Âm nhạc phản chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam

lê tùng |

Trong những năm 1960, một số nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc đã lên tiếng chống lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Mỹ, đồng thời ca ngợi hòa bình và tình yêu, đặc biệt là khi tỉ lệ ủng hộ cuộc chiến của người dân Mỹ ngày càng giảm sút. Khi sự đồng thuận của đông đảo công chúng Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam bắt đầu đi xuống trong nửa cuối những năm 1960, các nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng đã bắt đầu thu âm các bài hát phản kháng lại chiến tranh và dần dần trở thành một phương thức đấu tranh kiểu mới.

Điểm khởi đầu đó là khi nghệ sĩ nhạc folk nổi tiếng Bob Dylan thu âm ca khúc “The Times They Are A-Changin”. Ca khúc được viết vào năm 1963, ngay trước khi trào lưu phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam bắt đầu lan rộng. Bài hát có giai điệu đơn giản trên nền nhạc guitar acoustic của Dylan và tiếng kèn harmonica. Trong bài hát có đoạn “There’s a battle outside/ and it’s ragin’/ it’ll soon shake your windows/ rattle your walls” (Tạm dịch: “Có một cuộc chiến ở ngoài kia/ và nó thật dữ dội/ nó sẽ khiến những cánh cửa và bức tường ngôi nhà bạn rung lên bần bật”). Đây giống như một lời tiên đoán trước về sự khốc liệt và mất mát mà người Mỹ sẽ phải gánh chịu sau này trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Dylan tiếp tục lời ca của mình: “Come mothers and fathers/ throughout the land/ and don’t criticize/ what you can’t understand/ your sons and daughters are beyond your command”. (“Các ông bố bà mẹ trên khắp đất nước này hãy đến và xem/ và đừng chỉ trích những gì mà mình không biết/ những người con của các vị đã không còn nằm trong sự chỉ bảo của các vị nữa rồi”). Nếu chỉ nghe thoáng qua, dường như Dylan đang cầu xin công chúng đừng quan tâm đến cuộc chiến tranh. Nhưng thực tế, ông đang cố gắng hướng người nghe đến một vấn đề khác. Ẩn sau những lời ca đó là sự rối ren, thất vọng, và giận dữ trước cảnh những người thanh niên trẻ tuổi trên khắp mọi miền tổ quốc đã phải rời xa cha mẹ mình để tham gia vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Ba năm sau, vào năm 1966, hai nhóm rock nổi tiếng Jefferson Airplane và Mystery Trend cũng đã cho ra mắt một áp phích phản chiến liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này diễn ra tại một vũ hội từ thiện tổ chức ở Đại học California tại Berkeley vào ngày 25.3.1966. Tấm áp phích lớn có nội dung phản chiến được treo giữa trung tâm. Bức tranh được vẽ trên ba gam màu: Đỏ, trắng và đen, trong đó là hình ảnh những người lính đội mũ sắt, cầm súng máy đang cố chạy trốn các vụ nổ gây ra bởi máy bay ném bom từ trên cao. Ở phía trên cùng, dòng chữ “Việt Nam” được viết bằng phông chữ hay dùng trong quân đội có thể được nhìn thấy rõ ràng. Bên dưới dòng chữ “Việt Nam” là dòng chữ “Hòa bình” được viết nguệch ngoạc bằng màu trắng.

Cho dù không sử dụng nhiều màu sắc trong áp phích, họ vẫn khiến người xem cảm nhận được sự tàn bạo của chiến tranh bằng việc sử dụng màu nền đỏ như máu và màu trắng cho hình ảnh những người lính. Những từ tô đậm, được mượn ý tưởng từ các poster Psychedelic rock mang ý nghĩa như thông điệp chủ đạo của bức tranh, với mong muốn cuộc chiến tranh Việt Nam sớm kết thúc. Với hy vọng thu hút được đại bộ phận công chúng, các nhà tổ chức đã cố gắng mời các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia để tạo nên những ảnh hưởng nhất định trong nỗ lực chống lại cuộc chiến vào những năm 1960.

Tiếp đó, John Lennon, cựu thành viên nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles, đã thu âm ca khúc mang tên “Give Peace a Chance” vào năm 1969. Được thu âm trên nền guitar của Lennon và tiếng trống tambourine, cùng với lời hát và tiếng vỗ tay của nhiều người, bài hát khiến mọi người phải suy ngẫm khi lắng nghe đoạn điệp khúc chính “Give Peace a Chance”.

Trong khi nhiều bài hát gây tranh cãi bằng lời lẽ và cách tiếp cận, John Lennon đã ám chỉ đến những yếu tố quan trọng khác đằng sau cuộc chiến, tương tự như Bob Dylan đã làm trước đây. Một câu hát trong đó đã gợi ý đến sự cấp thiết của Liên Hiệp Quốc phải chấm dứt chiến tranh, đó là: “Regulation, integrations/meditations, United Nations/Congratulations” (“Sự điều chỉnh, sự hòa hợp, sự nghĩ suy/ Xin chúc mừng Liên Hiệp Quốc”). Bài hát là một sự phản kháng hiệu quả và khéo léo khi tất cả mọi người đều cất cao giọng hát trong sự hòa hợp, thể hiện chung ý nguyện mong muốn cuộc chiến tranh Việt Nam sớm chấm dứt và hòa bình sẽ được lập lại. Về bản chất, đây có lẽ là ca khúc phản chiến đơn giản nhất nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc nhất vào cuối những năm 1960.

Ngoài ra, lễ hội âm nhạc Woodstock tổ chức vào tháng 8.1969 cũng có thể coi là sự kiện âm nhạc có ảnh hưởng lớn nhất trong việc truyền bá thông điệp về hòa bình vào cuối thập niên này. Được biết đến như “Ba ngày dành cho hòa bình và âm nhạc”, sự kiện này đã thu hút một lượng khán giả khổng lồ, chủ yếu là do sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ nhạc rock nổi tiếng. Dấu ấn lớn nhất tại Woodstock’69 có lẽ là màn solo guitar bài hát quốc ca Mỹ “The Star Spangled Banner” của tay guitar hàng đấu thế giới lúc bây giờ, Jimi Hendrix. Mặc dù màn trình diễn chỉ kéo dài chưa đầy năm phút, nhưng Jimi Hendrix đã phô diễn được những kỹ thuật tinh túy và phức tạp nhất với cây guitar của mình. Với kỹ thuật siêu việt và cây guitar của mình, Jimi Hendrix đã gửi thông điệp chống lại cuộc chiến tranh một cách rõ ràng tới hàng vạn khán giả tham gia.

Một trong những ca khúc phản chiến cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn này là “War” của ca sĩ nhạc soul Edwin Starr. “War” đã đưa người nghe đến với sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam bằng những giai điệu đơn giản dễ nhớ nhưng cũng rất đanh thép. Viết vào năm 1969, đây có lẽ là bài hát phản đối chiến tranh một cách rõ ràng và trực diện nhất từng được thu âm. Bài hát, là sự kết hợp giữa những tiếng hét của Starr và sự thay đổi nhịp điệu đột ngột, dường như đang mô tả lại cuộc chiến theo một cách vô cùng chân thực. Mở đầu bài hát là câu hỏi mà câu hỏi mà có lẽ con người đã đặt ra từ hàng ngàn năm nay: “War, huh, yeah/ What is it good for/ Absolutely nothing” (“Chiến tranh ư?/ Liệu điều đó có tốt không?/ Hiển nhiên nó là vô nghĩa”). Trong khi nhiều bài hát phản đối chiến tranh ở Việt Nam được viết theo xu hướng nhạc rock, “War” đã đi theo một hướng khác khi được viết dựa trên dòng nhạc Motown. Và dần theo xu thế này, các bài hát phản chiến không chỉ được sáng tác theo phong cách rock mà vẫn có thể sáng tác theo những phong cách âm nhạc khác, và vẫn để lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với người nghe.

Rất nhiều ca khúc phổ biến trong những năm 1960 được viết ra như một hình thức bày tỏ sự phản kháng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Rất nhiều nghệ sĩ âm nhạc có ảnh hưởng lúc bấy giờ đã sử dụng tài năng của mình để thu hút được quần chúng cùng tham gia phản chiến. Điều này được thể hiện qua “The Times They Are A-Changin” của Bob Dylan, Áp phích phản chiến tại buổi hòa nhạc ở Berkeley, “Give Peace A Chance” của John Lennon, “Star Spangled Banner” của Jimi Hendrix tại Woodstock, và “War” của Edwin Starr. Và không chỉ có âm nhạc là phương tiện trực tiếp phản kháng chiến tranh, không khí tràn ngập yêu thương và hòa bình, đặc biệt là trong lễ hội Woodstock cũng đã chiếm trọn con tim và lý trí của công chúng.

Những áp phích quảng cáo cho các nghệ sĩ và âm nhạc phản chiến đã tạo nên những ấn tượng trực tiếp và mạnh mẽ đến những người yêu chuộng hòa bình và chống lại chiến tranh. Các video clip cũng đã cho khán giả biết được nghệ sĩ chơi bài hát của họ như nào và phản ứng của khán giả ra sao. Trong khi giai điệu hấp dẫn có thể thu hút sự chú ý của người nghe, thì lời bài hát cũng đã đánh thức tâm trí một thế hệ “vỡ mộng” của nước Mỹ. Và bằng nhiều cách khác nhau, âm nhạc và văn hóa những năm 1960 sẽ được nhớ đến như là những đại diện đi đầu trong việc thức tỉnh những con tim yêu chuộng hòa bình chống lại chiến tranh đẫm máu.

lê tùng
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.