“Câu chuyện dòng sông” - nơi kết nối và thắp lên niềm hy vọng

Thanh Hương |

Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, triển lãm “Câu chuyện dòng sông” nằm trong khuôn khổ chương trình "River Ơi" do Quỹ Sống (Sống Foundation) tổ chức theo mô hình trực tuyến. Hình thức này sẽ giúp người thưởng lãm có thể thưởng thức nghệ thuật một cách dễ dàng và an toàn hơn, cũng như mở rộng đối với đại đa số khán giả.

Tên triển lãm được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Siddartha” (1922) của tác giả Hermann Hesse (1877-1962), “Câu chuyện dòng sông” sẽ trưng bày hơn 20 tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế - những người đã luôn hào phóng và tích cực trong các hoạt động vì cộng đồng gồm Lê Đình Nguyên, Tôn Thất Bằng, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Quốc Thái, cựu đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam - họa sĩ Nicolaos D. Kanellos, họa sĩ Hadi Soesanto người Indonesia.v.v...

Trong câu chuyện này, nhờ dòng sông khai sáng, Siddhartha đã quyết định trở thành người lái đò, chở khách sang sông. Khi lắng nghe dòng sông, Siddhartha nhận thấy đây chính là sự sống, chứa đựng hàng vạn âm thanh, sự vẹn nguyên trong vô lượng và vô ngã. Chính bởi thế dòng sông cần phải chảy qua mọi thác ghềnh, mọi cửa bể, mọi địa hình, trải qua hết thảy những đau thương, vui thú, dục lạc, bi ai...

Ý niệm của “Câu chuyện dòng sông” rất phù hợp với liên tưởng về "River Ơi" - chương trình nhằm thúc đẩy sáng tạo, sáng kiến và đối thoại về phát triển bền vững thông qua nghệ thuật, công nghệ, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Sau 7 năm hoạt động với các chương trình nổi bật như “Nhà chống lũ” và “Hạnh phúc xanh”, Phạm Thị Hương Giang - nhà sáng lập Quỹ Sống cho biết, bản thân rất nhớ những ngày hè nắng cháy da của tháng 5.2016, khi mà miền Tây hạn hán và nhiễm mặn nghiêm trọng. Cây cối chết khô, những con trâu, con bò gầy mòn nằm chờ chết. Những bờ sông sạt lở cuốn theo vô số các căn nhà. Không có nước, sự sống sẽ biến mất. Nhưng đây không chỉ là vấn đề của những dòng sông, những con nước, mà đó là vấn đề nhận thức của con người. Khi nào con người hiểu để không phá rừng, không làm thuỷ điện, không hút cát, thì chúng ta sẽ bảo vệ được những mạch nước ngầm, những dòng sông, và giữ được đất, bảo vệ sự sống của con người.

Những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm 3D trực tuyến “Câu chuyện dòng sông”. Ảnh: BTC
Những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm 3D trực tuyến “Câu chuyện dòng sông”. Ảnh: BTC
Những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm 3D trực tuyến “Câu chuyện dòng sông”. Ảnh: BTC
Những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm 3D trực tuyến “Câu chuyện dòng sông”. Ảnh: BTC

“Năm đó, tôi đã viết một dự án có tên là “Chảy đi sông ơi” để gây quỹ, hỗ trợ bà con nghèo miền Tây phục hồi sau thiên tai. Nhưng tôi biết, những người nghèo miền Tây, hoặc miền Trung hay cả Việt Nam không chỉ cần được giúp xây những ngôi nhà an toàn, họ cần tất cả cộng đồng cùng chung tay để bảo vệ, gìn giữ và phát triển hệ sinh thái sống của mình một cách bền vững hơn. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có sự chung tay của cả cộng đồng để cùng nhau bắt đầu một ước mơ vì mục tiêu vun đắp con người, kiến tạo sự thay đổi” - bà Phạm Thị Hương Giang nói.

Đảm nhận vị trí Giám đốc truyền thông của Quỹ Sống và từng được biết đến với vai trò KOL sống xanh, Helly Tống nhìn nhận rằng, gần hai năm khi cả thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19, các thị trường, ngành nghề đều tìm cách thay đổi mô hình hoạt động một cách linh hoạt và sáng tạo hơn, do người dùng dành nhiều thời gian trên mạng.

Nghệ thuật cũng vậy, các bảo tàng, triển lãm nổi tiếng trên thế giới đều mở ra cách thức để mọi người luôn có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật, bằng nhiều phương tiện khác nhau, đa số là miễn phí. Và gần đây đã có một số triển lãm nghệ thuật được tổ chức bằng công nghệ thực tế ảo, để người xem có thể trải nghiệm trực tuyến. Đó là một trong lý do mà Quỹ Sống mong muốn mang “Câu chuyện dòng sông” đến với cộng đồng bằng một triển lãm sử dụng công nghệ 3D - thực tế ảo, diễn ra trong thời điểm giãn cách, để kết nối mọi người gần lại, cùng thắp lên niềm hy vọng.

Triển lãm “Câu chuyện dòng sông” sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 30.7 thông qua nền tảng phòng tranh 3D tại chuyên trang artspaces.kunstmatrix.com. Ngoài ra, từ ngày 22 đến 29.7, 4 phiên đấu giá trong khuôn khổ triển lãm sẽ được tổ chức nhằm gây quỹ vòng hạt giống (seeding fund) cho các hoạt động của "River Ơi" trong năm 2021 và 2022.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại" tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại” tại Hà Nội.

Cuộc sống đa sắc màu trong triển lãm “Chúng ta đang NGHỊCH gì"

Thanh Huyền |

Từ ngày 25/06 đến 25/07/2021, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng CLB Nghệ sĩ Trẻ - Hội Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đến công chúng triển lãm đặc sắc “Chúng ta đang NGHỊCH gì?”. Với 125 tác phẩm của 103 nghệ sĩ trẻ từ khắp mọi miền đất nước, triển lãm mang đến những hơi thở của cuộc sống đa sắc màu giữa những lo toan thường nhật.

Triển lãm “Những gì giá trị” - ý nghĩa và sự kết nối trong thời COVID-19

M.K |

Triển lãm nhiếp ảnh “Những gì giá trị” do Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam phối hợp cùng Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Antwerp (Bỉ) và Không gian Nhiếp ảnh Matca tổ chức từ ngày 25.6 đến 7.7 tại Hà Nội.

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Triển lãm ảnh “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” của Lâm Đức Hiền

M.C |

Triển lãm ảnh cá nhân của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền mang tên “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” sẽ đươc tổ chức tại Viện Pháp - L’Espace (Hà Nội) giới thiệu bộ ảnh ghi lại cuộc sống của những cộng đồng cư dân sống dọc sông Mê Kông, đồng thời cũng là hành trình tìm về nguồn cội của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Khai mạc triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại" tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại” tại Hà Nội.

Cuộc sống đa sắc màu trong triển lãm “Chúng ta đang NGHỊCH gì"

Thanh Huyền |

Từ ngày 25/06 đến 25/07/2021, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng CLB Nghệ sĩ Trẻ - Hội Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đến công chúng triển lãm đặc sắc “Chúng ta đang NGHỊCH gì?”. Với 125 tác phẩm của 103 nghệ sĩ trẻ từ khắp mọi miền đất nước, triển lãm mang đến những hơi thở của cuộc sống đa sắc màu giữa những lo toan thường nhật.

Triển lãm “Những gì giá trị” - ý nghĩa và sự kết nối trong thời COVID-19

M.K |

Triển lãm nhiếp ảnh “Những gì giá trị” do Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam phối hợp cùng Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Antwerp (Bỉ) và Không gian Nhiếp ảnh Matca tổ chức từ ngày 25.6 đến 7.7 tại Hà Nội.

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Triển lãm ảnh “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” của Lâm Đức Hiền

M.C |

Triển lãm ảnh cá nhân của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền mang tên “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” sẽ đươc tổ chức tại Viện Pháp - L’Espace (Hà Nội) giới thiệu bộ ảnh ghi lại cuộc sống của những cộng đồng cư dân sống dọc sông Mê Kông, đồng thời cũng là hành trình tìm về nguồn cội của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt.