Cả nước tưng bừng trẩy hội đầu xuân

đặng chung |

Những ngày đầu năm mới, người Việt lại nô nức đi lễ chùa, đi hội xuân với ước vọng cầu xin cho năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc... Đây là một nét đẹp văn hóa đã được trao truyền từ bao đời. 

Tấp nập đi trẩy hội

Tháng Giêng hằng năm, khắp ba miền Bắc, Trung, Nam lại tấp nập dòng người đi trẩy hội. Có những lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông (Tịch điền ở Hà Nam), hay ca ngợi tinh thần thượng võ (Hội rước pháo ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh), hay mang ý nghĩa tâm linh (Lễ hội chùa Hương, Hà Nội)... Tựu trung, các lễ hội đều hướng con người nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn của những thế hệ đi trước. Tấp nập nhất vẫn là miền Bắc, khi hội làng, hội nước kéo dài từ tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Ngày mùng 4 Tết, trên đất Kinh Bắc hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Tiên Du, Bắc Ninh), không khí lễ hội đã tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm. Cùng ngày, tại Khu Du lịch quốc gia núi Bà Đen (Tây Ninh), lễ khai hội núi Bà Đen năm Mậu Tuất 2018 cũng thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, hành hương.

Sang mùng 5 Tết, hàng vạn người dân nô nức đi trẩy hội gò Đống Đa (Hà Nội), tưởng nhớ công đức của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Tại lễ hội chùa Hương, hàng vạn người bất chấp mưa gió, tấp nập đến khu danh thắng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) trẩy hội, du xuân.

Dù trời có mưa phùn, thời tiết không thuận lợi nhưng tại hội Gióng cũng đông không kém. Ngay từ 6h sáng mùng 6 tháng Giêng, du khách thập phương đã nườm nượp tụ hội về Khu di tích lịch sử đền Sóc (Hà Nội) để tham dự lễ khai hội.

Cũng trong ngày mùng 6 tháng Giêng, hàng vạn du khách đổ về quần thể chùa Bái Đính để dự lễ khai hội.

Du khách ăn sáng chuẩn bị khởi hành lên Hương Sơn.
Du khách ăn sáng chuẩn bị khởi hành lên Hương Sơn.

Những ngày tới đây, rất nhiều lễ hội khác cũng đón nhận sự quan tâm của nhân dân như: Mùng 7 - 8 tháng Giêng diễn ra Hội chợ Viềng (Nam Định). Lễ hội Yên Tử, một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất cả nước - chính thức khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Hội Lim Bắc Ninh (khai hội 13 tháng Giêng), khai ấn đền Trần Nam Định (13 - 15 tháng Giêng), hội rước “ông” lợn ở Phù La, Hà Nội (13 tháng Giêng). Rồi Hội cầu ngư ở Huế, lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương). Trên khắp mọi miền đều tấp nập cung đường trẩy hội.

Giữ gìn nét đẹp của lễ hội

Một thực tế nữa, mùa lễ hội năm nào cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh chỗ này trở thành biển người vì những lời truyền rằng chỗ ấy linh thiêng, xin gì được nấy, có khả năng hóa giải vận hạn trong năm. Trong khi nhiều di tích lại thưa vắng người, hương tàn khói lạnh. Có người ví von, các bậc thánh thần bây giờ được người dân xếp hạng bởi khả năng ban phát tài lộc.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - chỉ ra rằng: “Những thứ nhếch nhác chúng ta nhìn thấy tại lễ hội ngày nay chỉ là những yếu tố ký sinh. Nó được sinh ra không phải từ hội mà do tính vụ lợi của nền kinh tế thị trường và sự thiếu niềm tin trong tâm lý người dân”.

Xe chở rác trên đường từ chùa Thiên Trù xuống Suối Yến lúc 5h sáng ngày khai hội Chùa Hương mồng 6 tết (tức 21.2.2018)
Xe chở rác trên đường từ chùa Thiên Trù xuống Suối Yến lúc 5h sáng ngày khai hội Chùa Hương mồng 6 tết (tức 21.2.2018)

Tại hội nghị triển khai công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy thẳng thắn chỉ ra rằng, các hành vi như cướp lộc tại lễ hội Đền Sóc (Hà Nội), lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc), Đền Trần (Nam Định) hay chen lấn, tranh cướp phản cảm tại hội Phết Hiền Quan; chọi trâu bạo lực tại Yên Bái, Tuyên Quang… là những điển hình nổi cộm ở mùa lễ hội 2017. Đi lễ, đi hội đầu năm vốn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, với mong ước cầu an, may mắn, sức khỏe trong năm mới, nhưng nét đẹp này ngày càng biến tướng, khi tại nhiều lễ hội gần đây diễn ra sự tranh giành, thậm chí là đổ máu chỉ để cướp các vật phẩm tượng trưng cho sự may mắn. Có điều này là do người ta đã thổi phồng vào lễ hội những yếu tố tâm linh, với mục đích trục lợi, kinh doanh. Trong mùa lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý, cam kết các giải pháp khắc phục phù hợp, không nể nang né tránh, để gìn giữ nét đẹp của văn hóa lễ hội.

Còn theo GS Tô Ngọc Thanh, để trả lễ hội về đúng giá trị của nó, trước tiên những người tổ chức hãy trả lại đúng ý nghĩa của lễ hội, đừng thổi phồng vào đó những yếu tố tâm linh, không có thực để kích động tâm lý người dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường yếu tố tuyên truyền, giáo dục, để người dân đến hội với tâm sáng, chứ không phải là những điều vụ lợi, tin vào thánh thần một cách mê muội, cuồng tín.

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

Mùa xuân, vua đi cày ruộng tịch điền

lê tiên long |

Thời phong kiến, nhà nước coi nông nghiệp là nghề gốc rễ, nên mùa xuân, nhà vua thường đi cày ruộng tịch điền để khuyến khích nhân dân trồng trọt. Sử sách vẫn còn ghi nhiều câu chuyện thú vị.

Làng Triều Khúc chật kín người đến xem trai làng giả gái đánh bồng

trang phú |

Trong lễ hội Triều Khúc, cùng với nghi lễ rước kiệu, sắc phong, múa sênh tiền, hàng nghìn du khách còn được chiêm ngưỡng màn giả gái múa "con đĩ đánh bồng" của trai tráng trong làng.

Làng Mai Xá tưng bừng khai hội đua thuyền đầu xuân

Người Làng Mai |

Đã thành thông lệ, cứ 3 năm 1 lần, làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) lại tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống nhân dịp tết đến xuân về. 

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Mùa xuân, vua đi cày ruộng tịch điền

lê tiên long |

Thời phong kiến, nhà nước coi nông nghiệp là nghề gốc rễ, nên mùa xuân, nhà vua thường đi cày ruộng tịch điền để khuyến khích nhân dân trồng trọt. Sử sách vẫn còn ghi nhiều câu chuyện thú vị.

Làng Triều Khúc chật kín người đến xem trai làng giả gái đánh bồng

trang phú |

Trong lễ hội Triều Khúc, cùng với nghi lễ rước kiệu, sắc phong, múa sênh tiền, hàng nghìn du khách còn được chiêm ngưỡng màn giả gái múa "con đĩ đánh bồng" của trai tráng trong làng.

Làng Mai Xá tưng bừng khai hội đua thuyền đầu xuân

Người Làng Mai |

Đã thành thông lệ, cứ 3 năm 1 lần, làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) lại tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống nhân dịp tết đến xuân về.