Câu chuyện cuối tuần: “Ôm chân” cho chết!

|

4 năm trước, Huấn luyện viên Phan Thanh Hùng là huấn luyện viên đội Hà Nội T&T và ông hiểu hơn ai hết về cảm giác vòng đấu cuối với nhiệm vụ “ôm chân” Sài Gòn Xuân Thành trên sân Thống Nhất để SHB Đà Nẵng vô địch trên sân Ninh Bình.

Ông Hùng chắc chắn còn nhớ trận đấu mà ông lệnh cho các cầu thủ chơi phòng ngự tiêu cực cùng tình huống hưởng quả phạt góc vào phút cuối mà Hà Nội T&T không một cầu thủ nào bước vào khu 16m50 của đối thủ vì cứ sợ bị phản và thua thì ngoài kia “người anh em” SHB Đà Nẵng mất cúp vào tay Sài Gòn Xuân Thành.

Một trận đấu mà sau đó bầu Thụy của Sài Gòn Xuân Thành tuyên bố: “Họ làm bóng đá mà để một thằng ôm chân cho một thằng về đích thì rõ ràng là cuộc chơi này không công bằng và ai còn muốn làm bóng đá nữa. Tôi sẽ bỏ bóng đá vì mỗi năm mất vài chục tỉ mà phải chịu đựng sự bất công như thế!”. Cuối cùng thì bầu Thụy bỏ bóng đá thật.

Bây giờ HLV Phan Thanh Hùng về Than Quảng Ninh, lại đứng trước tình huống y như Sài Gòn Xuân Thành trước đây và đối thủ của Than Quảng Ninh lại vẫn là đội Hà Nội T&T mà ông Hùng từng dẫn dắt trước đây.

Ông Hùng từng là “lính” bầu Hiển của Hà Nội T&T nên chắc chắn ông hiểu hơn ai hết về đòn hai đánh một trong giai đoạn quyết định ấy. Vì thế trên sân Cẩm Phả vào cuối tuần này ông Hùng phải tự quyết lấy mình và làm sao giũ bỏ được cảnh bị “ôm chân”. Nghiệt ngã là đúng trận đấu quan trọng nhất quân ông Hùng lại vắng cùng lúc ba trụ cột trong đó có Vũ Minh Tuấn và Bùi Văn Hiếu.

Hy vọng là nếu cuộc “ôm chân” lại tái hiện thì ông bầu Phạm Thanh Hùng của Than Quảng Ninh biết “chấp nhận” và biết “nhẫn nhịn” chứ không bỏ bóng đá như bầu Thụy.

Nói như làng bóng Việt là khi ở trên biết hết mà cứ để nhiễu nhương thì các đội bóng phải biết nhẫn nhịn và biết “mặc áo giấy” khi “đi với ma”.

TIN LIÊN QUAN

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.