Bài học chưa cũ từ cơn ác mộng trong đầu thế kỷ 20

Tường Linh |

Để giúp giáo dục công chúng Mỹ, tăng nhận thức của họ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, kênh truyền hình PBS lừng danh đã phát sóng trực tuyến trở lại bộ phim tài liệu gây tiếng vang của họ về dịch cúm Tây Ban Nha 1918.

Xuất phát từ Mỹ, gây chú ý ở Tây Ban Nha

Bộ phim được sản xuất vào năm 1998, mang tựa đề “American Experience’s Influenza 1918” (Trải nghiệm của nước Mỹ về dịch cúm 1918) đưa khán giả trở lại thời điểm tháng 9.1918, khi binh lính đóng tại một căn cứ quân đội gần thành phố Boston bỗng thi nhau chết bất thường.

Nguyên nhân gây tử vong về sau được xác định do một loại cúm lạ mà người Mỹ chưa từng biết tới trước đó. Tính tới năm 1998, đây vẫn là đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ khi khiến cho hơn 600.000 người thiệt mạng, để rồi bệnh dịch đã biến mất bí ẩn như khi nó mới xuất hiện.

Chuyện bắt đầu từ sáng ngày 11.3.1918, khi một binh nhì trẻ tuổi phải nhập viện tại Fort Riley, Kansas, vì bị sốt, đau đầu và đau họng. Ngay sau đó, đã có thêm nhiều người lính trẻ nhập viện vì các triệu chứng tương tự. Tới buổi trưa, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 100 ca nhiễm bệnh và chỉ trong 1 tuần, con số tăng lên 500. 48 người lính đã tử vong tại Fort Riley trong mùa Xuân ấy vì căn bệnh.

Thế nhưng người Mỹ không có thời gian, nguồn lực cũng như không dành sự ưu tiên cho việc tìm hiểu về căn bệnh lạ. Nước Mỹ vào năm 1918 đang sống trong thời chiến. Thanh niên được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Khi dịch cúm lạ xuất hiện, họ đang được chuyển tới chiến trường châu Âu để tham gia Thế chiến thứ nhất.

Kết quả là lính Mỹ từ Fort Riley đã mang mầm bệnh đi tới khắp các chiến hào ở Châu Âu, nơi virus biến thể thêm nhiều lần nữa để trở thành một chủng cúm có khả năng lây lan mạnh và sức hủy diệt lớn. Điều lạ nằm ở chỗ căn bệnh về sau được gọi là cúm Tây Ban Nha, dù rằng khởi điểm của nó là ở Mỹ.

Nguyên nhân do thời chiến tranh, cơ quan kiểm duyệt tại nhiều nước có liên quan sẽ cấm việc xuất bản các tin tức tồi tệ, như bệnh dịch, để nâng cao sĩ khí của binh lính. Nhưng Tây Ban Nha không tham chiến nên báo chí được tự do đưa tin về việc dịch bệnh bùng phát ra sao. Các tin tức đã tạo ra cảm giác sai lầm rằng Tây Ban Nha là tâm dịch, nên báo chí bên ngoài nước này dần quen với việc sử dụng cụm từ “cúm Tây Ban Nha”.

Căn bệnh thích giết người trẻ tuổi

Khi chiến tranh kết lúc, lính Mỹ lại lên đường trở lại nhà, cùng căn bệnh cúm chết chóc. Đầu tiên là hàng trăm, sau đó là ngàn ngàn người lính xếp hàng chờ khám bên ngoài các bệnh viện, bệnh xá ở gần như mọi căn cứ quân sự tại Mỹ. Họ đổ bệnh nhanh chóng không ngờ và tình trạng bệnh nhân cũng trở nặng rất nhanh, như ghi nhận của Victor Vaughan, một bác sĩ quân y nổi tiếng của Lục quân Mỹ.

Ghi chép của Vanghan về những gì diễn ra tại căn cứ Camp Devens ở ngay bên ngoài Boston như sau: “Mọi giường bệnh đều đầy chật người, tuy nhiên bên ngoài vẫn có hàng đám đông đứng chờ. Các gương mặt đều xanh xao mệt mỏi. Mỗi cái ho đều thường kèm theo những miếng đờm lẫn máu. Vào buổi sáng, thi thể người chết được chất đầy trong nhà xác, như gỗ chất trong kho vậy”.

Lực lượng chữ thập đỏ vận chuyển người nhiễm virus cúm tại St. Louis, Mỹ, vào tháng 10.1918. Ảnh trong phim
Lực lượng chữ thập đỏ vận chuyển người nhiễm virus cúm tại St. Louis, Mỹ, vào tháng 10.1918. Ảnh trong phim
Vào ngày Vaughan tới Camp Devens trong mùa Thu năm 1918, 63 quân nhân đã thiệt mạng vì căn bệnh tại đây. Tới tháng 9 năm đó, bệnh dịch lan từ các căn cứ quân sự ra cộng đồng dân thường. Nó quét nhanh trên khu vực Đông Mỹ , xuất hiện ở New York, Philadelphia và nhiều thành phố khác. Chỉ trong tháng 9, đã có 12.000 người Mỹ chết vì cúm.

Căn bệnh cúm, về sau được xác định là chủng H1N1 tuýp A, không hề giống các bệnh cúm xuất hiện trước đó. Người ta có thể trông rất khỏe mạnh vào buổi sáng, nhưng lại trở nặng và chết ngay vào buổi tối. Số khác thì chết từ từ, do ngạt thở, khi dịch cơ thể dần lấp đầy phổi họ.

Trong khi phần lớn các đợt bùng dịch cúm khác thường khiến cho người trẻ và già chết ngang nhau, dịch cúm lần này lại khiến người trẻ chết nhiều hơn hẳn. Nguyên nhân về sau được giải thích là do virus kích hoạt bão cytokine ở những người trẻ, vốn có hệ miễn dịch mạnh hơn người già. Hiện tượng này khiến cho tế bào miễn dịch của người trẻ quay trở lại tấn công cơ thể họ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý là bệnh COVID-19 cũng gây ra hiện tượng bão cytokine với nhiều nạn nhân của nó.

Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng, các cơ sở y tế quá tải và vệ sinh tồi do ảnh hưởng của thời chiến đã làm tăng hoạt động nhiễm khuẩn của các bệnh nhân phải nhập viện, khiến họ thiệt mạng sau thời gian điều trị.

Những hậu quả nhìn thấy trước từ sự quá tải vì dịch bệnh 

Cần biết rằng thời ấy, nhờ những tiến bộ về nghiên cứu vi sinh học, các nhà nghiên cứu đã tạo ra vaccine chống lại nhiều bệnh dịch do vi khuẩn gây ra như đậu mùa, bệnh than, bệnh dại, viêm màng não... Nhưng họ hoàn toàn bất lực trước bệnh cúm của năm 1918.

Dù biết bệnh lây qua đường không khí, các bác sĩ và giới nghiên cứu không có cách nào để nhìn thấy được các con virus siêu nhỏ bằng các loại kính hiển vi tồn tại khi ấy. Do đó, họ xác định một cách sai lầm, rằng bệnh dịch là do vi khuẩn gây ra. Các loại vaccine mà họ chế ra để chống dịch không có hiệu quả. Virus quá nhỏ và rất khó để tiêu diệt chúng.

Khi các bác sĩ và giới nghiên cứu cũng phải bó tay, nhiều người đã quay trở lại sử dụng các liệu pháp điều trị dân gian, truyền miệng. Họ dùng tỏi, trà làm từ cây cỏ mực, dùng băng phiến và thậm chí là đường trộn xăng để trị bệnh.

Giới chức quản lý phải phân phát khẩu trang miễn phí, đóng cửa trường học để ngăn dịch lây lan. Luật cấm nhổ bậy trên đường phố cũng được ban hành. Nhưng không điều gì có thể giúp ngăn chặn bệnh dịch. Tình hình càng tệ hơn trong điều kiện chiến tranh. Người ta xuống đường vận động ủng hộ chiến tranh, đứng túm tụm nghe các bài phát biểu kêu gọi ủng hộ mua trái phiếu để nhà nước có tiền tham gia chiến tranh. Người ta ho vào nhau trong các đám đông ấy, khiến kẻ khác lây bệnh. Binh lính di chuyển trên các tàu vận tải đông nghẹt người. Họ là các ổ dịch mang bệnh đi khắp nơi.

Tháng 10 chứng kiến bệnh dịch lên tới đỉnh điểm. Riêng tại Mỹ đã có hơn 195.000 người thiệt mạng. Đất nước rơi vào cảnh thiếu quan tài trầm trọng. Ở Philadelphia, người chết bị bỏ lại trong các rãnh nước bên vệ đường, hoặc chất đống trong các quan tài nằm trước nhiều hiên nhà. Xe tải dọn dẹp thường xuyên phải di chuyển qua các con phố, để thu thập thi thể và quan tài. Người ta trốn trong nhà, không dám giao tiếp với hàng xóm và bạn bè.

Thế rồi đột ngột giống như khi xuất hiện, bệnh dịch bỗng bắt đầu biến mất. Tới giữa tháng 11.1918, số người chết bắt đầu giảm mạnh. “Dựa vào những kiến thức liên quan tới dịch cúm, chúng tôi hiểu rằng bệnh sẽ dần kết thúc khi nó hết “nhiên liệu”. Đó là khi nó hết người có thể lây nhiễm”, một quan chức y tế nói trong phim tài liệu của PBS.

Bắt đầu từ năm 1918, chỉ trong vòng 2 năm dịch cúm đã lây nhiễm gần 1/3 quy mô dân số toàn cầu khi ấy, tức khoảng 500 triệu người, sau 4 làn sóng dịch liên tiếp. Con số người chết được cho là dao động từ 17,5 triệu tới 100 triệu. Tuy nhiên giới nghiên cứu nhiều nơi sau đó đã chấp nhận tỉ lệ tử vong rơi vào khoảng từ 25-50 triệu người, khiến đây là một trong những đại dịch chết chóc nhất lịch sử nhân loại.

Tường Linh
TIN LIÊN QUAN

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Phim tài liệu của Britney Spears nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp

Thái An |

“Framing Britney Spears” - phim tài liệu của nữ ca sĩ đình đám gây chú ý và nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?