Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3

Bà - Mẹ của 7 tiến sĩ và 2 thạc sĩ

Ghi chép của NGUYỄN HUY SÚC |

Đó là gia đình bác sĩ Nguyễn Thi Huê, nguyên cán bộ Trung tâm y tế huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Chồng bà là y sĩ Nguyễn Thế Hồng, nguyên là trưởng tạm y tế xã Hoằng Lộc. Ông bà có 5 người con, trong đó hai trai một gái cùng hai người con dâu đều là Tiến sĩ. Năm ngoái, thêm hai người cháu nội của ông bà, một người học ở Đức, một người học ở Mỹ, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Hiện nay, gia đình bà có 7 người có học vị Tiến sĩ và hai người là Thạc sĩ.

1. Là người cùng làng, là đồng nghiệp, tôi kém ông bà 10 tuổi, là bạn vong niên của ông bà nên có lần bà đã kể cho tôi nghe về cuộc đời bà và những cảm nghĩ của bà về ông: “Chú biết không, những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, ông bà ngoại bọn trẻ mới có anh cả Phong, bà thạo buôn bán, nhà lại có vốn, ông giỏi tiếng Pháp, bạn bè đông nên ông bà vào Huế để lập nghiệp. Được vài năm thì sinh thêm chị. Khi chị lên 5, gia đình trở về quê ở thị xã Thanh Hóa mở hãng buôn vải sợi. Nhưng chưa được bao lăm thì vỡ nợ nên ông bà đành gồng gánh lên Thái Nguyên. Những năm ở Thái Nguyên, bà buôn hàng xén, ông học nghề dệt. Ông bà sinh thêm cậu Hiển và dì Hương. Qua bao thăng trầm, chứng kiến nhiều sự kiện chuyển mình của thế cuộc: Dân ta chết đói 1945; Nhật Pháp bắn nhau; Việt Minh giành chính quyền, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp thị xã Thái Nguyên. Vui lắm. Năm đó chị 12 tuổi, cùng bạn đi xem tối ngày. Tuần Lễ Vàng rất nhiều bà con ủng hộ. Mẹ chị có đôi hoa tai đang đeo cũng tháo ra đóng góp luôn. Năm 1947, Pháp nhảy dù Bắc Cạn, thả bom, bắn phá Thái Nguyên. Bác Phong vào bộ đội. Lần này, chúng lại nhảy dù cách nhà chị 1 km. Cả nhà chạy lánh nạn vào rừng. Sau ta đánh mạnh, giặc phải rút. Rồi mẹ chị mất. Thầy chị bàn với chị thu dọn gia tài về quê. Rất may nhờ được một phụ nữ tên là Sang, hướng dẫn đoàn dân công gánh giấy vào Thanh, cho 4 bố con theo đoàn, nên hơn 10 ngày về được Cẩm Thủy. Từ Cẩm Thủy, bố con đi lẵng, xuôi về Cầu Bố. Về Cầu Bố, thầy chị dồn hết vốn liếng kiếm được sau những năm bôn ba mở xưởng dệt khăn mặt. Xưởng dệt hoạt động đang phát đạt thì 2h chiều ngày 20.10.1951 ba chiếc máy bay của giặc Pháp đến ném bom trúng xưởng. Anh em công nhân và gia đình chạy được xuống hầm, không chết ai nhưng xưởng bị cháy trụi. Gia tài sạch sành sanh. Thày chị gửi chị, cậu Hiển và dì Hương cho ông bà nội để lên lại Thái Nguyên tìm việc. Từ đó chị được ông bà và các bác, các chú tập cho làm ruộng: Cày bừa, cấy hái, làm cỏ, bón phân, tát nước... Được hơn năm thì ông chú, em ông ngọai mở hàng rượu ở Cầu Bố, chú cho chị ra bán hàng. Được một thời gian sau, bà dì Ngãi, em giáp bà nội, hướng dẫn cho chị buôn hàng xén - hàng thập cẩm đồng đăng.., nhưng được cái không sợ thiu thối. Thành thạo việc đặt mối lấy hàng, giao hàng, bán hàng, chị xin ông bà nội, vay tiền của anh em đưa cả cậu Hiển và dì Hương ra Cầu Bố thuê nhà, mở cửa hàng bách hóa. Tự bươn chải kiếm sống. Buôn bán được. Chị nhắn thầy về. Dù thương mẹ, thương thân, thương anh Phong, thương các em nhưng chị vẫn phải bàn với các em khuyên thầy lấy mẹ kế như ý định của ông bà nội, ông bà ngoại và dì Ngãi: Để chị em có mẹ!... Thầy chị tên là Phác. Mẹ kế tên Bách, là bạn của bà dì Ngãi. Hiền lành phúc hậu. Thông thạo buôn bán. Khi chị mới manh nha ra buôn bán cho đến khi mở được cửa hàng, cô Bách thường giúp chị tạo các mối bạn hàng. Nghĩ buồn cười ra nước mắt, chưa đầy hai mươi tuổi, chị đã bàn với cậu Hiển, dì Hương chuyện hỏi vợ cho thầy chị. Hôm cưới, chị tưởng đơn sơ, ai ngờ họ hàng, anh em, bạn hàng của chị, của dì Ngãi, của cô Bách, của thầy chị đến rất đông. Mấy bà bạn hàng đi đám cưới vừa thương ba chị em, vừa vui vì ba chị em có được mẹ Bách nên mới vận ra cái bài vè:

“Con cò mà mổ con trai

Cô Huê đi lấy vợ hai cho thầy

Có lấy thì lấy vợ gầy

Chớ lấy vợ béo, nó đánh cả thầy lẫn con!”.

2. Sau cưới, thầy mẹ sống với nhau vui vẻ, mẹ Bách càng yêu quý ba chị em hơn. Mẹ con dốc sức, dồn vốn liếng lại để thành cửa hàng lớn. Mẹ Bách bàn với thầy cho ba chị em đi học chữ. Thầy thấy mẹ Bách bàn trúng ý thầy nên thầy rất vui. Rồi thầy được chính quyền điều lên công tác ở xã rồi lên thị xã. Mẹ Bách sinh em bé đặt tên là Hạnh. Kháng chiến đang vào cao trào. Chị đến tuổi 20, trong diện đi dân công tiếp vận cho Điện Biên Phủ. Ở nhà, mẹ Bách, cậu Hiển, dì Hương cùng chăm sóc em Hạnh, xoay xở kinh tế để thầy an tâm làm việc nước. Điện Biên giải phóng. Hòa bình lập lại. Chị về cùng mẹ Bách với các em tiếp tục buôn bán. Chị sinh hoạt thanh niên ở phố. Được bầu vào ban chấp hành thanh niên. Thầy được chuyển lên công tác ở tỉnh. Để gần nơi thầy làm việc, gia đình mua nhà số 132 phố Cao Thắng. Anh cả Phong bị sốt rét nên trên cho về đơn vị bộ đội an dưỡng ở Thị xã. Thỉnh thoảng anh Phong lại đưa bạn về nhà chơi. Có hai anh người Chợ Quăng, một anh tên Hiền, là phóng viên báo trong quân đội, giỏi văn, giỏi đàn hát và giỏi tiếng Pháp, một anh tên là Hồng, là quân y, thích đọc sách, thạo tiếng tây. Thỉnh thoảng có người nhức đầu sổ mũi lại khám bệnh và kê đơn giúp. Thầy rất mến hai anh, vì là bộ đội lại thông minh. Đôi khi anh Hiền, anh Hồng, anh Phong và thầy ngồi uống trà và nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Về sau anh Hiền ngỏ ý với thầy muốn tác thành cho chị và anh Hồng. Thầy ưng ý. Thế là việc cưới hỏi do đơn vị bộ đội của các anh đứng ra tổ chức. Anh em, họ hàng dưới Quăng đi bộ lên đến vài chục người. Vui ơi là vui! Thế là chị về làm dâu Hoằng Lộc vào năm 1956, khi tròn 23 tuổi.

Ngôi nhà của gia đình ông bà Hồng Huê. Ảnh: Nguyễn Huy Súc
Ngôi nhà của gia đình ông bà Hồng Huê. Ảnh: Nguyễn Huy Súc

3. Vài tháng sau, anh Hồng và anh Hiền được phục viên. Hai vợ chồng chị và anh Hiền bàn nhau ra Hà Nội tìm nghề sinh sống. Nhưng ông bà nội không cho. Sau chỉ mình anh Hiền ra Hà Nội làm bên nghề báo chí, còn anh anh Hồng ở nhà chữa bệnh tư. Chi làm ruộng và dệt vải. Có một chuyện tình cờ gặp may cho ông chủ tịch xã Nguyễn Qưới và cả cho anh Hồng. Vốn là ông chủ tịch xã ốm nặng nhưng trạm y tế không điều trị được. Lúc đó, trang thiết bị, thuốc men thiếu thốn. Cán bộ chuyên môn vừa thiếu lại vừa yếu chứ không như bây giờ. Gia đình ông chủ tịch mời anh Hồng đến. Nhờ những năm tháng đã kinh qua quân đội, thực hành độc lập, giỏi tiêm khám. Anh Hồng đã điều trị cho ông chủ tịch xã khỏi bệnh để ra trụ sở làm việc. Ông chủ tịch xã phấn khởi, sai con đem một cây bòng bòng đến trồng ở vườn trước nhà cho anh Hồng, gọi là kỷ niệm bởi “Phúc chủ, Lộc thầy!”. Đấy, cây bòng bòng vẫn xum xuê và hàng năm vẫn cho quả đỏ chóe trước nhà! Và, sau đấy thì xã điều anh Hồng ra trạm xá làm việc. Làm được một năm thì xã giao cho anh Hồng làm trạm trưởng, vì ông trạm trưởng cũ chuyển cả vợ con vô Nông Cống hành nghề. Ngày đó trạm y tế dân lập, cán bộ y tế dân nuôi, tức là xã trả lương. Lương tháng có tháng không. Các cán bộ các nghành của xã cũng vậy. Có khi ba tháng mới được nhận lương. Có thời gian lại nhận lương bằng lúa, bằng khoai của bà con bên nông nghiệp đóng góp. Do quan tâm của chính quyền, lại có kinh nghiệm xây dựng, quản lý mạng lưới vệ sinh viên, y tá trong quân đội, một phần nữa biết nắm sát chỉ đạo của phòng y tế huyện, giao thiệp bạn bè rộng, nên công tác vệ sinh phòng bệnh ở các xóm phát triển nhanh, trọng điểm chính là 3 công trình: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, giếng nước sạch và nhà tắm. Ở trạm, việc khám chữa bệnh, khám thai, đỡ đẻ ngày một ổn định và nâng cao. Bước đầu được dân làng tin tưởng. Về sau, dân các xã đến trạm xá xã Hoằng Lộc khám bệnh, nằm điều trị, khám thai, đẻ, ngày một nhiều. Anh Hồng xin với xã cho điều người biết chuyên môn cả tây y và các cụ chữa bệnh bằng thuốc đông y, thuốc nam ra trạm. Con số lên đến cả chục người. Chia ra tổ làm công tác phong trào, xuống các xóm cùng các vệ sinh viên vận động nhân dân xây dựng ba công trình nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm và mở rộng, phát quang và vệ sinh đường làng ngõ xóm. Lập sổ theo dõi sức khỏe đến tận các hộ. Tổ khám bệnh, điều trị có kết hợp cả đông và tây y. Ngoài tiền bán thuốc như quy định, anh Hồng xin với xã cho cơ chế thu tiền khám bệnh, tiền nằm lại trạm xá điều trị, tiền khám thai, đỡ đẻ.., của những bệnh nhân ngoài xã để có tiền thêm vào mua thay những chiếu, chăn màn cũ rách, đồng thời có tiền thù lao hàng tháng cho các y tá, lương y.

Những năm này trạm y tế có vườn cây thuốc, có tổ dược, ngoài chuyện mua và bán thuốc tây còn lấy thuốc bắc về để tổ đông y cắt thuốc thang, nấu thành cao, sắc thuốc nước, tán thuốc làm thành viên phục vụ cho điều trị. Đi đôi với công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh, anh Hồng xin với huyện mời cán bộ của trường bồi dưỡng cán bộ y tế tỉnh về xã, mở lớp đào tạo y tá 3 tháng, cho mỗi xóm hai người. Chị cũng trong diện được đào tạo y tá tại xã cùng với nhiều anh chị em. Chị tiếp tục học bổ túc văn hóa đến lớp 7 và thi vào học y sĩ trung cấp ở trường y sĩ Thanh Hóa. Tốt nghiệp y sĩ, chị được phân công về làm việc tại Trạm vệ sinh phòng dịch, thuộc ty y tế Thanh Hóa. Vừa công tác vừa học văn hóa, năm 1973 chị tốt nghiệp lớp 10 bổ túc và thi đậu vào lớp bác sĩ chuyên tu của Đại học y Hà Nội. Tốt nghiệp bác sĩ, chị được phân công về Trung tâm y tế huyện Hoằng Hóa làm việc cho đến ngày về hưu.

Ngôi nhà cấp 4, nơi ở xưa kia của gia đình ông bà Hồng Huê nay được con cháu tu sửa lại. Ảnh: Nguyễn Huy Súc
Ngôi nhà cấp 4, nơi ở xưa kia của gia đình ông bà Hồng Huê nay được con cháu tu sửa lại. Ảnh: Nguyễn Huy Súc

Lại nói về tram y tế Hoằng Lộc. Do quan tâm của chính quyền, diện mạo khuôn viên, nhà cửa phòng ốc của trạm dần được thay đổi. Do áp dụng có sáng tạo sự chỉ đạo của ngành dọc, từ một trạm yếu kém đã trở thành điển hình tiên tiến của Ngành Y Thanh Hóa và còn vang tiếng cả nước. Trạm đã được đón Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch về thăm 5 lần. Những năm sau, Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn, Bộ trưởng Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng Phạm Song, Bộ trưởng Nguyễn Trọng Nhân đều về thăm trạm. Nhiều đoàn khách trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh bạn về tham quan, học tập. Nhiều đoàn khách của tổ chức y tế thế giới, của các nước về thăm. Anh Hồng đã tạo được niềm tin và sự giúp đỡ của các cấp trong ngành Y tế cũng như các ngành hữu quan; được nhiều bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân yêu mến.

4. Trong gia đình, anh là một người cha của các con nhưng phần làm mẹ của anh gần như ngang bằng với chị. Về làm vợ anh, chị mới chỉ học có lớp 3, lớp 4, anh động viên và giúp đỡ chị học bổ túc văn hóa đến tốt nghiệp lớp 10, bắt đầu học ngoại ngữ ngay từ ngày vào học y sĩ. Học chuyên môn từ vệ sinh viên thôn đến y tá, y sĩ đến bác sĩ. Những năm chị đi học ở Trường Y sĩ Thanh Hóa, nhất là ba năm, cả chị và Song Hoan học đại học ở Hà Nội, một tay anh lo cho các con cơm nước, giặt giũ, nhắc nhở các con học văn hóa, học luyện ngoại ngữ và thể dục, nghỉ ngơi có khoa học. Riêng về ngoại ngữ, của các con, ngoài học ở lớp ra anh còn nhờ các thầy cô chuyên ngữ kèm cặp thêm. Anh thường nói với chị là phải học ngoại ngữ hàng ngày để mở mang kiến thức, để các con nhìn mẹ học mà học. Có từ bí thì hỏi anh. Anh đi vắng thì hỏi các con. Trẻ con học nhanh vào, còn chị thì chậm. Khi hỏi con từ, con nói được thành ra nó cũng phấn khởi và chịu khó học hơn. Thời chị và chú chỉ đọc hiểu ngoại ngữ và cập nhật được tiến bộ của y học qua các tạp chí nước ngoài đã tự bằng lòng. Còn bây giờ bọn trẻ nhà chị, đứa được đào tạo ở nước ngoài đã đành, đứa trưởng thành ở trong nước cũng thành thạo tiếng Anh. Chúng làm việc trực tiếp với các chuyên gia, với đối tác nước ngoài. Không như chị em mình ngày trước, làm việc với chuyên gia đôi khi phải có phiên dịch. Anh Hồng thường nói với các con: “Học ngoại ngữ phải học thường xuyên, học suốt đời. Rồi sẽ đến lúc, tự mình nhận ra mình không thành thạo ngoại ngữ thì đời sẽ thụt lùi cho mà xem!”.

Anh ra đi đột ngột vào chiều ngày 9.9.1995, như chú đã biết, đám tang anh hàng trăm vòng hoa, vài trăm bức trướng, câu đối của bạn bè, của bệnh nhân, của người nhà bệnh nhân, của các cơ quan tổ chức đến viếng và gửi điện đến chia buồn. Anh đi, để lại cho chị việc tiếp tục động viên, khuyên nhủ, nuôi dạy cho con cháu học hành và thành đạt theo ý nguyện thường ngày của anh! Cầu cho anh mát mẻ, siêu thoát nơi cực lạc!”.

Đó là câu chuyện giữ tôi và bác sĩ Nguyễn Thị Huê, cách đây đã 5 năm.. Bây giở bà cũng đã đến với ông nơi người ta gọi là cực lạc. Chỉ hai ngày nữa đã là ngày lễ Đại Tường(*) của bà. Tài sản của ông bà để lại nơi dương thế là một cái nhà cấp 4. Nhà có 4 gian, ba gian làm nơi thờ phụng tổ tiên, một gian xưa là buồng hạnh phúc của ông bà. Một cái nhà dưới, là nhà 2 tầng nhưng chỉ rộng khoảng 35 mét vuông, mái tầng hai không đổ bê tông mà lợp lá kè; một cái tủ ly với hai bộ bàn ghế ba đai. Nhưng tài sản hiếm có của ông bà mà nhiều người không có được, đó là 5 người con, 2 người cháu nội có học vị Tiến sĩ và hai cháu nội là Thạc sĩ. Cả nhà đều nói thành thạo tiếng Anh, khi cần, làm việc được với các chuyên gia và các đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay.

Hoằng Lộc, 27 tháng 2 năm 2021

(*) Lễ Đại Tường là giỗ hết việc sau ngày người mất 2 năm nhưng con cháu vãn còn chịu tang.

Ghi chép của NGUYỄN HUY SÚC
TIN LIÊN QUAN

Thiếu vắng hoạt động nghệ thuật ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 do dịch COVID-19

TUẤN ĐẠT |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, dịp Quốc tế Phụ nữ năm nay không có nhiều hoạt động văn hóa giải trí sôi động, thiếu vắng những chương trình hấp dẫn hoặc chỉ tổ chức trong một quy mô nhỏ, hạn chế số lượng người tham gia.

Tây Ninh: CĐCS tặng quà cho 1.250 nữ đoàn viên nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Quốc Tiến |

Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 (8.3.1910 - 8.3.2021), ngày 4.3.2021, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công TNHH Dệt sợi Continental (có trụ sở đóng tại Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) đã tổ chức trao tặng 1.250 phần quà cho nữ đoàn viên, công nhân lao động công ty.

BIC ưu đãi 20% phí bảo hiểm sức khỏe nhân ngày Quốc tế phụ nữ

Hải Minh |

Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Ưu đãi ngập tràn, gửi trọn yêu thương” khi mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến.

Ngày Quốc tế Phụ nữ tràn ngập niềm vui tại Vedan Việt Nam

Ngoan Nguyễn |

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 là một dịp vô cùng đặc biệt để tôn vinh “một nửa của thế giới”. Hằng năm, cứ đến ngày này, không khí rộn ràng, vui tươi của Hội thi nấu ăn, cắm hoa, nhảy dây… lan tỏa khắp các phòng ban công ty CPHH Vedan Việt Nam. Năm nay mặc dù các hoạt động của Hội thi không được tổ chức do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng Công ty và Công đoàn cơ sở Vedan Việt Nam cũng không quên dành tặng những phần quà ý nghĩa đến hơn 600 chị em phụ nữ đang làm việc tại công ty.

Những nhà khoa học nữ tuyên chiến với các loại virus

Thùy Linh |

Tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) được Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho những đóng góp to lớn với các công trình nghiên cứu phục vụ phòng chống các dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm, phát triển vắc xin cúm, kiểm soát virus cúm… Đây là món quà vinh dự với nhóm các nhà khoa học nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Thiếu vắng hoạt động nghệ thuật ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 do dịch COVID-19

TUẤN ĐẠT |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, dịp Quốc tế Phụ nữ năm nay không có nhiều hoạt động văn hóa giải trí sôi động, thiếu vắng những chương trình hấp dẫn hoặc chỉ tổ chức trong một quy mô nhỏ, hạn chế số lượng người tham gia.

Tây Ninh: CĐCS tặng quà cho 1.250 nữ đoàn viên nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Quốc Tiến |

Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 (8.3.1910 - 8.3.2021), ngày 4.3.2021, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công TNHH Dệt sợi Continental (có trụ sở đóng tại Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) đã tổ chức trao tặng 1.250 phần quà cho nữ đoàn viên, công nhân lao động công ty.

BIC ưu đãi 20% phí bảo hiểm sức khỏe nhân ngày Quốc tế phụ nữ

Hải Minh |

Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Ưu đãi ngập tràn, gửi trọn yêu thương” khi mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến.

Ngày Quốc tế Phụ nữ tràn ngập niềm vui tại Vedan Việt Nam

Ngoan Nguyễn |

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 là một dịp vô cùng đặc biệt để tôn vinh “một nửa của thế giới”. Hằng năm, cứ đến ngày này, không khí rộn ràng, vui tươi của Hội thi nấu ăn, cắm hoa, nhảy dây… lan tỏa khắp các phòng ban công ty CPHH Vedan Việt Nam. Năm nay mặc dù các hoạt động của Hội thi không được tổ chức do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng Công ty và Công đoàn cơ sở Vedan Việt Nam cũng không quên dành tặng những phần quà ý nghĩa đến hơn 600 chị em phụ nữ đang làm việc tại công ty.

Những nhà khoa học nữ tuyên chiến với các loại virus

Thùy Linh |

Tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) được Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho những đóng góp to lớn với các công trình nghiên cứu phục vụ phòng chống các dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm, phát triển vắc xin cúm, kiểm soát virus cúm… Đây là món quà vinh dự với nhóm các nhà khoa học nữ nhân dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.