Lao Động cuối tuần

Thế hệ trẻ - thế hệ tiên phong

Linh Anh |

Trong một lần tham gia hội đồng tuyển dụng của cơ quan, tôi có đặt câu hỏi với một ứng viên thuộc thế hệ gen Z, sinh năm 2000, rằng: “Em mong muốn được làm việc ở môi trường như thế nào?”. Bản trẻ đó không cần suy nghĩ, trả lời ngay rằng: “Em cần một nơi làm việc có lương cao, môi trường năng động, sáng tạo, áp lực công việc không quá nhiều, có thời gian chăm sóc bản thân và các sở thích cá nhân”. “Vậy em có gì?”. “Em có tuổi trẻ, kiến thức, ước mơ”...

Lý Tự Trọng, người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên

Kim Sơn |

Cách đây 93 năm, người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng tuyên bố trước tòa án thực dân: "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác". Câu nói nổi tiếng của Lý Tự Trọng đã thắp lên ngọn lửa thôi thúc để bao thế hệ thanh niên cùng nhau đứng lên đấu tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc; trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ ngày nay nêu cao tinh thần trong xây dựng, kiến thiết đất nước.

DK1 - Hành trình tuổi trẻ

Ghi chép của Trần Tuấn |

Trong chuyến hải trình mang Tết đến các nhà giàn DK1, phóng viên Báo Lao Động gặp nhiều người trẻ. Họ là những chiến sĩ mới ra nhà giàn nhận nhiệm vụ hay những nhà báo, phóng viên lần đầu tham gia vào chuyến đi đặc biệt, kéo dài 15 ngày trên biển. Tất cả đều tràn đầy tình yêu, cùng sự quyết tâm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà: Đoàn viên, thanh niên là “một bộ lọc” giúp chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan”

anh trang (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có buổi trò chuyện với Hoa hậu Đỗ Thị Hà khi cô vừa trở về từ Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tổ chức tại Nga. Cuộc trò chuyện xoay quanh sứ mệnh, vai trò của người trẻ giữa cuộc sống hội nhập như vũ bão, đặc biệt với những người trẻ có "thương hiệu" như Đỗ Thị Hà.

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nguyễn Hữu Mạnh |

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt choắt", thậm chí thuộc cả bài “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có câu thơ gắn với địa danh Đồn Mang Cá: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”.

Diễn viên Thái Sơn: Tôi chưa dám nghĩ tới việc được đóng Bắc Đẩu ở “Táo Quân”

huyền chi (thực hiện) |

“Gặp nhau cuối năm - Táo Quân” được ví như “đặc sản” đêm giao thừa, nhiều năm nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ khán giả. “Táo Quân” phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội trong một năm qua góc nhìn hài hước và châm biếm. Khi sân khấu “Táo Quân” vắng bóng NSND Công Lý do vấn đề sức khỏe, khán giả nhắc đến nhiều gương mặt có tiềm năng đảm nhận vai Bắc Đẩu, trong đó có diễn viên Thái Sơn.

Nơi hội tụ tâm linh trong lòng Hà Nội

Kim Sơn |

Mùa Xuân là mùa diễn ra của nhiều lễ hội lớn của người Việt. Với nhân dân Thủ đô Hà Nội, Thăng Long tứ trấn, bao gồm bốn ngôi đền thờ các vị thần bảo hộ cho kinh thành xưa gồm phía Đông có đền Bạch Mã, phía Tây có đền Voi Phục, phía Nam có đền Kim Liên và phía Bắc có đền Quán Thánh là những địa chỉ thu hút rất nhiều khách thập phương viếng thăm nhân dịp Tết đến Xuân về.

Thương hiệu của sự tử tế

Hà Quyên |

Ở Việt Nam, hiếm có một chương trình vì cộng đồng tạo được thương hiệu ấn tượng như “Trái tim cho em”. Nếu hỏi ai đó về chương trình mổ tim miễn phí cho trẻ em, người ta sẽ nhắc ngay tới “Trái tim cho em”, nhắc tới những điều tốt đẹp, gieo hy vọng sống của những đứa trẻ không may mắc phải bệnh tim bẩm sinh. 15 năm là một chặng đường dài, đủ để những người làm chương trình cảm thấy tự hào, khi gây dựng nên một thương hiệu của sự tử tế.

Cán bộ Công đoàn cơ sở phải xác định được vị trí trong từng điều kiện rõ ràng

thu trà (thực hiện) |

Ở Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, ông Phan Thanh Hải là Chủ tịch Công đoàn cơ sở nên cũng đảm nhiệm vị trí quan trọng trong Hội đồng khen thưởng kỷ luật của công ty; Hội đồng An toàn vệ sinh lao động của nhà máy; Ban tổ chức các chế độ phúc lợi hàng năm... Là cán bộ kiêm nhiệm nhưng ông Hải lúc nào cũng trăn trở, tìm mọi giải pháp để đảm bảo, nâng cao quyền lợi cho đoàn viên, người lao động song vẫn đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.

Đằng sau cánh cửa phòng truyền thống Báo Lao Động

Nguyễn Hà - Tuấn Anh |

Mỗi khi đặt chân vào phòng truyền thống của tờ báo bước sang tuổi 95, chúng tôi luôn cảm thấy trong mình dâng lên một niềm tự hào khôn xiết. Đó là hành trình có máu, có mồ hôi, nước mắt, công sức của biết bao nhiêu con người để tờ Báo Lao Động vững vàng vị trí, tâm thế như ngày hôm nay.

Cùng Báo Lao Động lên rừng xuống biển

Tản mạn của Vĩnh Quyền |

Lý do các anh ở tòa soạn Lao Động Chủ nhật đặt vấn đề tôi về báo hẳn là do đọc phóng sự/bút ký của tôi trên Văn nghệ, Sông Hương, Đất Quảng... Còn tôi nhận lời bởi nhiều lý do: Được lên rừng xuống biển, được viết phóng sự/ bút ký yêu thích, và lương mới cao gấp ba so lương hiện có. Lao Động Chủ nhật bấy giờ, 1990, là tờ báo sang trọng: Offset 4 màu khổ lớn đầu tiên ở Việt Nam và phát hành mỗi số trên 80 nghìn bản.

Báo Lao Động: Vững vàng số 1 - Khát vọng 100 năm

Linh Anh |

Ngay dưới măng - sét tờ báo in Lao Động ra mỗi ngày, có một hàng chữ ngay ngắn: “Tờ báo số một bảo vệ quyền lợi người lao động”.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và sự cố kết cộng đồng

ts. Nguyễn Hữu Mạnh |

Trên thế giới có nhiều tộc người, nhiều quốc gia thờ cúng tổ tiên ở các mức độ và dạng thức khác nhau, nhưng thờ cúng Hùng Vương dưới dạng thờ Quốc Tổ thì chỉ có ở người Việt và ở Việt Nam.

"Cha truyền con nối" nghệ thuật thêu cung đình

Bài và ảnh: Minh Ánh - hải nguyễn |

Trải qua nhiều thập niên cống hiến với nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi trở thành “kho từ điển sống” về trang phục cung đình. Tiếp nối truyền thống của gia đình, ông Giỏi đang cống hiến cho nghệ thuật thêu phục dựng và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề cho con trai của mình.

Người trẻ với đam mê đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Thanh Hằng |

Ẩm thực luôn mang trong mình nội hàm văn hóa, khi gọi tên món ăn hoặc thức uống, người ta có thể nhận ra đó là đất nước nào. Những năm gần đây, món Việt ngày càng được chào đón với các thực khách yêu ăn uống trên thế giới. Để có được sự yêu mến như vậy, một phần nhờ vào công sức của thế hệ trẻ tài hoa, sáng tạo và nhiệt huyết, ngày đêm miệt mài quảng bá tinh hoa ẩm thực Việt khắp năm châu.

Hà Lệ Diễm và ước mong được kể những câu chuyện về đất nước mình

Đặng Thu Hà - Việt Văn |

“Những đứa trẻ trong sương” - có thể coi là một trong những điểm nhấn tiêu biểu nhất của Điện ảnh Việt Nam năm 2023. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 ở Đà Lạt, bộ phim tài liệu dài của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã nhận được cú đúp giải thưởng: Bông sen Vàng dành cho “Đạo diễn xuất sắc nhất” và “Phim tài liệu xuất sắc nhất”.

Đạo diễn Lương Đình Dũng: “Đã làm phim lịch sử thì nên tôn trọng lịch sử”

việt văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng được công chúng điện ảnh biết đến với nhiều vai trò: Đạo diễn - Biên kịch - Nhà sản xuất. Lương Đình Dũng sinh tại Tuyên Quang, được đào tạo chính quy từ trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Anh từng là cố vấn về phim Điện ảnh tại Liên hoan phim Quốc tế (LHP) Tallinn Black Nights (Top 14 LHP Hạng A thế giới), Giám khảo phim truyện - LHP quốc gia Việt Nam lần thứ 22, Giám khảo phim truyện - LHP quốc tế Pune lần thứ 19 (Ấn Độ) và Giám khảo phim truyện - LHP quốc tế Hà Nội lần thứ 6 (Haniff). Anh đã gặt hái nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, và hiện đang có dự án làm phim lịch sử “Anh hùng”.

Á hậu Hoa hậu Việt Nam 2018 - Phương Nga: Danh hiệu không giúp người đẹp đổi đời

hoàng trang (thực hiện) |

Năm 2023 đánh dấu cột mốc về sự bùng nổ của các cuộc thi sắc đẹp và khi được tổ chức ồ ạt sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như chất lượng thí sinh, những tranh cãi, sự cố... khiến giá trị về cái đẹp bị lung lay.

10 năm "Tết Sum vầy" mang sự đoàn viên đến với người lao động

linh nguyên |

Tết Giáp Thìn năm 2024, chương trình "Tết Sum vầy" đã đi qua chặng đường 10 năm đến với người lao động và hiện diện ngày một rõ nét trong đời sống xã hội. Từ sáng kiến của Báo Lao Động, “Tết Sum vầy” được tổ chức trong toàn quốc, đem lại niềm vui cho hàng chục triệu lượt đoàn viên, người lao động.

Rồng triều Nguyễn không chỉ là biểu tượng của vương quyền

Tường Minh |

Trong nghệ thuật và kiến trúc thời Nguyễn, con rồng không phải là vật sở hữu của riêng nhà vua hay hoàng gia. Con rồng thời nay đã vượt khỏi chốn cung cấm mà góp mặt ở hầu khắp các đình chùa, đền miếu nơi thôn dã.