Bảo tồn sâm ở miền tây xứ Nghệ

hoàng quân |

Ở các thung lũng tràn ngập mây mù ở Mường Lống, chúng tôi đã tận mắt thấy những cánh đồng trồng sâm bảy lá một hoa, sâm Pu Sai... Những loại sâm đó và nhiều loại dược liệu quý của cha ông tưởng đã bị tận diệt - tới một ngày được phục hồi, bảo tồn và đánh thức một cách thần kỳ.

Bảo tồn sâm ở “kho” dược liệu

Mường Lống là một xã miền núi cao, thuộc vào dạng sâu xa nhất của tỉnh Nghệ An. Từ TP. Vinh tỉnh lỵ đến trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 300km, đường đèo dốc, xa xôi hơn cả ra... Hà Nội. Từ huyện vào đến xã Mường Lống mất hơn 50km quanh co nữa.

Cổng trời Mường Lống là địa danh lịch sử, ngăn cách hai vùng tiểu khí hậu, biến xã Mường Lống mênh mông trở thành một nơi mát mẻ, đặc trưng núi cao mây mù ôn đới kiểu như Sa Pa hay Tam Đảo, hoặc Mù Căng Chải, Mường Lát vậy. Cho nên, người Mông ở nơi này có cuộc sống rất phóng khoáng.

Khu vực này với “đặc sản” mây mù, một thời là thủ phủ trồng thuốc phiện, từng là một phần của Tam Giác Vàng khét tiếng. Mãi đến những năm 1992 - 1993, cây anh túc mới bị phá dần ở đây.

Sau này, bà con trồng mận, trồng lê, hồng, đương quy, tam thất, đẳng sâm cũng là nhờ thứ sương mù phía sau cổng trời Mường Lống mù mịt đó. Từ rất sớm, trạm nghiên cứu dược liệu đã được đặt ở Mường Lống để bảo vệ và phát triển các nguồn cây thuốc quý nơi này.

 
 

Ở nơi thâm sơn cùng cốc đó, chúng tôi bất ngờ gặp một cái tên quen thuộc: Tập đoàn TH - doanh nghiệp nổi bật của ngành sữa, giờ bắt đầu “lấn sân” sang thảo dược. Khi Tập đoàn này quyết định táo bạo và nhiều tâm huyết: Trồng 15.000ha dược liệu trên nhiều khu vực núi cao, trong lành khắp cả nước, từ Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An..., thì Mường Lống được coi là một thủ phủ.

Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống (thuộc Tập đoàn TH) đã ra đời như thế. Riêng ở Nghệ An, TH trồng 2.846ha ở Mường Lống và Yên Thành, Nghĩa Đàn, với tổng vốn đầu tư lên đến 3.200 tỉ đồng. Việc trồng dược liệu giúp nâng cao độ che phủ rừng, tạo sinh kế cho người dân, phát triển kinh tế dưới tán rừng, chống lại nạn bóc trụi dược liệu Việt Nam bán rẻ, xuất lậu sang Trung Quốc, bảo vệ và phát triển các nguồn gene quý.

Anh Lầu Bá Lồng, sau nhiều năm phụ trách Trạm nghiên cứu dược liệu ở Mường Lống, đã được Tập đoàn mời về phụ trách Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống để trồng nghiên cứu dược liệu, làm nguyên liệu phát triển thức uống thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên.

Anh cho biết, trung tâm đã nghiên cứu, thử nghiệm một số loại dược liệu đặc thù, đồng thời “kéo” các hộ dân cùng tham gia trồng cây dược liệu phù hợp. Bà con vui mừng tham gia dự án, bởi trồng dược liệu trên cùng một diện tích đất đồi rừng, có thể cho thu nhập gấp 4 - 6 lần trồng lúa và hoa màu lương thực khác.

Trong thời nổi phỉ, ngày 24.6.1964, phỉ đã tấn công giết hại dã man 21 cán bộ Trạm giống của Công ty Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An, đóng tại khu vực trung tâm xã Mường Lống hiện nay. Họ chính là những cán bộ nghiên cứu về các giống cây dược liệu quý. Hiện nay khu tưởng niệm và phần mộ của các liệt sĩ vẫn còn ở khu trung tâm xã Mường Lống.

Tập đoàn TH đã đầu tư tôn tạo, xây khu tưởng niệm, làm bờ rào bao quanh, ốp gạch trang trọng trên các phần mộ cũ. Họ muốn tri ân những cán bộ tiền nhiệm, đã hy sinh cả mạng sống của mình trong nghiên cứu phát triển cây dược liệu ở thủ phủ sương mù rất độc đáo Mường Lống.

Anh Lầu Bá Lồng là người Mông ở Mường Lống, hầu như cả đời gắn bó với vùng đất huyền thoại này đã dẫn chúng tôi đi khắp khu vực trồng dược liệu. Trong số này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới khu trồng sâm.

Anh Lồng nói: Chúng tôi đã kỳ công đi sưu tầm ngoài thiên nhiên được nhiều giống sâm và dược liệu nói chung về trồng, nghiên cứu. Nếu không làm việc đó sớm, với tốc độ “bới đất lật cỏ”, đi nhẵn núi tìm cây dược liệu bán cho tư thương xuất lậu ra nước ngoài hiện nay, thì nguồn sâm quý của Mường Lống còn tiếp tục bị tận diệt.

Ví dụ như cây sâm bảy lá một hoa, gần 20 cán bộ của công ty đã phải đi núi nhiều ngày tìm kiếm, thậm chí họ lấy mẫu cây sâm quý của vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành này đưa cho bà con người Mông, thuê họ đi tìm giúp. Khi có mẫu, anh chị em mang về, ươm nuôi, trồng đại trà và tiếp tục nghiên cứu dược tính của nó. Bây giờ, cả nghìn mét vuông sâm bảy lá một hoa được trồng thử nghiệm ở trong khu bảo vệ đặc biệt của công ty giữa thung lũng Mường Lống. Củ sâm bằng cổ tay rồi.

Bà con trong cả khu vực mừng lắm, họ bảo, “chúng tao lo bọn con buôn nó lấy cạn kiệt rồi, thì chính chúng tao cũng... gay to”. Hỏi tại sao, bà con bảo, họ rất sợ, tư thương bỏ tiền ra xui người nghèo lên khắp mọi ngọn núi, lấy sâm, lấy cả lá cả rễ mang sang Trung Quốc. Hết rồi. Bà con sống bao đời nay, không thể thiếu củ sâm bảy lá một hoa “giữ nhà”. Nó giúp bồi bổ sức khỏe, giữ gìn tuổi xuân, chống lại nhiều bệnh tật.

“Bà con người Mông thường dùng nó để bảo vệ và chữa trị cho đường ruột của mình. Sâm quý này còn rất hữu hiệu trong việc chữa cả các bệnh như tụ huyết trùng, sưng cổ, kém ăn, lở mồm long móng cho hầu hết các loại gia súc. Có khi, bà con chữa theo kinh nghiệm cổ truyền rất đơn giản và hiệu nghiệm: Giã nhỏ lá và củ sâm, pha thành nước bôi lên vết thương, chỗ đau, lên móng. Tôi là người Mông ở Kỳ Sơn, nhà tôi vẫn đang làm nông, tôi cũng từng sử dụng sâm này như vậy”, anh Lồng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Công ty cũng cử cán bộ kỹ thuật lên dãy núi cao nhất Kỳ Sơn để tìm sâm Pu Sai, thứ sâm tự nhiên có giá trị ngang bằng với Sâm Ngọc Linh. Khu vực xã Na Ngoi, trước đây rất nhiều sâm quý, giờ chúng sắp sửa chỉ còn là huyền thoại. Sau nhiều ngày vất vả lội rừng dọc dãy Pu Sai La Len nổi tiếng, anh chị em lại nghiên cứu trồng, nhân rộng diện tích trồng. Họ đánh thức các kho báu tự nhiên của núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Các đoàn chuyên gia của Viện Dược liệu đã vào Mường Lống, nghiên cứu và kết luận về các giá trị quý báu của sâm Pu Sai cũng như sâm bảy lá một hoa dược trồng tại công ty.

Nâng niu thảo dược

Nhiều bậc chí sỹ, danh y nước ta từng đúc kết như thế này để ca ngợi kho báu cỏ cây làm thuốc tuyệt vời của thiên nhiên xứ sở. Rằng, “Người Việt Nam giẫm lên cây thuốc mà chết”, “ra ngõ gặp cây thuốc mà vẫn chết trên đống thuốc”, “Nam dược trị Nam nhân”. Trước nạn “chảy máu” rồi bị tận diệt cây thuốc Nam hiện nay, chúng ta đã dần đánh rơi mất các giá trị tiềm năng trời phú này.

Còn đau đớn hơn, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong hội nghị về Dược liệu toàn quốc năm 2017: Chúng ta là quốc gia nhiệt đới có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, quý giá mà vẫn phải nhập tới 80% dược liệu từ nước ngoài. Tài nguyên dược liệu ở trong nước bị lãng phí, bị đào tận gốc trốc tận rễ bán đổ bán tháo ra nước ngoài, khiến nhiều loài quý giá bị tuyệt diệt.

Trước tình trạng đó, dư luận nhìn lại mới càng thấy tâm đắc, thấy các dự án hợp xu thế quốc gia và thế giới của Tập đoàn TH, khi họ tham gia trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản dược liệu rất bài bản, bằng công nghệ hàng đầu thế giới. Hiện nay, các khu vực quy hoạch trồng dược liệu của TH đã phủ khắp các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Sơn La, Hà Giang, Điện Biên... Riêng ở Nghệ An, TH có 3 trang trại trồng dược liệu và khu bảo tồn.

Theo người dân nơi đây, không ít cây thảo dược, dược liệu quý ở miền Tây Nghệ An đã biến mất, do nạn cạo trọc rừng bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc suốt nhiều năm qua. Các cánh rừng từng phủ kín hoàng đằng, ngũ gia bì chân chim, thiên niên kiện, cẩu tích, sâm bảy lá một hoa, sâm Pu Sai đã dần biến mất. Ở Con Cuông, có công ty từng thu mua 50 tấn kê huyết đằng ngoài tự nhiên mỗi năm, thì nay loài cây quý này chỉ còn trong Vườn Quốc gia Pù Mát.

Giờ đây, những gì đã mất sẽ được gây dựng lại, theo cách làm mới: Bảo tồn trong rừng và gây giống để trồng tại các trang trại theo tiêu chuẩn hữu cơ (organic) quốc tế.

hoàng quân
TIN LIÊN QUAN

Bị đồn chữa khỏi ung thư, dược liệu quý đứng trước nguy cơ tuyệt diệt

Thùy Linh |

Vài năm trở lại đây, các loại dược liệu quý như sâm nhung, sâm Ngọc Linh… được truyền tai với công dụng chữa bách bệnh, kể cả ung thư.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu nhân sâm lớn thứ 5 của Hàn Quốc

PV |

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Tổng Công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc aT (Tổng cục Nông Thủy sản và Thực phẩm Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo về tính ưu việt và hiệu quả mang tính khoa học của nhân sâm Hàn Quốc.

Sâm Ngọc Linh - Mùa vàng đã nổi

LAM PHƯƠNG |

Qua hai ngày diễn ra phiên chợ sâm núi Ngọc Linh, Quảng Nam - hơn 50kg sâm Ngọc Linh đã được bán ra, thu về khoảng 4 tỉ đồng. Đây là thành quả của những người nông dân quanh năm lặn lội trong rừng sâu để chăm bón, bảo vệ nguồn sâm quý quốc gia...

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bị đồn chữa khỏi ung thư, dược liệu quý đứng trước nguy cơ tuyệt diệt

Thùy Linh |

Vài năm trở lại đây, các loại dược liệu quý như sâm nhung, sâm Ngọc Linh… được truyền tai với công dụng chữa bách bệnh, kể cả ung thư.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu nhân sâm lớn thứ 5 của Hàn Quốc

PV |

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Tổng Công ty Phân phối Nông thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc aT (Tổng cục Nông Thủy sản và Thực phẩm Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo về tính ưu việt và hiệu quả mang tính khoa học của nhân sâm Hàn Quốc.

Sâm Ngọc Linh - Mùa vàng đã nổi

LAM PHƯƠNG |

Qua hai ngày diễn ra phiên chợ sâm núi Ngọc Linh, Quảng Nam - hơn 50kg sâm Ngọc Linh đã được bán ra, thu về khoảng 4 tỉ đồng. Đây là thành quả của những người nông dân quanh năm lặn lội trong rừng sâu để chăm bón, bảo vệ nguồn sâm quý quốc gia...