Bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trong y tế

Phương Nga |

Tại Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) và công nghệ bức xạ trong y tế đã có nhiều thành tựu, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị y học hạt nhân và xạ trị. Tuy nhiên, việc ứng dụng NLNT trong chẩn đoán và điều trị cũng tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn bức xạ.

Hiện trạng chiếu xạ trong y tế

Trong khuôn khổ Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ 4 tổ chức tại tỉnh Ninh Bình mới đây, Phiên họp toàn thể về chủ đề “An toàn bức xạ trong y tế” đã diễn ra.

PGS.TS Vương Hữu Tấn cho biết, ứng dụng bức xạ trong y tế đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Theo báo cáo quốc gia năm 2018, toàn quốc có khoảng 8.000 thiết bị X-quang chẩn đoán, gần 70 máy gia tốc tuyến tính (LINAC). Ngoài ra, còn có gamma knife, cycber knife, thiết bị xạ trị từ xa và thiết bị xạ trị áp sát sử dụng nguồn phóng xạ. Năm 2011 có khoảng 23 triệu ca chẩn đoán X-quang, chưa tính các ca chẩn đoán gamma camera, spec, X-quang can thiệp và gần đây có PET/CT.

Ông Tấn cho hay, hiện chưa có số liệu điều tra về chiếu xạ y tế ở phạm vi quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để biết chúng ta đã quản lý chiếu xạ y tế như thế nào; khuôn khổ luật pháp, đào tạo nhân lực, kiểm định và hiệu chuẩn, công tác cấp phép và thanh tra còn có những bất cập gián tiếp làm tăng liều chiếu bệnh nhân. Bên cạnh bức xạ ion hóa, bức xạ không ion hóa cũng được ứng dụng rất nhiều tại Việt Nam trong cả y tế và các lĩnh vực đời sống khác nhưng hiện vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể và chưa có cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn trong ứng dụng này.

Bà Dương Thị Nhung - đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân - cho hay, tại Việt Nam, xạ trị vẫn là một trong các phương pháp chính giúp bệnh nhân chống chọi với căn bệnh ung thư. Với vai trò như vậy, số máy gia tốc tuyến tính dùng trong y tế phục vụ cho lĩnh vực này cũng ngày một tăng. Các kỹ thuật điều trị cũng được cập nhật với xu thế mới của thế giới nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nếu như trước đây chỉ đơn thuần là kỹ thuật xạ trị như: 3D CRT thì hiện nay các bệnh viện tuyến trung ương đã mạnh dạn đầu tư, cập nhật và áp dụng những kỹ thuật mới như IMRT, VMAT hay SRS, SBRT, IGRT... Việc áp dụng các kỹ thuật này đã cho thấy tiên lượng bệnh tốt hơn so với kỹ thuật truyền thống.

Hiện nay, tại Bệnh viện K đã tiến hành kiểm soát liều lượng bức xạ sử dụng thiết bị đo liều Matrixx và Dolphin trong khảo sát chỉ số GPR của Kế hoạch xạ trị. Theo đó, 30 kế hoạch IMRT, VMAT tại các vùng đầu cổ, vùng thân, vùng khung chậu trên máy gia tốc VesaHD được thực hiện kiểm tra trước điều trị trên thiết bị Dolphin và thiết bị Matrixx theo các tiêu chí đánh giá theo hiệp hội Y Vật lý Mỹ, Châu Âu (TG119, ESTRO2008) 3%/3mm, 2%/2mm, 1%/1mm tại các vùng. Kết quả cho thấy, GPR trong các trường hợp kế hoạch IMRT/VMAT vùng đầu, cổ, bụng và khung chậu thì đo bằng Dolphin đều cho kết quả GPR cao hơn của Matrixx. Đặc điểm nổi bật hơn nữa của Dolphin là trong trường hợp các trường chiếu nhỏ.

BS Nguyễn Trung Hiếu - Bệnh viện Ung bướu TPHCM - nói rằng, các kỹ thuật xạ trị đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là kỹ thuật xạ trị sử dụng máy gia tốc. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều các thiết bị gia tốc xạ trị hiện đại và đa dạng ra đời như máy gia tốc kỹ thuật cao (xạ phẫu), MR Linac, máy xạ trị bằng hạt proton hay hạt nặng mang điện. Qua đó, chất lượng điều trị ngày càng được nâng cao. Từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã đưa thêm 3 máy gia tốc thế hệ mới vào hoạt động để triển khai các kỹ thuật cao, góp phần đáp ứng nhu cầu điều trị ung thư ngày càng nhiều ở các tỉnh miền Nam. Bệnh viện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để có thể áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến trên thế giới phục vụ điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đã triển khai ứng dụng công nghệ bức xạ đồng bộ trên 4 lĩnh vực chính bao gồm chẩn đoán hình ảnh, hình ảnh học can thiệp, y học hạt nhân và xạ trị ung bướu với 64 thiết bị bức xạ thuộc 8 chủng loại, trong đó có những thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực như tổ hợp máy gia tốc Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ 18F-FDG ghi hình chuyển hóa PET/CT, máy xạ phẫu Gamma-knife, hệ thống máy xạ trị gia tốc đa năng lượng, máy chụp cắt lớp vi tính (CT) mô phỏng 4D, hệ thống chụp mạch DSA 2 bình diện phẳng, máy CT 640 lát cắt, máy CT 2 lát cắt. Trung bình hằng năm có hơn 1,7 triệu lượt bệnh nhân được thụ hưởng các thành tựu khoa học công nghệ bức xạ trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như ung thư, tim mạch, thần kinh... Công tác bảo đảm an toàn bức xạ luôn được ưu tiên và xem trọng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân xạ phẫu bằng dao gamma quay. Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp
Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân xạ phẫu bằng dao gamma quay. Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp

Giảm thiểu rủi ro

PGS.TS Vương Hữu Tấn cho rằng, việc ứng dụng NLNT trong chẩn đoán và điều trị cũng tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn bức xạ cho nhân viên y tế và bệnh nhân như bị nhận liều chiếu xạ cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh bức xạ nghề nghiệp, chiếu xạ quá liều, sai liều cho bệnh nhân gây tổn thương bức xạ tức thời, ảnh hưởng kết quả điều trị... Hiện chưa có số liệu điều tra về chiếu xạ y tế ở phạm vi quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để biết chúng ta đã quản lý chiếu xạ y tế như thế nào. Chúng ta đã có các quy định cơ bản về quản lý chiếu xạ y tế đối với bức xạ ion hóa, nhưng vẫn chưa đủ, còn thiếu các hướng dẫn và có một số quy định chưa phù hợp. Trong nước chưa có số liệu thống kê định kỳ về liều chiếu xạ bệnh nhân, quản lý chiếu xạ nhân viên bức xạ y tế chưa đầy đủ.

Đồng quan điểm trên, ông Đàm Nguyên Bình - đại diện nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho rằng, vấn đề đảm bảo an toàn xạ cho nhân viên bức xạ và công chúng trong ứng dụng bức xạ đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ. Tuy nhiên, vấn đề an toàn bức xạ cho đối tượng là người bệnh, chịu liều chiếu trực tiếp từ nguồn phát bức xạ cũng cần được quản lý, để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong ứng dụng bức xạ trong kinh tế xã hội nói chung và trong y tế nói riêng, đặc biệt là ứng dụng bức xạ ion hóa trong y học hạt nhân và xạ trị, lĩnh vực thường cung cấp liều chiếu cao cho người bệnh. Quản lý liều bệnh nhân ở đây bao hàm cả luận cứ lợi ích đem lại của công tác khám chữa bệnh sử dụng bức xạ và tối ưu hóa liều bệnh nhân trong quá trình tiến hành công việc khám chữa bệnh sử dụng bức xạ.

Theo bà Dương Thị Nhung, việc áp dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như không có đủ năng lực, trình độ, trang thiết bị hiện đại cùng với đó là bộ máy quản lý, giám sát thì tai nạn xảy ra đối với người bệnh là điều khó tránh khỏi. Để khắc phục vấn đề nêu trên, các bệnh viện cùng các đơn vị quản lý cần nghiêm túc thực hiện các chương trình kiểm tra đảm bảo chất lượng (QA/QC) một cách tỉ mỉ. Đồng thời, phía cơ sở và các cơ quan quản lý cũng cần chú trọng hơn tới nguồn nhân lực (đội ngũ kỹ sư vật lý) trong việc thực hiện và giám sát thực hiện chương trình này trong xạ trị nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Các chuyên gia đã nêu một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế. Theo đó, thời gian tới cần tăng cường năng lực cho các đơn vị quản lý nhà nước về cấp phép, thanh tra bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trong y tế, đặc biệt ở các Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN). Các cơ sở y tế phải xây dựng và thực hiện tốt chương trình QA/QC cho các hoạt động điện quang, y học hạt nhân và xạ trị, cũng như xây dựng văn hóa an toàn an ninh cho các cơ sở này theo quy định của quốc tế. Bộ KHCN cần thực hiện chương trình kiểm soát chiếu xạ y tế nhằm thực hiện các nội dung Tuyên bố chung giữa Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tăng cường quản lý chiếu xạ y tế ở phạm vi quốc gia. Cùng với đó là quan tâm đến vấn đề đào tạo an toàn, an ninh và đào tạo chuyên môn nghiệp của các loại hình nhân viên bức xạ y tế về điều kiện tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, trong đó bổ sung thêm một loại hình nhân viên bức xạ mới là kỹ sư vật lý y học theo hướng dẫn của IAEA.

Phương Nga
TIN LIÊN QUAN

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Khó khăn mới đi vay, doanh nghiệp ngao ngán vì bị ép mua bảo hiểm nhân thọ

THÙY TRANG |

Đã khó khăn mới đi vay tiền nhưng doanh nghiệp lại phải bỏ ra 20 triệu đồng/năm mua bảo hiểm nhân thọ thì mới được vay. Câu chuyện các ngân hàng thương mại bắt buộc doanh nghiệp, người dân phải mua bảo hiểm nhân thọ mới cho vay không phải mới, nhưng sau những ồn ào thời gian qua, nhiều doanh nghiệp mới dám lên tiếng về kiểu móc nối vô lý này.

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.