Băn khoăn “ma trận” chọn môn lớp 10 mới

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

Nguy cơ thừa - thiếu cục bộ giáo viên; học sinh chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức để lựa chọn môn học hay làm kiểu “lùa vào chuồng”... đang là những băn khoăn cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sớm có hướng dẫn để triển khai thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông (THPT).

Hơn 80 tổ hợp môn tự chọn 

Chương trình mới ở bậc THPT sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12 có rất nhiều điểm đổi mới cơ bản so với trước đây. Hiện chỉ còn khoảng 5 tháng nữa sẽ thực hiện chương trình này, tuy nhiên, đến nay, các trường vẫn như "ngồi trên lửa" chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ GDĐT để triển khai thực hiện còn phụ huynh, học sinh vẫn chưa hiểu mình sẽ học gì, chọn gì trong 3 năm học cuối cấp đặc biệt này.

Để làm rõ những băn khoăn này, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Thanh Phú -Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM).

Thưa ông, hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh, thậm chí cả giáo viên còn hoang mang vì thông tin về chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được triển khai cho lớp 10 còn quá ít. Trong khi đó, các em sẽ có sự thay đổi căn bản về lựa chọn môn học. Vậy, xin ông có thể chia sẻ những điểm mới cơ bản này?

- Theo công bố chi tiết các môn học chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GDĐT, nội dung giáo dục cấp THPT mới sẽ gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn.

Trong đó, 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Còn 5 môn học tự chọn khác sẽ lấy từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học) gồm: nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (trong nghệ thuật có Âm nhạc và Mĩ thuật).

Nếu theo cách chọn này thì sẽ có hơn 80 tổ hợp môn tự chọn. Chính vì thế, việc phụ huynh học sinh hoang mang là điều tất nhiên, ngay cả những người làm giáo dục như chúng tôi còn hoang mang.

Với hơn 80 tổ hợp thì làm sao để đảm bảo được nguồn nhân lực giảng dạy? Liệu có tình trạng “ép” học sinh chọn các môn đã định sẵn? Nếu như vậy thì trái với ý nghĩa của việc được chọn môn học hay không, thưa ông?

- Việc đảm bảo nguồn nhân lực là vấn đề khó khi mà có nhiều tổ hợp chọn như vậy. Theo chương trình mới, học sinh được học các môn bắt buộc, được lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm môn (gồm 9 - 10 môn) sẽ dẫn đến tình trạng học sinh chọn nhiều môn khác nhau tạo ra sự chênh lệch số lượng học sinh giữa các môn, điều này sẽ liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp nhân sự, giáo viên trong trường học có nhiều xáo trộn.

Môn học quá ít học sinh lựa chọn sẽ dẫn đến thừa giáo viên, có thể không tránh khỏi tình trạng một lớp học chỉ có một vài em học sinh, trong khi có những môn học số lượng học sinh chọn quá đông nhưng điều kiện đội ngũ giáo viên lại không thể đáp ứng. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ. Chưa kể, nhiều môn mới còn gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên.

Khi trình Quốc hội phê duyệt, các ban ngành đã đề xuất cho các em tự chọn thì không thể để nhà trường xây sẵn những chương trình để ép học sinh vào theo kiểu “lùa vào chuồng”. Nếu như vậy là không đúng tinh thần, nội dung đã được phê duyệt. Nhưng tôi thấy hiện nay đang có khuynh hướng này. Chúng ta phải đáp ứng nguyện vọng của 100% phụ huynh, học sinh.

Không chỉ điều chỉnh về việc chọn môn học mà chương trình mới còn xuất hiện rất nhiều nội dung mới. Trong khi các trường đào tạo giáo viên lại vẫn hạn chế về số lượng. Điều này sẽ phải giải quyết như thế nào, thưa ông?

- Đây cũng là điều mà ngay bản thân tôi làm quản lý nhà trường nhiều năm nhưng cũng rất trăn trở. Như môn Giáo dục địa phương, nếu nói về Sài Gòn xưa và nay là TPHCM với 300 năm lịch sử, để dạy được môn này phải là người thực sự am hiểu về địa phương chứ không thể 1 giáo viên ở nơi “lạ nước lạ cái” đến, mới trúng tuyển vào trường rồi đi dạy môn này. Như vậy, giáo viên chỉ cầm sách đọc thôi chứ để thẩm thấu hồn văn hoá địa phương thì không có. Vô hình trung sẽ đem lại kết quả giáo dục không cao.

Hay như môn trải nghiệm hướng nghiệp với dung lượng 1 tuần 3 tiết thì sẽ dạy như thế nào trong điều kiện số lượng tiết nhiều, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp? Nhiều môn mới đang thiếu giáo viên lắm. Chúng ta chưa có giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Giáo dục kinh tế và pháp luật... Chúng ta đang có môn học nhưng chưa có nguồn nhân lực thì sẽ lấy đâu ra để đáp ứng. Vấn đề này, các lãnh đạo cấp trên phải tính toán.

Trong khi đó, các môn học vốn được gọi là môn chính thì lại có thời lượng khá ít ỏi. Tôi đã nghiên cứu môn Hoá là chuyên môn của tôi, chương trình rất nặng dù số trang sách giáo khoa ít lại nhưng dung lượng kiến thức “quá trời”. Tôi thấy nhiều hơn rất nhiều nhưng thời gian dạy học thì rất ít. Hay như môn Toán, 1 tuần chỉ có 3 tiết thôi thì phải dạy như thế nào trong khi khối lượng kiến thức khổng lồ như vậy?

Không thể "lùa" học sinh vào tổ hợp có sẵn

Quả đúng là nhiều trăn trở với các trường học. Vậy đứng dưới góc độ học sinh, phụ huynh thì phải lựa chọn môn học ra sao, thưa ông?

- Với chương trình này thì hiện nay giáo viên bậc THCS khó tư vấn cho các em chọn lắm vì người dạy lại ở bậc THPT. Trên nguyên tắc các em phải đỗ lớp 10 rồi thì vào trường mới tư vấn cho học sinh, phụ huynh chọn môn học nhưng tôi xin nhấn mạnh lần nữa là các thầy cô chỉ tư vấn thôi chứ không được ép buộc, xây sẵn chương trình để “lùa” học sinh vào.

Ngay kể cả giáo viên cũng khó để tư vấn. Một học sinh không chọn môn Lịch sử thì sao để đúng là người Việt Nam đây? Các nước trên thế giới đều đề cao môn Lịch sử nhưng khi chúng ta đưa môn này vào tự chọn thì khó. Liệu rằng, chúng ta sẽ phải giáo dục lòng yêu nước, cội nguồn dân tộc, lịch sử đất nước, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta như thế nào đây nếu các em không chọn môn học này?

Ngoài ra, khi công tác tư vấn không tốt còn gây lãng phí sách giáo khoa bởi thói quen của phụ huynh là mua cả bộ sách về nhưng rồi sẽ có những môn không học.

Với những khó khăn như vậy nhiều người lo ngại “vỡ trận”, thậm chí có ý kiến bàn rằng nên “lùi” thời gian áp dụng chương trình mới dành cho lớp 10. Vậy theo quan điểm của ông như thế nào và cần làm gì để khắc phục những lo ngại trên?

- Theo tôi, bàn lùi thời gian là khó. Để đẩy nhanh quá trình triển khai chương trình mới thì Bộ GDĐT cần tung ngay ra kho học liệu, bài giảng e-learning mẫu để giáo viên nghiên cứu và học hỏi. Cùng với đó, sách giáo khoa cũng sớm được triển khai về các trường. Hiện nay, sách mới chỉ có bản trên website, giáo viên tự lên nghiên cứu. Theo tôi, việc chọn sách giáo khoa nên để quyền cho nhà trường thay vì để Sở GDĐT chọn như hiện nay.

Đặc biệt, việc tuyển dụng giáo viên phải “trả về” nhà trường để chủ động, linh hoạt trong vấn để sử dụng, tuyển chọn nhân sự, sử dụng được người tài theo đúng nội dung 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Bên cạnh đó, học sinh đi học, chọn môn nhưng chưa biết định hướng thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học những năm tới sẽ như thế nào. Vì thế, Bộ GDĐT cần sớm có định hướng làm nền tảng để phụ huynh, học sinh lựa chọn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Khi trình Quốc hội phê duyệt, các ban ngành đã đề xuất cho các em tự chọn thì không thể để nhà trường xây sẵn những chương trình để ép học sinh vào theo kiểu “lùa vào chuồng”.

"Theo tôi, bàn lùi thời gian là khó. Để đẩy nhanh quá trình triển khai chương trình mới thì Bộ GDĐT cần tung ngay ra kho học liệu, bài giảng e-learning mẫu để giáo viên nghiên cứu và học hỏi".

Huyên Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 các trường "hot" ở Hà Nội

Tường Vân |

Nhiều trường tư thục tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2022 – 2023.

Cập nhật: Thêm nhiều tỉnh công bố môn thi lớp 10, có tỉnh bỏ môn tổ hợp

Huyên Nguyễn |

Đến nay, đã có thêm các tỉnh, thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương... công bố môn thi vào lớp 10. Theo cập nhật của Lao Động, đã có hơn 20 địa phương thông báo phương thức tuyển sinh đầu cấp THPT năm học 2022-2023.

Cách tính điểm xét tuyển kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM

Huyên Nguyễn |

TPHCM dự kiến thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 11 - 12.6, cả 3 bài thi đều tính hệ số 1.

Vĩnh Phúc "chốt" 3 môn thi vào lớp 10

Tường Vân |

Vĩnh Phúc - Trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, thí sinh làm 3 bài thi vào lớp 10 THPT không chuyên gồm Toán, Ngữ văn và Tổ hợp gồm 3 môn Tiếng Anh, Vật lý và Lịch sử.

Hải Dương không tổ chức thi tổ hợp môn thứ ba vào lớp 10 THPT công lập

Mai Dung |

Hải Dương - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa thông báo kết luận về việc thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập trên địa bàn tỉnh, năm học 2022-2023.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 các trường "hot" ở Hà Nội

Tường Vân |

Nhiều trường tư thục tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2022 – 2023.

Cập nhật: Thêm nhiều tỉnh công bố môn thi lớp 10, có tỉnh bỏ môn tổ hợp

Huyên Nguyễn |

Đến nay, đã có thêm các tỉnh, thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương... công bố môn thi vào lớp 10. Theo cập nhật của Lao Động, đã có hơn 20 địa phương thông báo phương thức tuyển sinh đầu cấp THPT năm học 2022-2023.

Cách tính điểm xét tuyển kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM

Huyên Nguyễn |

TPHCM dự kiến thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 11 - 12.6, cả 3 bài thi đều tính hệ số 1.

Vĩnh Phúc "chốt" 3 môn thi vào lớp 10

Tường Vân |

Vĩnh Phúc - Trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, thí sinh làm 3 bài thi vào lớp 10 THPT không chuyên gồm Toán, Ngữ văn và Tổ hợp gồm 3 môn Tiếng Anh, Vật lý và Lịch sử.

Hải Dương không tổ chức thi tổ hợp môn thứ ba vào lớp 10 THPT công lập

Mai Dung |

Hải Dương - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa thông báo kết luận về việc thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập trên địa bàn tỉnh, năm học 2022-2023.