Điểm nhấn trong tuần

Các làng nghề cần bước ra khỏi “vùng an toàn”

NGUYỄN THÙY thực hiện |

Trước tình hình phát triển còn khá dè dặt của các làng nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN), Chủ tịch Hiệp hội TCMN Quảng Nam, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ thực tế, cần nhất vẫn là sự tham gia quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương, để mỗi hộ gia đình tiến lên thành doanh nghiệp, bứt phá nhiều hơn chứ không ở trong vòng an toàn như hiện tại.

Theo ông, khó khăn lớn nhất mà hiện nay các làng nghề TCMN đang gặp phải là gì ?

- Tất cả những yếu tố như nhân lực, thị trường, sản phẩm… đều có mối liên kết với nhau. Trong thực tiễn, khó khăn của làng nghề là nguồn nhân lực. Vì lý do khách quan là đầu ra sản phẩm không ổn định, mẫu mã không phù hợp với thị hiếu của khách. Sản xuất nhỏ lẻ, lao động phân tán nên mới có kiểu hoạt động qua ngày. Nghề truyền thống vẫn chưa phải là con đường để người ta lựa chọn để là nghiệp lâu dài.

Bên cạnh đó, về chính sách thì hiện nay chúng ta chưa có gì đồng bộ, cơ quan quản lý hỗ trợ cho làng nghề chưa xác định rõ ràng hay quan tâm động viên thăm hỏi, hỗ trợ về thông tin cũng như những chính sách giúp làng nghề quảng bá sản phẩm.

Với những khó khăn hiện tại, các làng nghề tại Quảng Nam đang phát triển ở mức độ nào? Vị trí của các sản phẩm thủ công Quảng Nam đang ở đâu nếu so sánh với quốc gia và quốc tế?

- Nhiều sản phẩm tại đây đều ngang tầm với các làng nghề trên cả nước, thậm chí có sản phẩm được đưa ra nước ngoài. Tuy nhiên, các làng nghề hiện nay vẫn hoạt động trong khả năng tự có của họ và trong vùng an toàn chứ chưa dám mở rộng, bứt phá. Ví dụ như bánh tráng Phú Chiêm (Điện Bàn) dù được tỉnh công nhận nhưng các hộ vẫn không dám mở rộng khiến cho thương hiệu bị mai một dần.

Nguồn vốn không phải quá khó nhưng chính sách khuyến khích mở rộng chưa có nên họ cứ duy trì làng nghề nhỏ lẻ. Vì vậy, đứng về phía hiệp hội, tôi cho rằng, muốn làng nghề phát triển mạnh phải có sự quan tâm của địa phương. Ví như làng nghề và làng nghề truyền thống cần được khuyến khích thành lập thành các doanh nghiệp, các tổ hợp tác. Nhưng cũng cần có chính sách phân biệt doanh nghiệp sản xuất dây chuyền với doanh nghiệp làng nghề thủ công. Mô hình sản xuất hàng loạt phải khác với sản xuất thủ công nên cần có sự phân biệt để có nhiều ưu đãi với làng nghề. Từ đó các hộ làng nghề mới mạnh dạn lên doanh nghiệp và công ty. Bên cạnh đó, cần có chính sách công nhận thợ giỏi nghệ nhân, có chính sách ưu đãi về sau để những người trẻ phấn đầu.

Để có được một sản phẩm tốt, người nghệ nhân phải bỏ nhiều công sức, vì vậy giá trị của món hàng TCMN cũng phải được bán với giá cân xứng, thậm chí là rất cao. Vậy liệu các sản phẩm TCMN có thể gắn kết được với du lịch hay không?

- Các sản phẩm TCMN cũng cần có những khách hàng am hiểu về giá trị của nó và họ sẽ tìm đến chúng ta chứ không nhất thiết chúng ta phải bán đại trà cho mọi du khách. Tuy nhiên, để sống còn với làng nghề thì chúng ta buộc phải sáng tạo và tìm tòi để tìm những lối đi mới, sao cho vừa giữ được nét đặc trưng vừa phát triển.

Thưa ông, tỉnh Quảng Nam vừa cho ra đời con dấu xác thực cùng với các sản phẩm được xác nhận, vậy điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các sản phẩm TCMN cũng như sự phát triển các làng nghề tại Quảng Nam?

- Sự ra đời của con dấu xác thực cho các sản phẩm TCMN tại Quảng Nam là sự thể hiện quan tâm cao của lãnh đạo tỉnh. Nó chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, công lao động, nguyên liệu… Giúp tạo niềm tin cho khách hàng, tạo uy tín của làng nghề. Nhưng để duy trì thì chính quyền địa phương cần hỗ trợ quảng bá về con dấu xác thực để càng nhiều du khách biết và cho các làng nghề hiểu về lợi ích của việc có được con dấu xác thực là như thế nào.

Về TCMN nói chung cần gắn kết nó với du lịch, cách tốt nhất là đưa du khách đến với sản phẩm làng nghề. Đưa những địa điểm này trở thành điểm đến để khách du lịch trải nghiệm, tham quan. Tôi cũng mong muốn có những chương trình hội thảo giữa chính quyền địa phương, bà con trong làng nghề để thống nhất quản lý chặt chẽ, mang lại sự phát triển cho làng nghề.

Các sản phẩm ngoại lai, hàng công nghiệp cũng đang là thách thức khi cạnh tranh khốc liệt về giá thành. Thậm chí, một số làng nghề chạy theo thương mại làm mất đi văn hóa của làng nghề. Bởi nếu có sự thúc đẩy về tư duy, các chương trình hỗ trợ thì các làng nghề hoàn toàn có khả năng làm ra những sản phẩm đáp ứng với thị trường mà vẫn giữ được bản sắc của mình.

 

NGUYỄN THÙY thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.