người thổi khèn giỏi nhất vùng. Trong những cuộc giao lưu văn hóa vùng bốn xã Nậm Càn, Na Ngoi, Mương Ải, Mường Típ anh chàng này luôn giành giải nhất. Vốn là một người đam mê khèn H’Mông nên lúc nào trong nhà Dì cũng có 2 chiếc khèn. Người H’Mông ở miền tây xứ Nghệ chẳng còn mấy ai biết cách chế tác khèn H’Mông như ở các tỉnh miền núi phía bắc nên họ phải mua khèn từ những người bán rong người Lào, thậm chí phải sang tận bên nước bạn mới mua được cái khèn như ý.

Rồi như một nghệ sỹ say sưa, Và Bá Dì kể về những điệu múa khèn. Anh kể rằng người H’Mông có khá nhiều những điệu múa khèn. Một người được cho là giỏi ít nhất phải biết thổi và múa 6 điệu khèn. Điệu khèn đơn giản nhất gọi là “tờn đí”. Nhưng để học được điệu khèn này không hề đơn giản bởi đó là bài tập đầu tiên. Trong khi việc làm chủ được cái khèn và những nốt nhạc đã là cả một việc gian nan đối với người mới tập thì việc để thổi ra bản nhạc lại càng khó khăn. Một khi đã làm chủ được cây khèn và bài tập đầu tiên thì việc học khèn trở nên đơn giản hơn.

Một người thổi khèn giỏi những chưa hẳn đã múa đẹp. Những điệu múa nhìn qua tưởng như đơn giản nhưng để tập được nó cũng phải tốn công và chịu khó lắm. Ngày mới tập múa khèn, chỉ với điệu múa vừa thổi khèn vừa đá chân ra sau hay về phía trước cũng đã khiến Và Bá Di mất hẳn một mùa trăng mới học xong. Sau rồi anh cũng đã vượt qua được 6 điệu khèn. Có bài chỉ tung tẩy chân tay theo tiết tấu của bản nhạc, có bài vừa tung chân vừa phải đi vòng tròn. Những điệu múa khèn đòi hỏi người tập phải vừa khéo léo lại phải có sức khỏe, bởi lẽ trong khi nhảy múa thì những âm điệu của bản nhạc vẫn phải ngân lên không được đứt quãng. Nếu tiếng nhạc ngừng thì coi như điệu múa này đã trở nên vô nghĩa. Nó còn làm cho ma không còn hiểu được lời của người nếu là múa khèn trong đám tang.

Biểu diễn khèn trong đêm vắng.
Biểu diễn khèn trong đêm vắng.

Những người dân trong bản bảo với chúng tôi rằng điều khiến chưa có người trẻ nào trong vùng vượt qua được tài năng múa khèn của Và Bá Dì là bởi anh đã thực hiện được điệu múa khó nhất. Điệu múa này được coi là bài cuối cùng mà người luyện tập phải đạt tới, trong đó có động tác vừa thổi khèn vừa lộn vòng về phía trước và ra phía sau. Và Bá Dì cho biết, nếu múa thành công trong điệu múa này người tập phải biết cách chịu đau, đặc biệt là né tránh tai nạn.

Dẫu chỉ có một buổi chiều ngắn ngủi trong khi dừng chân trên cuộc hành trình, nhưng anh bạn Và Bá Dì đã cho chúng tôi biết được khá nhiều điều thú vị về cây khèn có 6 ống trúc. Nó không chỉ là một nhac cụ mà còn là vật thiêng. Đó là điều để lại nhiều xúc cảm nhất đối với chúng tôi trong những hành trình về miền núi.

Bài và ảnh Hữu Vi
TIN LIÊN QUAN

Chuyện “vua khèn” trên đỉnh Thẩm Hái

Văn Thành Chương |

Đầu hạ, cái thời khắc mà ở bất kỳ đỉnh núi nào cũng chỉ có mưa và mưa; tiếng gió hú, tiếng cành lá va đập và cùng lắm là tiếng móng ngựa vấp vào đá bôm bốp, tiếng vỡ nương quen thuộc ngàn đời. Những tiếng tình tiếng tang, tiếng cắc tiếng xèo đã lặn thật sâu vào trong nỗi lo cơm áo. Ấy vậy mà trên lưng núi Thẩm Hái, vào những đêm trời trong, lẫn trong cơn gió hạ mát rượi hơi nước, người ta vẫn nghe thấy tiếng khèn Mông réo rắt, nỉ non, níu kéo mọi giác quan cảm xúc của lữ khách ham mê chinh phục thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa. Đó là tiếng khèn của Lý A Lệnh ở bản Nậm Chan 2, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Nghệ nhân làng dát quỳ vàng Kiêu Kỵ

Việt Văn |

Có lẽ không ở đâu (kể cả ở nước ngoài) có một làng nghề độc đáo như làng dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), với bề dày truyền thống trên dưới 400 năm tuổi. Theo dân làng và sổ sách ghi thì tổ nghề là cụ Nguyễn Quý Trị từ đầu thế kỷ 17 đã làm nghề này và truyền lại. Đến nay có khoảng trên 50 hộ gia đình theo nghề này lâu đời và nhiều người được phong nghệ nhân.

Gặp hai nghệ nhân xác lập kỷ lục Việt Nam với tò he

Ngọc Dủ (thực hiện) |

Hơn 20 năm giữ hồn nghề tò he truyền thống của cha ông, hai nghệ nhân Xuân Tung, Xuân Tùng mong muốn ngành nghề này sẽ không mai một, dù cho xã hội không ngừng thay đổi. Để làm được điều này, họ đã miệt mài lao động và sáng tạo ra công thức vẽ tranh tò he bằng ốc vít và mắt xích. Đây cũng là bộ môn vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Đắm chìm trong không gian văn hóa dân gian với các nghệ nhân

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội ba ngày cuối tuần giữa tháng 12 thu hút hàng nghìn du khách thưởng thức và chiêm ngưỡng. Dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động bị đình trệ, vì thế đây cũng là cơ hội để nhiều người đến đây vui chơi.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Chuyện “vua khèn” trên đỉnh Thẩm Hái

Văn Thành Chương |

Đầu hạ, cái thời khắc mà ở bất kỳ đỉnh núi nào cũng chỉ có mưa và mưa; tiếng gió hú, tiếng cành lá va đập và cùng lắm là tiếng móng ngựa vấp vào đá bôm bốp, tiếng vỡ nương quen thuộc ngàn đời. Những tiếng tình tiếng tang, tiếng cắc tiếng xèo đã lặn thật sâu vào trong nỗi lo cơm áo. Ấy vậy mà trên lưng núi Thẩm Hái, vào những đêm trời trong, lẫn trong cơn gió hạ mát rượi hơi nước, người ta vẫn nghe thấy tiếng khèn Mông réo rắt, nỉ non, níu kéo mọi giác quan cảm xúc của lữ khách ham mê chinh phục thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa. Đó là tiếng khèn của Lý A Lệnh ở bản Nậm Chan 2, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Nghệ nhân làng dát quỳ vàng Kiêu Kỵ

Việt Văn |

Có lẽ không ở đâu (kể cả ở nước ngoài) có một làng nghề độc đáo như làng dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), với bề dày truyền thống trên dưới 400 năm tuổi. Theo dân làng và sổ sách ghi thì tổ nghề là cụ Nguyễn Quý Trị từ đầu thế kỷ 17 đã làm nghề này và truyền lại. Đến nay có khoảng trên 50 hộ gia đình theo nghề này lâu đời và nhiều người được phong nghệ nhân.

Gặp hai nghệ nhân xác lập kỷ lục Việt Nam với tò he

Ngọc Dủ (thực hiện) |

Hơn 20 năm giữ hồn nghề tò he truyền thống của cha ông, hai nghệ nhân Xuân Tung, Xuân Tùng mong muốn ngành nghề này sẽ không mai một, dù cho xã hội không ngừng thay đổi. Để làm được điều này, họ đã miệt mài lao động và sáng tạo ra công thức vẽ tranh tò he bằng ốc vít và mắt xích. Đây cũng là bộ môn vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Đắm chìm trong không gian văn hóa dân gian với các nghệ nhân

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội ba ngày cuối tuần giữa tháng 12 thu hút hàng nghìn du khách thưởng thức và chiêm ngưỡng. Dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động bị đình trệ, vì thế đây cũng là cơ hội để nhiều người đến đây vui chơi.