APEC: Bệ phóng cho du lịch chất lượng cao Đà Nẵng

thùy trang |

“Tuần lễ cấp cao (TLCC) APEC 2017 được xem là một thử thách lớn đối với Đà Nẵng và thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đón tiếp hơn 13.000 đại biểu cùng các lãnh đạo từ 21 nền kinh tế. 

Qua đó khẳng định được năng lực tổ chức một sự kiện mang tầm thế giới. Đó chính là bệ phóng của du lịch Đà Nẵng, hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao trong tương lai” - ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ với chúng tôi.

APEC 2017 đã diễn ra thành công tốt đẹp mà trong đó Đà Nẵng với vai trò là chủ nhà trong sự kiện TLCC đã đóng góp một phần không nhỏ. Không chỉ vậy, APEC còn là dịp cho thành phố du lịch miền Trung quảng bá thương hiệu, tạo động lực phát triển. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi thêm cùng ông Nguyễn Xuân Bình về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế này về cơ hội cho Du lịch Đà Nẵng từ sự kiện APEC vừa qua?

Có thể khẳng định, đây là cơ hội vàng để Đà Nẵng quảng bá về hình ảnh, dịch vụ du lịch của thành phố. TLCC APEC được xem như là một bước ngoặt bởi đây là sự kiện lớn nhất mà Việt Nam tổ chức, tiếp đón các nguyên thủ từ những nền kinh tế lớn. Đi kèm đó là nhiều thách thức và cả nhưng cơ hội. Chúng ta đã tổ chức thành công, thách thức đã qua và nay, APEC là bệ phóng cho kinh tế xã hội của cả nước.

Vì vậy, cùng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, du lịch Đà Nẵng phải tận dụng cơ hội này để thực hiện công tác truyền thông. Sau TLCC APEC, hình ảnh của Đà Nẵng đã rất tốt đẹp trong mắt bạn bè du khách qua những lời nhận xét đánh giá tích cực của các CEO, các lãnh đạo cao cấp. Đây là những điều không dễ gì có được. Chúng ta phải tận dụng để quảng bá.

Đánh giá tổng quan của Sở Du lịch như thế nào về lượng khách cũng như sự trải nghiệm các dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong TLCC APEC?

Trong TLCC APEC, Đà Nẵng ước đón 13.000 đại biểu, quan chức cấp cao đến từ 21 nền kinh tế lớn của thế giới. Cần hiểu rõ rằng, mặc dù mục đích chính của các đại biểu là tham dự những sự kiện của APEC, tuy nhiên bên cạnh đó họ vẫn dành thời gian tham quan, trải nghiệm ăn uống.

Các đại biểu, những quan chức cấp cao hay phóng viên báo chí đến Đà Nẵng đều dành thời gian du lịch, tìm hiểu văn hoá của địa phương dù ít dù nhiều. Ngủ một đêm ở khách sạn thì đã được gọi là trải nghiệm dịch vụ du lịch Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, có thể thấy, sức mua của các dịch vụ du lịch thành phố cũng tăng cao từ việc các đại biểu cấp cao lưu trú khách sạn 4 - 5 sao, sử dụng dịch vụ chất lượng cao và kể cả mua các sản phẩm chất lượng cao làm lưu niệm. Vì vậy có thể nói, APEC không chỉ là những họp bàn mà nó còn tác động đến rất nhiều lĩnh vực của xã hội Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng khi được chọn là chủ nhà của TLCC mà trong đó, nổi bật lên là ngành du lịch.

Nhiều người nhận định, Đà Nẵng đang có sức bật lớn, vậy cụ thể là như thế nào thưa ông?

Từ năm 2008 Đà Nẵng liên tục tổ chức các sự kiện và đến năm 2016 vừa qua chúng ta bình chọn là điểm đến sự kiện hàng đầu Châu Á. Năm 2017, APEC là sự kiện lớn của thế giới. Đà Nẵng với vị thế là chủ nhà của TLCC APEC đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, qua đó khẳng định được khả năng tổ chức, tạo ra cơ hội cho Đà Nẵng hướng phát triển du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo. Đó chính là sức bật của ngành trong việc định hướng phát triển du lịch chất lượng cao.

Chúng ta đang có cơ sở về hạ tầng vừa được đầu tư, có trung tâm hội nghị lớn, các khu nghỉ dưỡng 5 sao được xây dựng sẵn sàng đáp ứng cho các hội nghị quốc tế. Bên cạnh đó, năng lực, tay nghề của đội ngũ lao động tại Đà Nẵng trong lĩnh vực du lịch đã được trải nghiệm một cuộc thử thách là APEC vừa qua. Khi đã vượt qua được rồi họ đang rất tự tin để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác.

Từ bệ phóng này Đà Nẵng sẽ có kế hoạch gì trong tương lai?

Đà Nẵng cần tính toán để có hướng đi mang tính khác biệt để cạnh tranh với những địa điểm này. Riêng về hình thức du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo kết hợp với nghỉ dưỡng chất lượng cao đã được Sở Du lịch Đà Nẵng tham mưu cho thành phố những năm nay.

Chúng ta cần tận dụng tất cả những yếu tố trên cùng với con người, cơ chế chính sách, sự ủng hộ của doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tính toán phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với Huế và Quảng Nam. Mỗi địa phương có thế mạnh để thu hút và tạo sức bật cho cả vùng.

Các du khách đến đây dự hội nghị, hội thảo là các tri thức, học giả, những nhà chuyên môn. Thông qua các hội thảo, Đà Nẵng trở nên năng động và có một vị trí cao trong đánh giá của du khách quốc tế.

Tại TLCC APEC vừa qua, việc lưu trú của các đại biểu được xem là rất quan trọng. Vậy TP. Đà Nẵng đã làm những gì để thực hiện tốt nhiệm vụ này?

Điều lo lắng nhất chính là tiến độ của các công trình và chất lượng phục vụ vì khách đều là những quan chức cấp cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực từ cả chính quyền và doanh nghiệp, các nhà thầu đã hoàn thành các trung tâm hội nghị, nơi chiêu đãi yến tiệc xong đúng tiến độ.

Còn về vấn đề phục vụ, Sở Du lịch đã tổ chức trên 30 cuộc tập huấn cho toàn bộ các tình nguyện viên, liên lạc viên, nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, kể cả các cán bộ công chức viên chức. Chưa kể là tại các địa điểm lưu trú, các doanh nghiệp còn tổ chức riêng nhiều đợt tập huấn khác.

Bên cạnh đó, cần kể đến sự ảnh hưởng của thời tiết, dù đây là vấn đề khách quan nhưng may mắn là ngay chính lúc khó khăn đó, toàn dân và quân của thành phố đã chung tay góp sức để dọn dẹp thành phố giữa mưa gió, không kể ngày nghỉ để kịp đón APEC là một hình ảnh rất đẹp của Đà Nẵng. Tôi tin người dân cả nước và bạn bè quốc tế đều nhìn thấy được những nỗ lực này của thành phố.

Để tránh tình trạng trước những sự kiện lớn chúng ta đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng nhưng sau sự kiện thì lại bỏ phí, không sử dụng hay rất ít dùng. Trong khi đó, cũng sẽ rất khó để lấp đầy lượng khách lớn cho các khu nghỉ dưỡng hạng sang, vậy Sở Du lịch có định hướng nào để đồng hành với các doanh nghiệp?

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng, kể cả đường sá để phục vụ sự kiện chung của quốc gia. Thành công của sự kiện chỉ là sự khởi đầu, việc làm thế nào để phát huy được giá trị của các công trình của doanh nghiệp và cả những công trình thành phố đầu tư là bài toán lớn mà tôi cho rằng cả doanh nghiệp và thành phố sẽ phải phối hợp để khai thác các sản phẩm theo hướng tập trung vào du lịch chất lượng cao như đã nói.

Ví dụ như cung hội nghị tổ chức các sự kiện sẽ vẫn phải tiếp tục phục vụ các sự kiện tương tự vì chức năng của nó là như vậy và nơi đó có thể làm rất tốt. APEC vừa qua đã khẳng định được điều này.

Ngành du lịch cũng phát triển theo hướng đó để giúp đỡ cho doanh nghiệp. Chúng ta cũng phải phát huy nguồn nhân lực đã vượt qua được thử thách APEC, tránh tình trạng ngắt quãng. Lãnh đạo thành phố cũng đã thấy được vấn đề này và cũng đã có những chỉ đạo với ngành.

Ngay sau APEC thì Đà Nẵng cũng đã tổ chức thành công Hội nghị golf Châu Á Thái Bình Dương (APGS 2017). Thành phố cũng đang xúc tiến các sự kiện về chính trị, văn hoá, thể thao, văn hoá đưa về Đà Nẵng sẽ góp phần tận dụng được các hạ tầng chúng ta đang có.

Việc phát triển nóng về du lịch đang khiến Đà Nẵng bộc lộ những điểm chưa được như quản lý hướng dẫn viên du lịch nước ngoài, vấn đề môi trường, bãi đỗ xe. Ông nghĩ sao về điều này?

Từ định hướng phát triển du lịch chất lượng cao thì yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng sẽ cao hơn. Ví dụ như yêu cầu về sử dụng nguồn nước, vấn đề xử lý nước thải.

Khi xây dựng khách sạn từ 3 đến 5 sao, các yêu cầu và tiêu chuẩn về đánh giá tác động môi trường cũng sẽ khắt khe hơn. Du lịch phát triển thì chất lượng hạ tầng phải đi theo để đáp ứng được cho phân khúc chất lượng cao.

Riêng về vấn đề môi trường, đây không chỉ là mối quan tâm của ngành du lịch mà còn là của việc phát triển hạ tầng, định hướng lâu dài của thành phố. Đà Nẵng muốn phát triển thì phải khắc phục được những điều này càng sớm càng tốt và cần sự vào cuộc của tất cả các ngành với một tầm nhìn đủ xa và làm nhanh nhất!

Xin cảm ơn ông!

thùy trang
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.