Cắt tóc không chỉ đơn giản là cầm kéo lên và cắt!

HOÀI ANH |

Kéo cắt, kéo tỉa, tông đơ, dao cạo, miếng da mài... là tất cả những đồ vật được ông Phạm Thế Vĩnh (Kim Liên, Hà Nội) coi như báu vật ở cái tuổi ngoài 80. Hàng ngày ông vẫn cứ lôi những “báu vật” đó ra rồi lại cất vào, chẳng phải để kiềm tiền mưu sinh mà để gợi lại chút kỉ niệm đáng nhớ.

Nghề của sự chăm chút, tỉ mẩn

Ông vẫn nhớ như in hình ảnh cụ hai Khách (xóm Đầm) gánh hòm đồ nghề bên trong đựng đầy các loại kéo, dao... đến trĩu cả vai. Ông cũng chẳng bao giờ quên được câu nói mà bác hai Hồng (con cụ cả Lẩn, xóm Chùa) nói mỗi khi cắt tóc xong cho khách: “Sáng choang trên trời, nước non tiên”.

Chính sự quan sát tỉ mẩn đã giúp ông Vĩnh biết được những mẹo trong cái nghề tưởng như giản đơn này. Ông biết để mài dao cạo, người thợ không thể mài theo cách mài dao bình thường mà cần mài bằng đá thô, sau đó chuyển sang đá màu và cuối cùng là mài bằng miếng da.

Đá màu, đá thô lâu lâu mới phải mài một lần, nhưng miếng da thì luôn phải mang kè kè bên mình để cắt tóc xong cho một khách là sẽ “liếc dao” luôn. Khi dao đã mòn, chỉ còn lại một miếng mỏng thì thợ cắt tóc sẽ tận dụng dùng để khoét lông tai. (Bây giờ khách không phải dùng chung dao cạo mà mỗi người có một nửa cái dao tem riêng).

Còn về kéo cắt, kéo tỉa thì phải mang đi mài để bào đi một lớp mỏng trên kéo.

Sau những lưu ý về đồ nghề, người thợ cần chuẩn bị một “hành trang” vững chắc về tay nghề. Qua thời gian, kiểu tóc cũng ít nhiều thay đổi, từ để chỏm, trái đào đến vua vuông, cua tròn, móng lừa. Nhưng vẫn có một “công thức” bất di bất dịch mà người thợ cần nhớ là “thuôn mờ bóng bẩy”. “Thuôn mờ bóng bẩy” nghĩa là khi cắt tóc cho nam giới, nhìn từ dưới lên thì tóc phải ôm, lờ mờ như bức tranh, có chỗ tối chỗ sáng.

Đầu mỗi người sẽ có một hình dáng khác nhau, vậy nên phải lựa để cắt, không được để chỗ lồi chỗ lõm, chỗ trắng chỗ đen. Cắt làm sao để tóc được đều và đẹp.

Ông Vĩnh cho biết, từ thời của ông, nghề cắt tóc đã có một số “dịch vụ đính kèm” như cạo râu, gội đầu. Khâu cạo râu cũng vô cùng quan trọng, bởi không cạo khéo thì có thể sẽ khiến khách bị xước da hay phần râu không được đi hết. Để cạo râu, cần phải ủ trước bằng nước ấm cho râu mềm ra. Sau khi cạo xong cần vệ sinh lại bằng phèn chua.

Khi đã có đủ dụng cụ, đủ kĩ năng, người cắt tóc còn cần học cách nói chuyện, không ngừng trau dồi tri thức. “Cắt tóc không chỉ đơn giản là cầm kéo lên và cắt!” - ông Vĩnh khẳng định chắc nịch.

Bản thân người cắt tóc phải hiểu biết rộng, vì sẽ tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau. Nhiều khi chính những câu chuyện khiến khách thoải mái và cảm thấy khoảng thời gian ngồi cắt tóc không còn lâu nữa.

“Nhược điểm của nghề là một ngày đi làm công thì 2 ngày chờ khách. Vậy nên trong thời gian đó, thợ cắt tóc cần đọc sách, báo để có thêm kiến thức” - ông Vĩnh chia sẻ.

Ghi chép của ông Vĩnh về nghề truyền thống của làng. Ảnh: Tô Thế
Ghi chép của ông Vĩnh về nghề truyền thống của làng. Ảnh: Tô Thế

Không lo nghề Tổ bị mai một

Giai đoạn 1950-1952 có thể coi là những năm tháng hoàng của kim của nghề cắt tóc. Khi đó, cụ thân sinh ra ông Vĩnh - cụ Ba Tiện là chủ cửa tiệm cắt tóc Rue Carnot tại ngã 3 Đặng Dung, 46 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Gia đình thuộc diện có điều kiện nên ông Vĩnh được bố mẹ định hướng theo con đường học vấn.

Năm 1960-1964, ông Vĩnh là sinh viên khoá V Kỹ sư ngành Mỏ - luyện kim, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, ông luôn thuộc top những sinh viên xuất sắc.

Cứ ngỡ sau khi ra trường, có một công việc ổn định tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, ông Vĩnh sẽ chuyên tâm phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng những năm làm đúng ngành nghề mình học, ông vẫn tranh thủ “đá ngang” sang nghề cắt tóc. Cứ cuối tuần, ông lại cắt thuê cho những người ở cùng khu trọ. Và ông nhận ra, bản thân hợp với nghề Tổ hơn tất thảy.

Sau đó, ông Vĩnh quyết định nghỉ việc, về Hà Nội làm thợ cắt tóc. “Khi đó, mỗi lần cắt tóc cho khách được 3 đồng, trung bình mỗi tháng được 90 đồng, hơn hẳn tiền lương 60 đồng mà tôi nhận được khi làm kỹ sư. Nhưng tài chính cũng chỉ là một phần, phần nhiều là do cái máu nghề trong tôi vẫn đang không ngừng chảy” - ông Vĩnh nói.

Từng trải qua khoảng thời gian luẩn quẩn vì không được làm đúng ngành nghề mình yêu thích, nên ông Vĩnh hiểu, thông cảm và không bao giờ ép con cái phải theo nghề của bố. “Cả cụ thân sinh ra tôi và cụ thân sinh ra vợ tôi đều làm nghề cắt tóc. Tuy nhiên, con cái bây giờ thì không thể ép buộc chúng nó được. Nếu chúng nó có tâm huyết với nghề Tổ thì theo, còn không cứ làm gì mình thích, chỉ cần luôn nhớ về nghề Tổ của mình là được” - ông Vĩnh chia sẻ.

Khi được hỏi về nỗi lo nghề Tổ bị mai một, ông Vĩnh bộc bạch rằng, nghề cắt tóc bây giờ đã phát triển, thợ cắt tóc đi ra từ làng Kim Liên ở khắp mọi miền Tổ quốc nên ông chưa từng lo lắng về điều đó.

Dụng cụ làm nghề. Ảnh: Hoài Anh
Dụng cụ làm nghề. Ảnh: Hoài Anh

Niềm tự hào khi được là thành viên làng nghề

Ông Vĩnh kể, không ai biết làng cắt tóc Kim Liên có từ bao giờ mà tất cả chỉ truyền tai bằng một giai thoại. Giai thoại kể rằng, nhân việc Thánh địa lý Tả Ao đi qua làng, các cụ trong làng đã cố đón mời, thết đãi và khẩn khoản xin được Thánh cho đất làng có thêm một nghề, được “đè đầu, vít cổ thiên hạ”.

Cụ Tả Ao cũng đã chiều lòng, mà nghề làm quan thì không được (vì lẽ ít học, không phải đất địa linh nhân kiệt) nên cụ đã điều chỉnh bằng lời nguyền cho làng Kim Liên có nghề “đè đầu, vít cổ thiên hạ để có tiền”. Có nghĩa là không làm quan thì làm nghề vậy, vừa nhàn nhã vừa có tiền. Từ đó, dân Kim Liên có nghề cắt tóc.

Ngày 24.9.2019, làng cắt tóc Kim Liên được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là làng nghề. Đây không chỉ là niềm tự hào của những người làm nghề cắt tóc, mà còn của tất cả những người dân Kim Liên. Ông Phạm Gia Ngọc - Trưởng ban Văn hoá - Xã hội phường Kim Liên - cho biết: “Việc tôn vinh một làng nghề, công nhận một làng nghề rất kì công và trong thời gian rất dài. Bản thân chúng tôi phải chuẩn bị suốt nhiều năm để làng cắt tóc Kim Liên được công nhận là làng nghề. Sau khi được công nhận là làng nghề, chúng tôi cũng đau đáu việc làm thế nào để tiếp tục duy trì, phát triển nghề này tại làng”.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Cô gái miền Trung thổi hồn miền Tây vào tà áo dài Việt

SỞ HẠ |

Những chiếc áo dài do Huệ Thi thiết kế đậm nét Tây Nam bộ, hài hòa kiểu dáng trên chất liệu nức tiếng, như: Lãnh Mỹ A (An Giang), khăn rằn (Đồng Tháp)… Huệ Thi - tác giả tạo nên mẫu ào dài đậm nét Tây Nam bộ này là một người hoàn toàn không dính dáng gì đến ngành thời trang, tạo mẫu. Chị người miền Trung, luôn đam mê những tác phẩm thơ ca…

Nhọc nhằn nghề “thổi hồn” vào đá ong ở Bình Yên

Lan Nhi - Tùng Giang |

Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những người thợ điêu khắc, chạm trổ đá ong ở xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đã biến từ tảng đá trầm tích, thô sơ trở thành các tác phẩm nghệ thuật tràn đầy xúc cảm, cuốn hút người xem.

Thầy giáo tiểu học thổi hồn thư pháp lên lá sen tươi

HỒNG LAN - PHƯƠNG THẢO |

Yêu thích nghệ thuật viết thư pháp từ năm cấp 2, qua nhiều năm nghiên cứu, sáng tạo, đến nay anh Trịnh Phi Long - giáo viên tiểu học ở ấp 4, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - đã thành công với nghệ thuật viết thư pháp của mình. Đặc biệt là tranh thư pháp được viết trên nền lá sen, một loại cây được trồng nhiều ở Đồng Tháp quê anh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cô gái miền Trung thổi hồn miền Tây vào tà áo dài Việt

SỞ HẠ |

Những chiếc áo dài do Huệ Thi thiết kế đậm nét Tây Nam bộ, hài hòa kiểu dáng trên chất liệu nức tiếng, như: Lãnh Mỹ A (An Giang), khăn rằn (Đồng Tháp)… Huệ Thi - tác giả tạo nên mẫu ào dài đậm nét Tây Nam bộ này là một người hoàn toàn không dính dáng gì đến ngành thời trang, tạo mẫu. Chị người miền Trung, luôn đam mê những tác phẩm thơ ca…

Nhọc nhằn nghề “thổi hồn” vào đá ong ở Bình Yên

Lan Nhi - Tùng Giang |

Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những người thợ điêu khắc, chạm trổ đá ong ở xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đã biến từ tảng đá trầm tích, thô sơ trở thành các tác phẩm nghệ thuật tràn đầy xúc cảm, cuốn hút người xem.

Thầy giáo tiểu học thổi hồn thư pháp lên lá sen tươi

HỒNG LAN - PHƯƠNG THẢO |

Yêu thích nghệ thuật viết thư pháp từ năm cấp 2, qua nhiều năm nghiên cứu, sáng tạo, đến nay anh Trịnh Phi Long - giáo viên tiểu học ở ấp 4, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - đã thành công với nghệ thuật viết thư pháp của mình. Đặc biệt là tranh thư pháp được viết trên nền lá sen, một loại cây được trồng nhiều ở Đồng Tháp quê anh.