Báo chí, truyền thông và chuyện sinh viên vừa ra trường

HUYÊN NGUYỄN - HOÀNG ANH |

Việc tốt, lương cao ngay khi tốt nghiệp là mơ ước của đa số sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học, chứ không riêng gì sinh viên ngành báo chí - truyền thông. Thế nhưng, không ít em “vỡ mộng” khi ảo tưởng quá nhiều về sức mạnh của bản thân, của tấm bằng đại học hay thương hiệu của ngôi trường danh giá. Theo các chuyên gia, tấm bằng hay thương hiệu sẽ không phải yếu tố giúp bạn có mức lương nghìn USD ngay khi ra trường, điều quan trọng là khả năng hiểu mình và sự nỗ lực cho công việc.

Nhiều người đòi hỏi mức lương “trên trời”

Cứ mỗi dịp sinh viên tốt nghiệp đại học, đi xin việc thì vấn đề mức lương sau khi ra trường lại gây nóng dư luận. Câu chuyện nữ sinh "sốc" khi ra trường mức lương chỉ 7 triệu đồng/tháng thời gian qua vẫn tiếp tục nhận được sư quan tâm của nhiều người với cuộc tranh cãi về sự ảo tưởng. Theo đó, nhiều sinh viên bảo vệ quan điểm rằng mức lương 7 triệu đồng/tháng không phải là quá cao so với cử nhân đại học hiện nay.

M.H - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Mức lương 7 triệu với một cử nhân mới ra trường không phải là cao. Trong thời điểm lạm phát tăng cao thì mức 7 triệu để chi tiêu cho cuộc sống là quá thấp”. Hay như một nữ sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Bỏ nhiều công sức, tiền bạc để học cử nhân ngôi trường danh tiếng nhưng ra trường chỉ với mức lương 7 triệu là chưa phù hợp”.

Từng nhận được mức lương 750 USD/tháng (hơn 17 triệu đồng/tháng) ngay khi tốt nghiệp, A.Q - thủ khoa một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội cho rằng 7 triệu là mức lương tương đối thấp đối với sinh viên được đào tạo chính quy sau 4 năm ra trường, đặc biệt các trường top cao. Đây là mức lương thường dành cho đối tượng sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc trước đó, những bạn này chưa quan trọng thu nhập ở thời điểm mới ra trường mà đặt mục tiêu tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu môi trường công việc. Ngoài ra, đây cũng là những bạn chưa có kỹ năng đàm phán, thoả thuận lương và đôi khi chưa nhận thức chính xác được giá trị của bản thân trên thị trường lao động. “Mình nghĩ yếu tố quan trọng là hiểu được mình có thể đem lại được điều gì mà doanh nghiệp mong muốn, đàm phán dựa trên nguyên tắc win - win, không có tư tưởng xin việc mà là ứng tuyển công việc” - nam sinh chia sẻ.

Không đánh giá thấp sinh viên mới ra trường nhưng ông Đỗ Văn Thức - Phó Giám đốc Công ty Đất Việt Tour cho biết thực tế có nhiều bạn đang đòi hỏi mức lương “trên trời”. Theo ông Thức, công ty của ông sẵn sàng trả cho sinh viên mới ra trường mức lương tương đương với những người đã đi làm 2-3 năm. Tuy nhiên, với số lượng từ 50-60 sinh viên mà công ty nhận mỗi năm, có rất ít người đàm phán được mức lương này. Có nhiều sinh viên thậm chí “không biết bản thân đang ở đâu”.

“Nhiều sinh viên nghĩ rằng ra trường có bằng giỏi là sẽ có mức lương cao. Thế nhưng, sinh viên mang bằng giỏi đến sẽ không được chúng tôi đánh giá cao bằng một sinh viên đã có nhiều trải nghiệm thực chiến, từng làm việc tại nhiều doanh nghiệp”, ông Thức thẳng thắn bày tỏ.

Vị Phó Giám đốc nhận định bằng đại học chỉ chiếm 20% trong việc đưa ra quyết định nhận hay từ chối ứng viên. Ông khuyên ứng viên nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy đam mê, nhiệt huyết và những kỹ năng của bản thân, thay vì chỉ chăm chăm nhắc tới bằng cấp hay ngôi trường mà mình tốt nghiệp.

Đứng dưới góc độ trường đại học, ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng mức thu nhập bình quân của sinh viên khi ra trường rất đa dạng, có những bạn thu nhập khởi điểm 5-6 triệu đồng/tháng nhưng sau 1 năm có thể lên đến 10-15 triệu đồng/tháng. Hoặc đó chỉ là mức lương cơ bản, ngoài ra còn các khoản thu nhập khác. Thực tế, mức thu nhập cao hay thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là năng lực của mình.

“Trong quá trình học, chúng ta vừa phải học về chuyên môn vừa phải rèn các yếu tố liên quan tới kỹ năng, thực tập thực tế nghề nghiệp cho tốt, điều này sẽ giúp cho cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn nhiều”, ông Nam nhắn nhủ.

“Cái tôi” và khả năng hiểu mình

Phân tích về việc nhiều bạn trẻ “vỡ mộng” với mức lương khi ra trường, ông Lê Song Song Ngọc - CEO Công ty CP truyền thông E-Solution Media, đồng sáng lập Cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - CSC - CEOs Supportive Community cho hay trong quá trình tuyển dụng ông vẫn thường gặp trường hợp sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, khả năng giao tiếp không tốt, nhưng lại đòi hỏi lương cao.

“Thông thường, chúng tôi sẽ dành thời gian chia sẻ với ứng viên về “cái tôi” và khả năng hiểu chính mình của ứng viên. Các bạn trẻ mới ra trường ngày nay không hiếm gặp những trường hợp không biết bản thân mình đang ở đâu, không biết rằng ngoài kia sự nỗ lực để tạo ra tiền phải đánh đổi như thế nào. Các bạn sống trong những môi trường được bao bọc khá nhiều, việc đánh rớt và đưa ra những lời khuyên cứng rắn, nghiêm túc có thể giúp các bạn có nhiều cơ hội sửa chữa sai lầm trong tương lai” - ông Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Ngọc cũng không đồng tình với quan điểm sinh viên mới ra trường không được đòi hỏi mức lương cao, nên chấp nhận mức lương khởi điểm 5-6 triệu đồng. Về bản chất, việc đánh giá ứng viên chỉ nên dựa vào các nền tảng năng lực cụ thể và các chỉ số được chứng minh.

Ông cho hay đơn vị của mình tuyển dụng dựa trên các yếu tố như Culture-Fit (Tính phù hợp về văn hoá doanh nghiệp), Performance (Mức độ hiệu quả công việc đã từng làm), Commitment (Mức độ cam kết công việc). Đặc biệt, đơn vị cũng rất quan tâm đến các kỹ năng mềm của ứng viên: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,... Ngoài ra, đơn vị tuyển dụng còn ưu tiên các ứng viên toàn cầu, có năng lực của một công dân toàn cầu về năng lực tư duy, trình độ học vấn tốt và đảm bảo khả năng tiếng Anh.

Phần lớn các ứng viên khi mới ra trường thường không đảm bảo đủ các tiêu chí như trên nên họ không nên đòi hỏi mức lương quá cao. Tuy nhiên nếu các ứng viên trẻ, mới ra trường nhưng đã có kinh nghiệm thực tiễn tốt, từng có thời gian dấn thân, trải nghiệm và có năng lực tốt và đạt các tiêu chí từ nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nhận được mức đãi ngộ tốt, tương xứng với năng lực.

“Nhân sự GenZ chúng tôi đã từng trả cao nhất là hơn 2.000 USD cho vị trí quản lý cấp cao của công ty. Chúng ta không nên đánh giá các ứng viên mới ra trường bằng việc học tại trường lớp mà bằng thời gian trải nghiệm cũng như khả năng dấn thân và cống hiến tạo ra giá trị cho công ty. Một bạn sinh viên mới ra trường nhưng có thể có kinh nghiệm 3-4 năm đi làm việc, các bạn ấy có thời gian, có sức khoẻ và có những nguồn cảm hứng sáng tạo đặc biệt lớn đồng thời các bạn ấy cơ hội tiếp cận với các xu hướng mới nhiều hơn tạo nhiều điểm tích cực cho mô hình kinh doanh chung của cả công ty”, ông Ngọc chia sẻ.

Dành lời khuyên cho các bạn trẻ, CEO E-Solution Media cho rằng sinh viên hãy mơ về mức lương nhiều hơn như vậy và có hành động để thực hiện giấc mơ đó.

“Tôi mong muốn các bạn nghĩ tới con số 15 - 20 triệu đồng/tháng, đồng thời dấn thân nhiều hơn dành thời gian nhiều hơn để đi làm, thực tập từ những năm đầu tiên để hiểu thế giới xung quanh mình đang chuyển động thế nào. Đặc biệt về thái độ, chúng ta có thể chưa thực sự quá giỏi nhưng chắc chắn doanh nghiệp cần những bạn có thái độ mà họ có thể đào tạo, phát triển cũng như đầu tư dài hạn”, ông Lê Song Song Ngọc nhấn mạnh.

HUYÊN NGUYỄN - HOÀNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số

Trang Thiều |

Ngày 16.6 tại Hà Nội, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái: Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số”.

Lãnh đạo VFF: Báo chí có vai trò như tiền đạo trong sơ đồ bóng đá

DIỆU LINH |

Quyền Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn khẳng định báo chí có vai trò là tiền đạo trong sơ đồ bóng đá và có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của thể thao nói chung, bóng đá nói riêng.

Hải Dương: Phát động giải báo chí “Hải Dương khát vọng phát triển" năm 2022

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 11.6, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí và trao Giải báo chí “Hải Dương vượt khó - tăng tốc năm 2021” nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2022).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Góc nhìn thể thao 103: HLV Văn Biển và chức vô địch của U17 Viettel

Nhóm PV |

U17 Viettel vừa có được ngôi vô địch giải U17 Quốc gia 2023. Góc nhìn thể thao số 103 sẽ cùng trò chuyện với huấn luyện viên Nguyễn Văn Biển để có thêm những góc nhìn về tương lai của các cầu thủ trẻ.

Hà Nội: Treo biển cho thuê ki-ốt cả năm vẫn không ai hỏi

Nguyễn Thúy |

Sau khi phá dỡ để xây trung tâm thương mại, một số khu chợ nổi tiếng sầm uất của Hà Nội trở nên ế khách. Hàng loạt ki-ốt treo biển cho thuê, bán gấp, chuyển nhượng giá rẻ nhưng cũng không có khách hỏi.

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số

Trang Thiều |

Ngày 16.6 tại Hà Nội, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái: Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số”.

Lãnh đạo VFF: Báo chí có vai trò như tiền đạo trong sơ đồ bóng đá

DIỆU LINH |

Quyền Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn khẳng định báo chí có vai trò là tiền đạo trong sơ đồ bóng đá và có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của thể thao nói chung, bóng đá nói riêng.

Hải Dương: Phát động giải báo chí “Hải Dương khát vọng phát triển" năm 2022

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 11.6, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí và trao Giải báo chí “Hải Dương vượt khó - tăng tốc năm 2021” nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2022).