Bức ảnh lịch sử của "ông vua Sonata Việt Nam"

DUY NGỌC |

Ai đã từng xem bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” do đạo diễn, nhà quay phim nổi tiếng của điện ảnh Nga Roman Carmen thực hiện hẳn đều nhớ hình ảnh người nhạc sĩ trong bộ comple trắng ôm guitar đứng hát giữa rừng cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng từ năm cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đó chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, người được mệnh danh là “Ông vua sonata của Việt Nam”.

Nhân vật trong thước phim được quay cách đây 67 năm giờ đã gần 100 tuổi nhưng trí óc vẫn minh mẫn cùng phong cách nói năng nhỏ nhẹ của người Hà Nội chẳng hề thay đổi theo thời gian.

1. Trong căn phòng ấm cúng vào một ngày thu nắng vàng tại số nhà 13 Nguyễn Quang Bích, Hà Nội, nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ôn lại những giây phút hào hùng của lịch sử đất nước, thời khắc không thể nào quên của người Hà Nội, trong đó có ông. Đó là ngày Giải phóng Thủ đô 10.10.1954. Lục trong đống tài liệu, ông đưa tôi xem một mảnh giấy mỏng đã úa vàng theo thời gian. Trên mảnh giấy có chữ ký và con dấu đỏ của Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội, nội dung đại ý rằng đồng chí Lê Văn Thành thay mặt Đoàn thanh niên Cứu quốc Hà Nội giao nhiệm vụ cho ông phụ trách một ban nhạc và đội đồng ca do Thành đoàn tổ chức, tập trung ở hồ Hoàn Kiếm để đón đoàn quân tiếp quản Thủ đô. Ông kể: “Thời gian này tôi tham gia hoạt động trong giới học sinh, thanh niên kháng chiến nội thành. Chúng tôi thường tổ chức hội họp tại số nhà 65 phố Hàng Bông và tại nhà tôi ở 13 Phạm Phú Thứ (nay là 13 Nguyễn Quang Bích). Anh Lê Văn Thành là thường vụ tổ chức Thanh niên Cứu quốc nội thành giao cho tôi phổ biến các bài hát cách mạng Việt Nam và Liên Xô như bài “Thanh niên dân chủ toàn thế giới”. Anh Thành cũng yêu cầu tôi sáng tác gấp một số bài hát để chuẩn bị đón đoàn quân tiếp quản Thủ đô. Chúng tôi được căn dặn là phải chia thành từng tốp nhỏ 4-5 người để dạy hát, tránh tập trung đông người vì thời kỳ này vẫn phải hoạt động trong bí mật. Sau đó số người tôi dạy được nhân rộng lên gần 100 người. Lúc này tôi cũng mời thêm được nhạc sĩ Tô My ở ngay cạnh nhà tôi trên phố Nguyễn Văn Tố chơi đàn violin, cùng anh Nguyễn Đình Thanh (em ruột cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi) chơi accordeon từ Hải Phòng về tham gia ban nhạc cùng dàn đồng ca.

Đúng 7 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, tôi dẫn đầu ban đồng ca khoảng 200 người, xếp thành hàng bốn cùng lá cờ đỏ sao vàng xuất phát từ 13 Phạm Phú Thứ tiến về hồ Hoàn Kiếm. Ban đồng ca tập trung ở bến tàu điện Bờ Hồ (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) và bắt đầu hát những ca khúc cách mạng Việt Nam cùng một số bài do tôi sáng tác. Dân chúng từ các phố Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... kéo về tập trung mỗi lúc một đông, hòa thành không khí náo nhiệt, vui tươi, người nào cũng tay cờ, tay hoa cùng nhau vỗ tay hát theo ban đồng ca “Hoan hô các anh về đây giải phóng Thủ đô”. Khi đoàn quân cùng xe cơ giới tiến qua, nhà quay phim người Nga Roman Carmen đã dừng ống kính máy quay ở tốp đồng ca và nhóm nhạc rất lâu để ghi hình”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ - “Beethoven của Việt Nam” và tác giả bài viết. Ảnh: DNCC
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ - “Beethoven của Việt Nam” và tác giả bài viết. Ảnh: DNCC

2. Những bức ảnh ôm guitar đi đầu đoàn thanh niên Hà Nội cất cao tiếng hát đón chào bộ đội về giải phóng Thủ đô giờ đây là kỷ niệm vô giá đối với ông. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sinh năm 1925 tại Hà Nội, trong một gia đình có cha là nghệ nhân đàn bầu nổi tiếng lúc bấy giờ. Từ thuở thiếu thời, những giai điệu trầm bổng của đàn bầu đã thấm sâu vào tâm hồn người nhạc sĩ để sau này ông sáng tạo kết hợp nhạc dân tộc với nhạc bác học. Ngay từ nhỏ, ông đã được học hai loại nhạc cụ quý tộc nhưng khó chơi là violon và piano do những người thầy tên tuổi đào tạo. Gần 40 năm, ông nghiên cứu đi sâu vào thể loại Sonata viết cho violon và piano. Đến giờ ông đã hoàn thành được 9 bản Sonata, trong đó có bản Sonata số 1 được Khoa Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đưa vào giảng dạy, bản Sonata số 4 được UNICEF tại Việt Nam đề nghị tặng cho Hội Bảo vệ quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Bản Sonata số 9 hoàn thành lúc ông vừa tròn 80 tuổi.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ đã nhận được hai giải thưởng Sonata do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng. Ông cũng được bà Bertile Fournier, giáo sư Nhạc viện Trung tâm Paris - Chủ tịch Hiệp hội Âm nhạc Lily Luskine, đồng thời là chủ tịch nhiều cuộc thi âm nhạc quốc tế tại châu Âu mời sang Pháp ba lần để giới thiệu những bản Sonata của ông. Vừa sáng tác, ông vừa là thầy dạy nhạc ở trường Chu Văn An, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Hơn 30 năm gắn bó với nghề sư phạm, ông có công đào tạo nhiều thế hệ giáo viên âm nhạc cho các trường học ở Hà Nội. Gần trọn cuộc đời cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam nhưng chưa bao giờ ông thấy thỏa mãn trong sự nghiệp sáng tác. Người nhạc sĩ dù đã cao tuổi nhưng vẫn luôn trăn trở, đau đáu về tương lai của nền âm nhạc nước nhà, với ước vọng âm nhạc Việt Nam phải vươn xa tới nhiều nước trên thế giới. Tâm hồn, con tim, khối óc của ông lúc nào cũng muốn phối quyện giữa âm nhạc dân tộc cùng nhạc bác học để thành hình những bản Sonata có giá trị. Một số nhạc sĩ và người sành âm nhạc thậm chí còn dành cho ông cái danh xưng cao quý là “Beethoven của Việt Nam”.

3. Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi yêu thích giảng dạy âm nhạc vì nghĩ rằng âm nhạc là bộ môn nghệ thuật có khả năng gây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp, mở rộng trí tuệ để trở nên thông minh hơn. Âm nhạc có hai loại hình, một là thanh nhạc, tức là kết hợp âm thanh vào lời nói, đưa âm nhạc vào khiến cho tiếng nói đó đi vào lòng người mạnh mẽ hơn, khơi gợi tình cảm của con người bằng mạch vui, buồn, sôi nổi, trầm lắng trong từng ca khúc. Loại hình thứ hai là thể nhạc không lời. Thể loại này đi vào tư duy trừu tượng, tạo cho người nghe vô vàn cảm xúc, lòng yêu thương, kể cả lòng căm giận, sức chiến đấu... Khi tôi giảng dạy cho học viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, họ mới thấy chức năng rõ rệt của nhạc không lời và có lời, nhận thức được giá trị của từng thể loại. Chính vì tâm huyết ấy và hiểu được rằng âm nhạc rất cần cho con người, nhất là lớp trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường, mà tôi muốn xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên cho Thủ đô. Thời điểm ấy, tôi vừa dạy học vừa nghiên cứu sáng tác thể loại khí nhạc Sonata cho nhạc cụ piano và violon, đến khi nghỉ hưu đã hoàn thành được bản Sonata số 5. Hai bản Sonate số 4 và số 5 đã được hai nghệ sĩ giám đốc và phó giám đốc Nhạc viện Quốc gia Việt Nam là Ngô Văn Thành và Trần Thu Hà biểu diễn ở trong nước, sau được mời sang Singapore biểu diễn”.

Đã ở vào tuổi xưa nay rất hiếm nhưng sự minh mẫn và niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng ở người nhạc sĩ dường như chưa khi nào nguội tắt, tôi đồ rằng bản Sonata số 9 biết đâu vẫn chưa phải bản khí nhạc cuối cùng trong sự nghiệp của ông.

DUY NGỌC
TIN LIÊN QUAN

100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Âm nhạc là vũ khí bất ly thân

Nguyễn Bắc Sơn |

Thế hệ những người Việt Nam như chúng tôi đều biết những ca khúc của ông: “Ải Chi Lăng”, “Bạch Đằng giang”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Xếp bút nghiên”, “Lên đàng”...

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Ngọc Ánh, Đông Đào bật khóc kể lại hồi ức về nhạc sĩ "Thuyền và biển"

ĐÔNG DU |

Ở "Chân dung cuộc tình" là câu chuyện về người nhạc sĩ tài hoa với những bản tình ca đi qua năm tháng: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cuộc đời ông được kể qua ca sĩ Ngọc Ánh cùng với ca sĩ Đông Đào.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác vì thất tình và bước ngoặt gặp Nguyên Vũ

DI PY |

Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều bản hit hay. Tuy nhiên, thành công đến với anh không dễ dàng. Nhạc sĩ từng đạp xe đến nhà Nguyên Vũ để mong nam ca sĩ hát sáng tác của mình.

Xúc động với đêm nhạc nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại ngôi nhà ông từng sống

DI PY- ANH TÚ |

Gia đình và các nghệ sĩ đã tổ chức đêm nhạc “20 năm nhớ Trịnh Công Sơn” tại nhà riêng mà ông từng sống tại TPHCM.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Âm nhạc là vũ khí bất ly thân

Nguyễn Bắc Sơn |

Thế hệ những người Việt Nam như chúng tôi đều biết những ca khúc của ông: “Ải Chi Lăng”, “Bạch Đằng giang”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Xếp bút nghiên”, “Lên đàng”...

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Ngọc Ánh, Đông Đào bật khóc kể lại hồi ức về nhạc sĩ "Thuyền và biển"

ĐÔNG DU |

Ở "Chân dung cuộc tình" là câu chuyện về người nhạc sĩ tài hoa với những bản tình ca đi qua năm tháng: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cuộc đời ông được kể qua ca sĩ Ngọc Ánh cùng với ca sĩ Đông Đào.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác vì thất tình và bước ngoặt gặp Nguyên Vũ

DI PY |

Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều bản hit hay. Tuy nhiên, thành công đến với anh không dễ dàng. Nhạc sĩ từng đạp xe đến nhà Nguyên Vũ để mong nam ca sĩ hát sáng tác của mình.

Xúc động với đêm nhạc nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại ngôi nhà ông từng sống

DI PY- ANH TÚ |

Gia đình và các nghệ sĩ đã tổ chức đêm nhạc “20 năm nhớ Trịnh Công Sơn” tại nhà riêng mà ông từng sống tại TPHCM.