Cái kết đẹp của cô gái khiếm thị

Bài và ảnh Việt Văn |

Tháng ba, tôi bất ngờ nhận được thiệp mời của Đào Thu Hương về dự lễ thành hôn của cô. Mừng cho hạnh phúc của cô gái tài năng và giàu nghị lực. Sinh năm 1985, Hương là cô gái khiếm thị Việt Nam duy nhất làm việc cho UNDP- Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

Và khi có mặt trong đám cưới, nhìn thấy cô dâu, chú rể rạng rỡ và xúc động trong niềm hân hoan chung của mọi người thật ấm áp. Chú rể cũng là người khiếm thị, có cái tên rất đẹp Nguyễn Tuấn Tú. Cả hai quen nhau trong một lần làm việc chung rồi cảm mến nhau, yêu nhau và quyết định cùng gắn bó, sẻ chia suốt cuộc đời.

Tôi đã có dịp đến thăm nhà Hương nằm sâu trong một ngõ nhỏ ở phố Khâm Thiên (Hà Nội). Trên căn gác nhỏ, góc học tập và làm việc của Hương sáng sủa và xung quanh treo tường là những tấm bằng khen, giấy khen cho thấy chủ nhân của nó có những thành tích nổi trội. Và mẹ cô, bà Nguyễn Thị Hạnh luôn chăm chút cô với tấm lòng của người mẹ và luôn nói về cô với niềm tự hào.

Bị khiếm thị từ năm 10 tuổi nhưng Hương với nghị lực sống lạc quan và ý chí đã học giỏi nhiều môn học, được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, được vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2010. Đào Thu Hương tiếp tục học lên, nhận bằng thạc sĩ Phát triển cộng đồng quốc tế tại Đại học Victoria, Melbourne (Australia) và hoàn thành khóa tập huấn kỹ năng lãnh đạo cho người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Nhật Bản. Sau đó, Đào Thu Hương đã tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Trải nghiệm bóng tối” của Tổ chức phi Chính phủ Samaritan’s Purse (tổ chức cứu trợ thế giới tại Việt Nam hoạt động vì người nghèo, người khuyết tật), tham gia buổi tham vấn về quyền của người khuyết tật, làm MC cho chung kết cuộc thi "Thử thách Mục tiêu phát triển bền vững" (SDG Challenge)... Cô đã thực hiện nhiều dự án xã hội mang tính nhân văn cao, đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, đã quản lý dự án hỗ trợ người khuyết tật phục hồi sau dịch Covid-19 trong lĩnh vực y tế và việc làm.

Chiếc gậy là vật bất ly thân của Hương.
Chiếc gậy là vật bất ly thân của Hương.
Mẹ Hương là cô Nguyễn Thị Hạnh luôn chăm chút cho cô con gái yêu.
Mẹ Hương là cô Nguyễn Thị Hạnh luôn chăm chút cho cô con gái yêu.
Thu Hương đang trao đổi với một đại biểu trong giờ nghỉ của một hội thảo.
Thu Hương đang trao đổi với một đại biểu trong giờ nghỉ của một hội thảo.
Hương đang dò tìm bảng chữ nổi tên phòng làm việc của mình là Governance and Participation Team, tên cũ là Governance & Justice (tạm dịch tiếng Việt là “Quản trị công và Thúc đẩy sự tham gia của người dân”).
Hương đang dò tìm bảng chữ nổi tên phòng làm việc của mình là Governance and Participation Team, tên cũ là Governance & Justice (tạm dịch tiếng Việt là “Quản trị công và Thúc đẩy sự tham gia của người dân”).
Thu Hương đang diễn thuyết trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Tòa nhà xanh Một Liên Hợp Quốc (Hà Nội).
Thu Hương đang diễn thuyết trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Tòa nhà xanh Một Liên Hợp Quốc (Hà Nội).
Đám cưới được tổ chức trang trọng tại Hà Nội với rất đông khách mời.
Đám cưới được tổ chức trang trọng tại Hà Nội với rất đông khách mời.
Giây phút hạnh phúc nhất: chú rể Tuấn Tú trao nhẫn cho cô dâu Đào Thu Hương.
Giây phút hạnh phúc nhất: chú rể Tuấn Tú trao nhẫn cho cô dâu Đào Thu Hương.
Khoảnh khắc cắt bánh.
Khoảnh khắc cắt bánh.

Đào Thu Hương là một tấm gương sáng tiêu biểu cho người khuyết tật về nghị lực sống, khả năng hòa nhập cộng đồng và đóng góp cho xã hội.

Câu chuyện tình của cô và cái kết đẹp là niềm vui lớn của Hương và cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ phải vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Bài và ảnh Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Cô gái khiếm thị nuôi ước mơ trở thành nhà báo

Thanh Hương |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, Vũ Thị Hải Anh (sinh năm 2000) bị khiếm thị bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam của bố. Không đầu hàng số phận, cô gái khiếm thị đã vượt qua bóng tối bằng nghị lực và sự đam mê học hỏi của mình.

Thầy giáo mở lớp dạy đàn, mang âm nhạc đến với trẻ khiếm thị

Tường Minh - Văn Trực |

Đã hơn 3 năm nay,  vào mỗi tối thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần, lớp học đặc biệt của anh Đặng Tấn Ba (43 tuổi) là nhân viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng lại vang lên tiếng đàn Guitar trầm bổng. Điều đặc biệt, tiếng đàn lại bắt nguồn từ những học viên đều là các em khiếm thị với niềm đam mê âm nhạc cùng ước mơ về một tương lai tươi sáng.

“Vợ chồng son”: Chuyện tình đẹp của cô gái quyết lấy chồng khiếm thị

Di Py |

Cảm động với chuyện tình đầy nghị lực của cặp đôi, Hồng Vân - Quốc Thuận liên tục xuýt xoa, tặng ngay bộ ảnh cưới đúng như nguyện ước tại sân khấu "Vợ chồng son".

Chuyên gia: Sẽ có thêm đợt giảm lãi suất điều hành ngay trong tháng 5

Đức Mạnh |

Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ đang có dấu hiệu chậm lại và áp lực với các doanh nghiệp cũng dần giảm bớt. Ngân hàng Nhà nước từ đó sẽ có thêm không gian để hạ lãi suất.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Cô gái khiếm thị nuôi ước mơ trở thành nhà báo

Thanh Hương |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, Vũ Thị Hải Anh (sinh năm 2000) bị khiếm thị bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam của bố. Không đầu hàng số phận, cô gái khiếm thị đã vượt qua bóng tối bằng nghị lực và sự đam mê học hỏi của mình.

Thầy giáo mở lớp dạy đàn, mang âm nhạc đến với trẻ khiếm thị

Tường Minh - Văn Trực |

Đã hơn 3 năm nay,  vào mỗi tối thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần, lớp học đặc biệt của anh Đặng Tấn Ba (43 tuổi) là nhân viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng lại vang lên tiếng đàn Guitar trầm bổng. Điều đặc biệt, tiếng đàn lại bắt nguồn từ những học viên đều là các em khiếm thị với niềm đam mê âm nhạc cùng ước mơ về một tương lai tươi sáng.

“Vợ chồng son”: Chuyện tình đẹp của cô gái quyết lấy chồng khiếm thị

Di Py |

Cảm động với chuyện tình đầy nghị lực của cặp đôi, Hồng Vân - Quốc Thuận liên tục xuýt xoa, tặng ngay bộ ảnh cưới đúng như nguyện ước tại sân khấu "Vợ chồng son".