Bài 1: Cạnh tranh công nghệ từ các nước trên thế giới với Mỹ

Nguyễn Văn Thành (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KHCN) |

Ngày nay, khoa học và công nghệ (KHCN) không ngừng phát triển và ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Sản phẩm KHCN đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Bởi vậy, cạnh tranh giữa các nước trên thế giới bắt đầu từ thương mại nay lan sang nhiều lĩnh vực khác và ngày càng diễn ra gay gắt, nhất là trên lĩnh vực công nghệ.

Để phát triển bền vững và có tầm ảnh hưởng, các quốc gia phải đẩy mạnh đầu tư phát triển KHCN nhằm ứng dụng thành tựu vào sản xuất. Cạnh tranh trong việc sản xuất và bán các công nghệ tiên tiến ngày càng trở thành vấn đề an ninh của các quốc gia. Có thể kể tới: Công nghệ sản xuất chất bán dẫn, dữ liệu lớn, thiết bị 5G, sản xuất pin và khai thác đất hiếm, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học...

Khi nước lớn phải "chia sẻ" công nghệ

Trên thế giới, các quốc gia đang tăng cường cạnh tranh công nghệ với các kế hoạch mới nhằm nâng cao năng lực đổi mới và sản xuất trong nước của họ. Các công nghệ đến từ Mỹ luôn được nhiều nước quan tâm, tìm cách tiếp cận nhằm từng bước khai thác, làm chủ và phát triển.

Trong nền kinh tế thị trường, các công ty tư nhân chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, nắm bắt được cầu gia tăng lợi nhuận bằng cách liên kết - liên danh, mở cơ sở tại nước ngoài của các doanh nghiệp đến từ Mỹ. Các nước có nhiều phương thức để thực hiện các ý đồ nêu trên như: Chấp nhận gia công hoặc liên danh với các doanh nghiệp có công nghệ đến từ Mỹ bằng cách các doanh nghiệp Mỹ đóng góp công nghệ, bí quyết quản lý và các tài sản trí tuệ khác trong khi đối tác tại nước sở tại thường đóng góp một số quyền sử dụng đất, tài chính, kết nối chính trị và bí quyết thị trường. Một số nước với thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường rộng lớn còn có các chính sách yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ/chuyển giao công nghệ cho họ nếu kinh doanh ở đó.

Các công ty nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp đến từ Mỹ buộc phải nội địa hóa nghiên cứu ở các nước sở tại và cung cấp cho các doanh nghiệp nước sở tại các điều khoản cấp phép cấp thấp; đầu tư vào các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp; thu hút các chuyên gia và nhà nghiên cứu Mỹ làm việc hoặc hợp tác.

Theo báo cáo năm 2017 của Đại diện Thương mại Mỹ, hành vi “trộm cắp” tài sản trí tuệ đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại lớn, ước tính gây thiệt hại từ 225 tỉ USD đến 600 tỉ USD và hàng nghìn việc làm mỗi năm, làm suy yếu khả năng cạnh tranh và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp Mỹ.

Một số “sự vụ” thể hiện sự suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ như: IBM (là thương hiệu của Mỹ) đã tạo ra ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Nhưng kể từ khi họ thành lập liên doanh với Lenovo, logo IBM đã không xuất hiện trên PC trong nhiều thập kỷ. Sanmina-SCI, một nhà sản xuất máy tính IBM khác của Trung Quốc, gần đây đã mua lại nhiều nhà máy sản xuất máy tính. Hiện Lenovo và Sanmina đều là những nhà sản xuất nặng ký.

Hay, ngành thiết bị bán dẫn và vi điện tử tại Mỹ có sự sụt giảm trong các thập kỷ gần đây. Trong khi Mỹ chiếm 37% năng lực sản xuất thiết bị bán dẫn của toàn thế giới trong năm 1990, nhưng ngày nay con số là 12% và nhiều đối thủ khác đang đầu tư sâu rộng để chi phối ngành công nghiệp này, bởi vậy đã ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sản xuất ôtô, điện thoại di động và trò chơi điện tử của Mỹ...

Theo Hiệp hội công nghiệp bán dẫn SIA, 75% chip trên thế giới ngày nay được sản xuất từ Châu Á, trong khi thị phần chất bán dẫn được sản xuất tại Mỹ đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% ở thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu kể từ đầu năm 2020, điều này đã ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sản xuất ôtô, điện thoại di động và trò chơi điện tử của Mỹ.

Và hành động của Chính phủ Mỹ

Trước thực trạng công nghệ của Mỹ bị “khai thác bất hợp pháp”, từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.2017, ông đã tuyên bố sẽ bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi “hành vi tự sát” bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trên thị trường quốc tế. Đồng thời chính quyền Trump cam kết thúc đẩy phát triển công nghệ và thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) để đảm bảo an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm được trả lương cao và cải thiện cuộc sống của người Mỹ. Chính quyền tạo điều kiện thúc đẩy các công nghệ mới nổi, khuyến khích đổi mới công nghệ và bảo vệ các công nghệ của Mỹ ở nước ngoài.

Chính quyền tổng thống Trump đã thể hiện cam kết của mình bằng nhiều hình thức như đưa hàng loạt các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài vào diện danh sách đen thương mại hay còn gọi là “danh sách thực thể”. Những cá nhân và tổ chức bị liệt vào danh sách này vì được cho là đã tham gia hoặc có khả năng cao đã tham gia vào các hoạt động gây đe dọa cho an ninh quốc gia hay các lợi ích về chính sách ngoại giao của Mỹ, trong đó phần lớn liên quan đến “khai thác bất hợp pháp” công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ. Các tổ chức và cá nhân nằm trong "Danh sách thực thể" được yêu cầu phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu hay vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào đang chịu lệnh hạn chế thương mại. Tuy nhiên, đơn xin giấy phép trong các trường hợp như thế này hầu hết bị bác bỏ, đồng thời sẵn sàng bị trừng phạt bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện tại có hàng trăm doanh nghiệp, trường đại học, cá nhân nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật và những nguyên liệu được dùng cho linh kiện công nghệ cao đã bị đưa vào “danh sách thực thể”.

Mặt khác, chính phủ Mỹ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu trong nước, khuyến khích nguồn lực nghiên cứu phát triển từ doanh nghiệp. Cụ thể năm 2018 chính quyền Mỹ yêu cầu đầu tư 151,2 tỉ USD cho R&D của Liên bang, tăng 2% so với năm 2017, và cao nhất kể từ năm 2014. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Mỹ cũng đã tự chi 441 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng 10,2% so với năm 2017.

Đặc biệt, gần đây Luật cạnh tranh và đổi mới 2021 (USICA) được đề cập và thông qua một cách nhanh chóng với sự đồng thuận cao bởi các mốc thời gian chính như:

Ngày 8.4.2021, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đệ trình dự luật giúp Mỹ đối phó với những thách thức do Trung Quốc đặt ra. Dự luật đặc biệt kìm hãm nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ từ các nước nhằm vào nước Mỹ. Ngày 20.4.2021, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua "Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021" nhằm đối phó Bắc Kinh về nhân quyền và cạnh tranh kinh tế, bên cạnh biện pháp đầu tư vào ngân sách nghiên cứu công nghệ.

Ngày 27.5.2021, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục tranh luận filibuster, tiến tới thủ tục bỏ phiếu để có thể thông qua USICA. Ngày 8.6.2021, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cạnh tranh và đổi mới năm 2021 (USICA). Sau khi được thông qua tại Thượng viện, dự luật hiện đang được chuyển đến Hạ viện, dự kiến sẽ bỏ phiếu vào tháng 7.2021. Các hành động của Washington nhằm đối phó với cạnh tranh về KHCN đã làm chậm sự tiến bộ công nghệ của các công ty nước ngoài đồng thời tăng năng lực, khả năng cạnh tranh công nghệ của các doanh nghiệp Mỹ.

(Xem tiếp kỳ sau)...

Nguyễn Văn Thành (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KHCN)
TIN LIÊN QUAN

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Ký kết phối hợp “đầu của nhà khoa học” và “túi của doanh nghiệp"

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021–2030.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Tiềm ẩn nguy cơ bị lừa khi sử dụng dịch vụ rút hộ bảo hiểm xã hội một lần

LƯƠNG HẠNH |

Cần tiền gấp khi thất nghiệp, nhiều người lao động tìm đến các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nhanh nhất. Từ đó, các dịch vụ này bắt đầu nở rộ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo người lao động.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi:

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Ký kết phối hợp “đầu của nhà khoa học” và “túi của doanh nghiệp"

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021–2030.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.