Gặp gỡ cuối tuần

BÀ PHẠM THỊ NGỌC CHÂU, GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH R BOOKS: “Không ngừng theo đuổi ước mơ”

NHẬT LỆ THỰC HIỆN |

Là người sáng lập sàn giao dịch sách điện tử đầu tiên mang tên ReBooks tại Việt Nam, bà Phạm Thị Ngọc Châu, giám đốc Công ty TNHH R Books là một người đam mê sách và có nhiều ý tưởng.

Mới đây, R Books và Phoenix Global Wealth Management đã thực hiện lễ ký kết hợp tác toàn diện nhằm phát triển các ấn phẩm văn hóa như: Sách ngoại văn, sách quốc văn và liên kết với nhà xuất bản quốc tế. Ngoài ra, R Books định hướng xuất bản những ấn phẩm sách ebooks bằng tiếng Anh theo các chủ đề phát hành trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, hai bên cũng đẩy mạnh mảng sách tác quyền, chọn lọc và mua bản quyền tiếng Anh các ấn phẩm về các chủ đề kinh tế, quản lý, lãnh đạo, tư duy tích cực, khởi nghiệp, tài chính, quản lý thời gian, quản lý tài chính cá nhân… dịch sang tiếng Việt, in ấn và phát hành tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ hợp tác với các tác giả Việt Nam, chuyển ngữ các tác phẩm sang tiếng Anh để phân phối ra thị trường thế giới.

Nhiều người nói về những thành công trong lĩnh vực tài chính của chị, song vì sao chị lại chọn đầu tư vào ngành giáo dục và sách?

- Sách và giáo dục là hai mảng tôi yêu thích và mang lại nhiều mục đích ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, sau đó vào thẳng ngành ngân hàng làm việc. Hơn 10 năm công tác tại ngân hàng, tôi cũng đạt được một ít thành công trong lĩnh vực này.

Song song bên cạnh đó, tôi còn tham gia mảng giáo dục. Cụ thể, tôi mời các diễn giả nước ngoài về Việt Nam để trao đổi những kinh nghiệm và kiến thức của họ trong ngành tài chính. Và vì làm bằng niềm đam mê nên tôi đặt hết tâm huyết của mình vào từng sản phẩm của doanh nghiệp. Thứ nhất, tôi đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, và thứ hai, mục tiêu kinh doanh là góp một phần nhỏ trong việc nâng tầm phát triển của xã hội. Tôi hy vọng phần lớn những người tham gia buổi trao đổi có thêm kiến thức để tăng nguồn thu nhập của họ và làm sao cho nhiều người nước ngoài trong giới tài chính biết đến các chuyên gia người Việt.

Làm sách, là tôi đang theo đuổi ước mơ của mình.

Vì sao đang là chuyên gia thành công trong lĩnh vực tài chính, chị lại chuyển sang lĩnh vực khác để theo đuổi ước mơ của mình?

- Mê sách, đó là một điều ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia vào ngành sách của tôi. Ngay từ nhỏ, tôi đã mê sách. Đọc sách hàng ngày đã trở thành một thói quen, từ lớp 6, một ngày tôi đọc 3 - 5 cuốn sách. Lúc đầu, tôi đọc chỉ vì thích, chứ chưa định hình loại sách nào mình hướng đến. Lên đại học, tôi bắt gặp nhiều cuốn sách hay, bắt đầu từ cuốn “Đời thay đổi khi ta thay đổi”. Từ đó, tôi bắt đầu đi sâu vào các loại sách mà mình quan tâm, đặc biệt là sách tư duy, sách kinh tế, tài chính... Nhờ truyền thống của gia đình, đặc biệt là do ảnh hưởng “tính kinh doanh” từ mẹ và niềm đam mê sách của cha tôi, một trí thức thời trước thông thạo nhiều ngoại ngữ, nên khi đã có một số thành công nhất định trong lĩnh vực tài chính, tôi quyết định thành lập công ty sách. Tôi nhắm đến mục đích thương mại là chính, bán sách sỉ theo dạng xây dựng tủ sách doanh nghiệp. Bên cạnh đó tôi hướng đến thị trường quốc tế, mảng ebooks và mảng xuất bản sách quốc tế.

Đặc biệt, khi tôi gặp anh Peter Phạm - một chuyên gia trong ngành tài chính (cùng ngành), anh đã có sẵn ý tưởng phát triển mảng xuất bản sách quốc tế cho thị trường sách Việt Nam, chúng tôi mới cùng nhau thảo luận. Cùng nhìn nhận thị trường sách Việt Nam có tiềm năng, các tác giả người Việt viết sách rất hay, nhưng chúng tôi nhận thấy trên thị trường thế giới không có nhiều sách Việt, và việc đưa sách Việt chuyển ngữ thành sách tiếng Anh cũng có rất ít. Thế nên chúng tôi cùng bắt tay nhau hợp tác về mảng này.

Tại sao chị không gói gọn làm sách trong lĩnh vực tài chính, mà còn mở ra nhiều lĩnh vực như tư duy, ẩm thực, du lịch....?

- Theo quan điểm của tôi, bán sách về lĩnh vực tài chính, hay bất cứ sách thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa, người ta cũng đặt mục đích hàng đầu là bán sách chạy. Muốn vậy, điều đầu tiên không phải là bán cái mình thích, mà là bán cái độc giả thế giới muốn gì. Chúng tôi đang tìm hiểu độc giả toàn cầu cần gì, và dựa vào đó đưa ra những chủ đề thích hợp với thị hiếu của họ, chứ không hẳn chỉ là thị hiếu của người Việt. Bởi sàn giao dịch sách điện tử không chỉ phát triển ở Việt Nam mà còn nhắm đến thị trường quốc tế. Thế mạnh của Peter Phạm là xuất bản sách quốc tế vì anh ấy có nhiều mối quan hệ. Ngay cuốn sách “The big trade” (Giao dịch lớn) của anh ấy rất chất lượng, được nhiều NXB trên thế giới giao dịch về bản quyền. Chính vì thế, chúng tôi muốn làm gì đó khác biệt hơn, mong muốn cộng đồng Việt được đánh giá năng lực đúng hơn về mảng sách. Người Việt mình rất giỏi trong nhiều lĩnh vực, và sách cũng là một lĩnh vực trong đó, tôi tin là như vậy.

Ngoài ra, tôi đang làm việc với một số tác giả Việt, và đang triển khai để xuất bản sách của tác giả Việt bằng tiếng Anh để bán ra thị trường thế giới. Còn sách bán chạy hay không vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị hiếu của các độc giả trên toàn cầu.

Xin chị cho biết cụ thể sách xuất khẩu đó là loại sách gì, kinh tế hay văn chương?

- Chúng tôi xuất bản những thể loại mà những nhà xuất bản quốc tế và các độc giả trên thế giới quan tâm và nhắm đến. Bên cạnh sách về kinh tế, tài chính còn có sách về tư duy, ẩm thực, du lịch, kể cả tản văn...

Vì sao ngay từ khi mới mở sàn giao dịch sách điện tử, chị đã nhắm ngay đến khách quốc tế mà không phải là người Việt?

- Chuyện đó rất bình thường. Thứ nhất, thị trường quốc tế thì sẽ rộng lớn hơn rất nhiều thị trường Việt. Thứ hai, với thế mạnh hiện có và những mối quan hệ nhất định, chúng tôi sẽ đi hướng hơi khác với các doanh nghiệp trong ngành sách tại Việt Nam, mở cửa một cơ hội mới cho các tác giả Việt. Có thể, cộng đồng người Việt chưa quen cách xuất khẩu sách ra thế giới, nhưng công ty Phoenix đã làm được, minh chứng là trường hợp sách của Peter Phạm, nên chuyện đó không có gì là khó khăn. Thứ ba, làm việc gì cũng phải tính đến hiệu quả. Việc mình đưa sách ra thế giới không chỉ giúp tác giả có thêm thu nhập, mà còn mang về cả niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, ở bất kỳ lĩnh vực nào, theo quan điểm cá nhân tôi muốn phát triển trong ngành thì việc triển khai cần tối đa hóa ưu thế và điểm mạnh của mình.

Êkíp của chị đang chuẩn bị hoàn thành hai cuốn sách về tài chính, xin chị nói rõ hơn về những vấn đề mà các cuốn sách này đặt ra?

- Chúng tôi đang làm sách tiếng Anh, đã hoàn tất bản thảo. Một cuốn tôi viết về việc quản lý thời gian, vì một bộ phận lớp trẻ còn lúng túng trong việc sắp xếp quỹ thời gian cho mình. Cuốn thứ hai là về việc sắp xếp kế hoạch nghỉ hưu, về những kế hoạch và hành động để cuộc sống được tốt nhất. Bản thảo đã xong, đang chờ thời điểm thích hợp để xuất bản.

Cũng đã có những tổ hợp chuyên dịch sách kinh tế ra tiếng Việt. Công ty của chị sẽ khai thác hướng nào?

- Hướng của chúng tôi khác hoàn toàn, chủ yếu là xuất khẩu chứ không phải là nhập khẩu. Hiện tại, chúng tôi vẫn nhập sách về, chọn dịch và phát hành tại Việt Nam. Còn việc đưa tác giả Việt ra thế giới, chúng tôi vẫn âm thầm thực hiện, có những tác giả viết truyện ngắn, tản văn, và có những tác giả viết sách về kinh tế.

Xuất khẩu sách thì chúng tôi sẽ chọn lọc nội dung của sách, sau đó chuyển cho NXB nước ngoài đọc chọn lần thứ 2, điều này phụ thuộc vào nội dung của tác giả có sẵn. Chúng tôi chỉ tư vấn những cuốn sách phù hợp để xuất khẩu và lo về mặt chuyển ngữ, cũng như văn phong. Chúng tôi đã có cuốn sách “The Big trade” giao dịch ở nhiều nước trên thế giới.

Về bản quyền, chị có sợ bị sao chép, in lậu?

- Chúng tôi nhận bản thảo thô của tác giả, biên tập lại, sau đó đi đăng ký bản quyền cho họ. Nếu gặp phải trường hợp có người tự đánh máy tác phẩm, tự in sao mà không có tem bản quyền thì chúng tôi sẽ cảnh báo cho khách hàng và thông báo đến các cơ quan chức năng. Nhưng trong trường hợp người mua ham rẻ, bỏ tiền ra mua sách lậu ở lề đường với mức giá chỉ 30% - 50% giá bìa thì chịu thôi. Thông thường, tác giả là người phát hiện ra tác phẩm của họ bị in lậu sớm nhất, chỉ cần họ báo cho chúng tôi là sẽ có cơ quan chức năng xử lý.

Làm sách ngày càng khó khăn khi nạn in lậu lan tràn, chị nghĩ sao?

- Tôi tập trung vào chất lượng sách, và hướng đến thị trường quốc tế nhiều hơn. Cho nên mảng công nghệ để bán sách ebooks là một trong những mảng công ty rất chú trọng.

Ý nghĩa cuộc đời với chị?

- Với tôi, gia đình là quan trọng nhất, là nơi để mình quay về. Tôi may mắn có người chồng đứng sau ủng hộ. Anh ấy muốn tôi thực hiện được những đam mê, hoài bão của mình vì chỉ khi tôi hạnh phúc với bản thân mình thì tôi mới có thể mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, đặc biệt là gia đình nhỏ bé của tôi.

Ngoài gia đình, tôi còn muốn tập trung phát triển giá trị bản thân. Tiền chỉ là một phần trong đó, còn giá trị bản thân thì không thể đong đếm. Sống có mục đích, cuộc sống lại vốn ngắn ngủi, nên tôi muốn sống như thế nào để luôn thấy thoải mái, vui vẻ là điều quan trọng nhất.

Rất nhiều người hỏi tôi: Tôi làm nhiều như vậy, làm sao còn dành thời gian cho gia đình? Thật ra, tôi cũng đi làm như mọi người, từ 8h sáng đến 5h chiều trong tuần, nếu có lấy thêm thời gian cho công việc thì tôi sẽ dùng thêm ít thời gian vào đêm khuya. Vậy có nên phân biệt một người “làm nhiều việc” sẽ khác với một người “làm nhiều thời gian” hay không?

Bản thân là một người phụ nữ, tôi thấy rằng, khi đi làm sẽ có thêm những mối quan hệ, học hỏi thêm rất nhiều điều, và có thể sáng tạo trong công việc cũng như trong cuộc sống. Quan trọng hơn nữa là khi làm công việc mà tôi đam mê, yêu thích, thì cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn và nhiều niềm vui hơn.

Xin cảm ơn chị!

NHẬT LỆ THỰC HIỆN
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Biếu Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Dịp cuối năm, nhiều gia đình lại "đau đầu" suy nghĩ biếu Tết bên nội, bên ngoại ra sao cho phù hợp, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.