Bệnh “bạo hành nhân viên y tế” nhờn thuốc

hà lê |

Thời gian gần đây, nạn bạo hành y tế (BHYT) gia tăng một cách chóng mặt. Trong vòng một tháng trở lại đây, liên tiếp 4 vụ BHYT được “điểm mặt”. Sẽ còn bao nhiêu vụ BHYT không được nêu ra, xử lý vì lý do nào đó?

Bạo hành y tế như cơm bữa

Chỉ tính riêng trong tháng 4.2018, 4 vụ BHYT điển hình gây chú ý dư luận chú ý. Đầu tháng 4, nữ bệnh nhân L.T.H.T (35 tuổi, trú tại phường Sông Cầu, Bắc Kạn) nhập viện. Ngay sau đó bệnh nhân được đưa vào khoa nội tổng hợp để các y bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, trong khi các bác sĩ đang thăm khám, giải thích thì chồng của bệnh nhân chạy vào to tiếng lăng mạ, đánh đánh bác sĩ Hoàng Thị Huế và điều dưỡng viên Hà Thị Hảo của khoa.

Theo bác sĩ Trịnh Đình Cương, Trưởng khoa nội tổng hợp (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn): “Các bác sĩ đã khám đúng quy trình, bệnh nhân bị co quắp và tê tay nhưng môi vẫn hồng hào, hỏi vẫn trả lời. Chúng tôi cũng đã giải thích cho người nhà bệnh nhân bình tĩnh, bệnh tình của bệnh nhân không đáng lo ngại. Có thể người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới có lời ra tiếng vào và dúi đầu bác sĩ”.

Điều đáng nói, người BHYT trong vụ này lại là người có học thức, làm việc trong quân ngũ.

Chỉ sau đó vài ngày, bác sĩ Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) cấp cứu cho bệnh nhi lúc nửa đêm đã bị người nhà nạn nhân hành hung. Trong khi bác sĩ Chiến tư vấn cho người nhà về việc khâu vết thương cho bệnh nhi ra sao và chi phí thế nào, phòng sau này thắc mắc về mức điều trị thì người nhà bệnh nhân đã xông vào hành hung bác sĩ.

Sau khi vụ việc xảy ra, bác sĩ Chiến có ý định bãi nại cho người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng vào cuộc cũng như có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, vụ việc đã bị khởi tố.

Cuối tháng 4, tại Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu, Nghệ An một người nhà bệnh nhân lao xe thẳng vào khu vực khoa cấp cứu, sau đó tự ý xông vào phòng hành hung bác sĩ Trần Đức Sâm - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện. Các bác sĩ đang làm thủ tục cấp cứu cho bệnh nhân thì người đàn ông được cho là thân nhân có biểu hiện say rượu, lái xe máy vào khu vực đón tiếp người bệnh rồi chửi mắng, làm ồn. Ít phút sau, vì được nhiều người giải thích nên người đàn ông ra về. Nhiều người cho rằng người đàn ông sau đó đánh bác sĩ Trần Đức Sâm. Tuy nhiên, bác sĩ Sâm khẳng định ông không bị hành hung.

Cùng thời điểm đó, tại Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh), 1 người đàn ông cầm 2 con dao dài đi vào khoa và hỏi các bác sĩ đã tiếp nhận 1 thai phụ bị tai nạn giao thông vào điều trị chưa. Các bác sĩ bảo chưa và người đàn ông này đi ra ngoài. Sau đó vài phút, có nhóm người đưa thai phụ 32 tuần Hồ Ngọc Tú Tr (22 tuổi, trú phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh) bị tai nạn chấn thương hàm mặt vào khoa nhập viện. Khi đang cấp cứu cho 1 ca nặng hơn thì người đàn ông lạ mặt trở lại, xách 2 dao đi vào và tỏ thái độ hằn học bảo bác sĩ “làm nhanh cho tôi”. Bác sĩ giải thích, có 1 ca nặng hơn cần ưu tiên cấp cứu trước, chị Tr bị nhẹ nên chờ. Tuy nhiên người đàn ông này gây sức ép làm bác sĩ hoảng loạn buộc phải làm cả 2 ca cùng một lúc.

Thuốc nào chữa bệnh bạo hành y tế?

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội bức xúc: Hàng ngày, BHYT đang diễn ra trên khắp đất nước với nhiều biến thể. Tất cả những vụ việc hành hung bác sĩ được báo cáo, truyền thông đều nhắc đến, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, vì con số thật lớn hơn rất nhiều. Bác sĩ chỉ muốn yên ổn với công việc nên họ sẽ cố xóa đi vết tích của những vụ bạo hành.

“Những câu chuyện về việc bị bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dọa đánh trong môi trường y tế không ai lạ, nó diễn ra thường xuyên. Và, nếu coi BHYT như một cuộc đôi co ngoài đường phố thì đó là một sai lầm, bởi thực tế nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi bạo lực y tế gia tăng cũng giống như người bệnh đang tự đẩy chất lượng y tế xuống vực. Mặc dù đã quen nhiều với lời hăm dọa, nhưng chúng tôi vẫn bị sốc. Cả đêm không ngủ, cả sáng hôm sau làm việc trong trạng thái bất an... Và, hãy thử tưởng tượng một bác sĩ với một tâm trí sợ hãi, một bàn tay run rẩy thì có thể cung cấp một dịch vụ y tế tốt cho người bệnh?”, bác sĩ Phúc nói.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa A9 (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) từng thốt lên: “Kinh khủng quá, ai cho mình môi trường làm việc tử tế đây. Những vụ việc như thế này ngày càng nhiều… Không có chế tài mạnh tay với nạn BHYT thì những việc nhỏ như thế này cứ tiếp diễn mà thôi. Đôi khi người làm nghề chỉ mong được làm việc tử tế và được bảo vệ chính đáng thôi cũng được!”.

Khi mà bệnh BHYT còn đang loay hoay tìm thuốc chữa thì các cơ sở y tế đã phải có những động thái bảo vệ nhân viên y tế của mình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề xuất lập chốt công an ở bệnh viện để bảo vệ y - bác sĩ. Trước tình trạng y bác sĩ liên tục bị người nhà bệnh nhân hành hung, lãnh đạo Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) có những “kế sách” riêng để ổn định bệnh viện, chống nạn bạo hành y tế. Một trong những kế sách đó là kêu gọi hỗ trợ từ phía công an để cắm chốt ngay tại bệnh viện là lập đường dây nóng với lực lượng cơ động 113, để dễ bề xử lý nếu có chuyện xảy ra. Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) trang bị hệ thống camera ở khắp nơi, kể cả trong phòng họp, nơi tiếp dân. Các vị trí quan trọng có nguy cơ cao xảy ra hành hung như cấp cứu, khoa chấn thương chỉnh hình... đều được bố trí đội ngũ bảo vệ. Các khoa phòng triển khai cửa bảo vệ, khi xảy ra sự vụ, nhân viên y tế sẽ đóng chốt cửa bên trong, cách ly đối tượng bên ngoài. Bệnh viện liên kết chặt chẽ với công an tại địa phương, nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời liên lạc nhờ hỗ trợ. Viện cũng phối hợp tổ chức các buổi tập huấn nhân viên y tế về cách ứng phó khi xảy ra các tình huống không mong muốn. Khuyến khích các bác sĩ học võ để phòng thân, Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) đã tổ chức thuê võ sư về dạy cho các y bác sĩ của viện.

Một bác sĩ công tác lâu năm trong ngành y hiến kế: Chúng ta không thể mang và chống trả BHYT bằng các hung khí như dao kiếm, súng vì như vậy sẽ phạm luật. Nhưng chúng ta có thể trang bị cho mình một bình gôm xịt tóc, bình xịt nước hoa, bình xịt gây tê, xịt chữa bỏng, thậm chí là bình xịt cứu hỏa mini, bình xịt cay... Những thứ này khi sử dụng chỉ làm mờ mắt, cản tầm nhìn của đối phương chứ không gây ra thương tích, giúp chúng ta thoát ra khỏi vùng nguy hiểm mà không lo bị kiện cáo về sau. Khi có biến xảy ra, chúng ta nên đoàn kết. Các nhân viên y tế ở xung quanh nên nhanh chóng báo cho nhau, chạy đến hỗ trợ đồng nghiêp, người ngăn cản kẻ bạo hành, người đưa đồng nghiệp của mình ra khỏi vùng nguy hiểm. Chúng ta đừng làm ngơ khi đồng nghiệp bị BHYT vì rất có thể ngay ngày mai bản thân mình cũng sẽ bị như vậy.

Vị bác sĩ này cũng thừa nhận, trong nghề nào cũng có người tốt người xấu. Trong ngành chúng ta cũng có những con sâu làm rầu nồi canh, để lại ấn tượng không tốt cho bệnh nhân và người nhà họ, Vì vậy, chúng ta hãy dũng cảm đấu tranh bài trừ những thành phần xấu, không đủ đạo đức ra khỏi ngành để chúng ta luôn xứng đáng là những thiên thần áo trắng được tôn trọng, môi trường làm việc được sạch sẽ, an toàn.

Một bác sĩ bị hành hung, nạn nhân đau đớn về thể xác, nhưng kinh khủng hơn, tra tấn hơn là nỗi đau đớn về tinh thần. Nỗi đau này giày vò, bởi vì họ học hành và mang kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cứu người, và họ không hiểu vì sao bị cuộc đời đối xử tàn bạo với họ như vậy. Họ hoang mang không biết nguyên nhân từ đâu, họ sợ hãi, đồng thời mất niềm tin về lòng nhân ái, điều tốt đẹp ở con người.

hà lê
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…