Điểm nhấn trong tuần

Báo động trẻ hóa bệnh lý tim mạch

HẢI LONG |

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay, bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh mãn tính. Thế nhưng, căn bệnh được phong là “kẻ giết người hàng loạt” này lại chưa được cộng đồng quan tâm và đánh giá đúng tầm nguy hiểm của nó.

Nhiều người trẻ mắc bệnh

Trong những năm gần đây, bệnh nhân tim mạch (kể cả tăng huyết áp, tai biến mạch máu não) đang có chiều hướng tăng ở người trẻ tuổi. Trước đây, những người ở độ tuổi 50 tuổi trở lên mới mắc các bệnh mạch vành thì giờ đây, bệnh này xuất hiện ở các các bệnh nhân 30 - 40 tuổi, nhất là ở các nước phát triển và đang phát triến.

Tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân từ 25 - 40 tuổi đến thăm khám ngày càng tăng trong những năm gần đây. Đáng chú ý, theo báo cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, đến năm 2017, ¼ số người trẻ Việt từ 25 tuổi trở lên đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Cũng theo thống kê tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim năm 2010 đã tăng so với năm 2005. Còn tính trung bình, mỗi năm, bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của 200.000 người, chiếm khoảng 1/4 số trường hợp tử vong ở VN.

Trong khi đó, cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2014, tỉ lệ tăng huyết áp trên toàn cầu đã đạt 39% (tương đương hơn 2,9 tỉ người), trong đó, tại khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), tỉ lệ này ở mức khoảng 38%. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra 45% số ca tử vong liên quan đến tim mạch trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, GS.TS.BS. Đỗ Doãn Lợi - Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, điều tra dịch tễ học về bệnh lý tăng huyết áp trên toàn quốc vào năm 2009 do Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện cho thấy, 25,1% người Việt Nam trưởng thành bị tăng huyết áp, tương đương gần 10 triệu người dân cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Đáng lưu ý, có đến 51,6% trường hợp tăng huyết áp bị bỏ qua và 63,7% số ca tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Đến năm 2015, tỉ lệ người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp đã tăng lên rất nhanh, tới 47,6% trong đó 69% số ca chưa kiểm soát được.

Những con số trên cho thấy tình trạng trẻ hóa bệnh lý tim mạch đáng báo động tại Việt Nam và có khả năng gây ra gánh nặng cho quốc gia khi Việt Nam đang già hóa dân số nhưng người trẻ lại phải đương đầu với các bệnh lý nguy hiểm này.

BS. Đỗ Doãn Lợi ví von, thực trạng bệnh lý tim mạch hiện nay tại VN là “cơn bão được báo trước” và nếu không có công tác dự phòng ngay từ bây giờ, hậu quả phải hứng chịu từ “cơn bão” này là vô cùng to lớn và tổn thất nặng nề cả về người lẫn vật chất trong tương lai.

Lối sống công nghiệp hóa và sự coi thường sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh lý tim mạch gia tăng và trẻ hóa trên là xuất phát từ lối sống công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến con người lười vận động, uống nhiều rượu bia, sử dụng thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol nhưng ít chất xơ và rau củ quả.

Kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước từ Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) vừa được công bố cho thấy: Tỉ lệ người 25 - 74 tuổi có chỉ số khối cơ thể ở mức có nguy cơ về sức khỏe (BMI >23) tới 25,9%, trong đó 40,4% người được khảo sát tại khu vực thành thị có chỉ số BMI rơi vào mức nguy cơ về sức khỏe. Đáng chú ý số người bị rối loạn chuyển hóa lipid và glucose máu ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Theo đó, có tới hơn 44,3% người từ 25 - 74 tuổi ở khu vực thành phố bị cholesterol máu cao và có hướng tăng dần theo lứa tuổi.

Ths.BS. Trần Thị An, trưởng khoa Nội Bệnh viện Tim Hà Nội giải thích thêm: “Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm yếu tố liên quan đến hành vi và yếu tố liên quan đến chuyển hóa. Những yếu tố liên quan đến hành vi chính là: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu độc hại. Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan đến chuyển hóa bao gồm: Huyết áp tăng cao, mỡ máu tăng cao (cholesterol cao), lượng đường trong máu cao (đái tháo đường), và béo phì. Đáng lo ngại là các yếu tố rủi ro liên quan đến hành vi và quá trình trao đổi chất có thể cùng tồn tại ở một vài đối tượng và làm tăng tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của cá nhân lên”.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định rằng, cũng như nhiều bệnh khác, bệnh lý tim mạch hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Theo tư vấn của bác sĩ Trần Thị An, để giúp giảm tổng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, người bệnh cần giảm mọi yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng tránh chứng đau tim và đột quỵ. Bên cạnh thay đổi lối sống như ngừng hút thuốc lá, giảm lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, tránh uống rượu độc hại.., người có nguy cơ bệnh tim mạch còn cần tuân thủ điều trị y tế với các bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và đái tháo đường. Kiểm soát và điều trị tốt cholesterol và cao huyết áp là yếu tố then chốt giúp giảm nguy cơ bị tim mạch.

Cụ thể hơn, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lê Danh Tuyên nói rõ, cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, thực phẩm quá nhiều cholesterol, đặc biệt là ở người trẻ tuổi; ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và rau quả (400g/ngày), cân đối lượng dầu/mỡ, đạm động vật - thực vật trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, phải thường xuyên vận động cơ thể. Dù bận đến đâu cũng nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể thao hoặc đơn giản là đi bộ.

Giáo sư Lê Danh Tuyên lưu ý, cần phải duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt, tập luyện lành mạnh như trên một cách thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả, chứ kiểu “được chăng hay chớ” còn khiến nguy cơ bệnh lý tim mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Thư giãn cũng là cách giảm mệt mỏi, căng thẳng cho trí óc và tim mạch. Đơn cử, một vài lần hít thở sâu hay vươn vai, tranh thủ đứng - đi lại bất cứ lúc nào trong ngày là cách thư giãn giữa giờ làm việc, tận dụng mọi cơ hội có thể để trò chuyện, gặp gỡ người thân, bạn bè để giải tỏa stress…

Hà Nội nhấn mạnh: “Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh, đưa ra các khuyến nghị về liều thuốc theo khẩu phần ăn uống/lối sống, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ về tình trạng sức khỏe và các phác đồ điều trị, cũng như tư vấn về tính hiệu quả và an toàn của phác đồ điều trị. Dược sĩ cũng có thể tác động, cải thiện mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân như: thường xuyên theo dõi để tăng cường mức độ tuân thủ lâu dài, sẵn sàng tiếp cận để giám sát phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng ngoại ý, tương tác thuốc, việc sử dụng thuốc đúng cách…”.

Những biện pháp giúp tăng cường mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân mà dược sĩ có thể thực hiện là: Điều chỉnh thuốc theo thói quen hàng ngày của bệnh nhân, đơn giản hóa chế độ dùng thuốc nếu có thể, sử dụng các bao bì đóng gói đơn vị sử dụng, thảo luận với bệnh nhân về các rào cản tuân thủ có thể xảy ra như tác dụng ngoại ý, tính phức tạp của chế độ trị liệu… Đặc biệt, với sự tham gia của dược sĩ thông qua tư vấn trực tiếp với bệnh nhân cho thấy đã cải thiện tỉ lệ tuân thủ lâu dài.

 

 

MỘT SỐ BỆNH LÝ TIM MẠCH TIÊU BIỂU:

- Huyết áp cao: Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

- Đột quỵ: Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và oxy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có oxy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực.

- Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

- Bệnh động mạch vành: Ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tim bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

- Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và canxi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

HẢI LONG
TIN LIÊN QUAN

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

Việt Nam và hành trình kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận

Nick M |

Nhà thám hiểm lừng danh người Morocco - Ibn Battuta – từng nói: “Du lịch – ban đầu nó khiến bạn không thốt nên lời, và sau đó biến bạn trở thành một người kể chuyện”. Và du lịch Việt Nam, đã và đang kể những câu chuyện về vẻ đẹp bất tận đi khắp thế giới.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Dự báo thời tiết 22.1: Mùng 1 Tết Bắc Bộ mưa vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 22.1.2023, miền Bắc sáng sương mù có mưa nhỏ vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt với nhiệt độ cao nhất khoảng 20 - 24 độ C. Đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 15-19 độ C.